Vi khuẩn ‘cứng đầu’ nhất thế giới, chống lại cả phóng xạ
Deinococcus radiodurans được ghi danh trong sách kỷ lục Guinness thế giới là “ vi khuẩn sống dai nhất hành tinh”.
Vi khuẩn “ cứng đầu nhất” Deinococcus radiodurans dưới kính hiển vi. Ảnh: Wikimedia Commons
Các nhà khoa học đã tìm ra loại vi khuẩn Deinococcus radiodurans cách đây khoảng 70 năm, sau khi tiến hành kiểm tra một lon thịt xay bị hỏng mặc dù đã được khử trùng bằng cách tiếp xúc với liều lượng khoảng 1 triệu đơn vị phóng xạ.
Nhiều nghiên cứu sau đó chỉ ra rằng loại vi khuẩn hình cầu màu đỏ và nhỏ bé này có thể chịu được lượng phóng xạ gấp 10.000 lần lượng phóng xạ đủ để giết chết con người, nhờ vào khả năng sửa chữa các đứt gãy chuỗi DNA chỉ trong vài giờ.
Ông Michael Daly tại Đại học Bang Montana (Mỹ) chia sẻ với trang Science Daily: “DNA của nó bị hư hỏng nặng ở mức 1,7 triệu đơn vị phóng xạ, phân nhỏ thành nhiều phần. Có từ 1.000 đến 2.000 đoạn DNA trên mỗi tế bào, nhưng tất cả chúng sẽ được cố định lại sau khoảng 24 giờ”.
Nhưng phóng xạ vẫn chưa phải thứ duy nhất mà Deinococcus radiodurans đánh bại. Qua nhiều năm, các nhà khoa học phát hiện ra rằng nó có thể tồn tại trong điều kiện hạn hán kéo dài, hay như thiếu hoàn toàn chất dinh dưỡng, hoặc nhiệt độ khắc nghiệt và thậm chí là trên không gian vũ trụ.
Vào tháng 8/2020, nghiên cứu được thực hiện trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã phát hiện rằng vi khuẩn Deinococcus radiodurans có thể tồn tại trong vũ trụ ít nhất ba năm. Nhiều người tin rằng khám phá này đã củng cố về “panspermia” – giả thuyết cho rằng sự sống tồn tại khắp vũ trụ và được phân bổ theo những cách khác nhau.
Bà Anne Kinney, Giám đốc Chương trình tìm kiếm nguồn gốc và hệ thống hành tinh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), cho biết: “Chúng ta có thể là thế hệ khám phá được nguồn gốc của sự sống. Liệu rằng chúng ta có phải là trung tâm của vũ trụ hay không?”.
Khả năng chịu đựng trong môi trường khắc nghiệt và tự phục hồi sau đó của Deinococcus radiodurans đã trở thành mục tiêu nghiên cứu rộng rãi. Giới sinh vật học hy vọng có thể vận dụng cơ chế vượt trội của chủng vi khuẩn này để giúp con người chống lại bức xạ tốt hơn hoặc để xử lý chất thải độc hại.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định môi trường sống tự nhiên của Deinococcus radiodurans là gì, vì nó đã được tìm thấy tại vô số môi trường, kể cả trong phân voi và đá granit ở Nam Cực.
Nhiều thập kỷ sau khi được phát hiện, Deinococcus radiodurans vẫn giữ vững kỷ lục Guinness cho loại “vi khuẩn sống dai nhất thế giới”. Nó cũng được coi là sinh vật có khả năng kháng thuốc tốt nhất từng được phát hiện.
Leo lên đỉnh núi cao nhất thế giới để ... uống trà
Nhà thám hiểm người Mỹ đã thực hiện ý tưởng táo bạo khi leo lên núi cao nhất thế giới và cùng bạn bè tổ chức uống trà, ăn bánh giữa cơn bão tuyết.
Uống trà trên đỉnh núi cao là một trải nghiệm vô cùng thú vị khiến nhiều người mê mẩn. Vì thú vui này không ít người sẵn sàng leo lên đỉnh núi cao nhất thế giới để tận hưởng điều mà chỉ ít người làm được.
Uống trà ở nơi cao nhất thế giới có gì đặc biệt
Nhà thám hiểm đến từ thành phố Seattle, Washington, Mỹ vừa được trao kỷ lục Guinness thế giới vì tổ chức một buổi thưởng trà cùng bạn bè trên núi Everest, nóc nhà thế giới.
Andrew Hughes và những người bạn đã tổ chức bữa tiệc trà và đồ ăn nhẹ ở nơi cao nhất thế giới. Họ cùng nhau uống trà và ăn đồ ăn nhẹ ở độ cao khoảng 6.496 mét so với mực nước biển, trên Trại 2, núi Everest.
Nhà thám hiểm đến từ Seattle cho biết: "Mọi đứa trẻ lớn lên đều ít nhất một lần xem qua cuốn sách Kỷ lục thế giới và ước một ngày nào đó mình có tên trong đó. Tôi chắc chắn là một đứa trẻ như vậy."
Bữa tiệc trà đặc biệt được tổ chức vào ngày 5/5/2021, song đến tháng 3/2022 mới được Tổ chức kỷ lục Guinness thế giới công nhận kỷ lục.
Andrew Hughes chia sẻ rằng anh có ý tưởng tổ chức buổi uống trà trên đỉnh núi cao vào thời gian đầu xuất hiện đại dịch, bị hạn chế đi lại và không thể thực hiện các chuyến thám hiểm. Thời gian khoá máy khiến anh nhận ra rằng bản thân luôn cần đến bạn bè và những bữa tiệc vui vẻ cùng họ.
Andrew Hughes nói: "Sự chia sẻ là những điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời này".
Để tổ chức bữa tiệc trà tưởng như đơn giản này, nhóm của Andrew Hughes đã phải vượt qua chặng đường khó khăn. Họ phải chính phục đỉnh núi cao nhất thế giới, đường đi phức tạp và phải mang vác nhiều đồ vượt qua chặng đường khó khăn, trong đó phải vượt qua thác băng Khumbu nguy hiểm.
Andrew Hughes chia sẻ rằng sự phức tạp tăng thêm khi họ phải đối mặt với trận tuyết lớn vào ngày dự kiến tổ chức sự kiện. Với đôi bàn tay lạnh giá, các nhà thám hiểm phải đặt mọi thứ vào chỗ bằng phẳng, đặt bàn ăn trong khi tuyết rơi dày. Xung quanh chỗ ngồi, thậm chí ngay trên mặt bàn cũng phủ đầy tuyết trắng.
"Kỷ lục này không chỉ có ý nghĩa rất lớn đối với tôi mà còn đối với tất cả những ai đã tham gia ngày hôm đó. Đây sẽ mãi mãi một khoảnh khắc bất tử và trải nghiệm không thể nào quên trong cuộc đời tôi", Andrew Hughes nói.
Tận mục sở thị chiếc xe ô tô dài nhất thế giới, hơn 30 mét Chiếc xe siêu limousine có tên 'giấc mơ Mỹ' chế tạo năm 1986 đã được phục chế dài hơn 30 mét và đã sẵn sàng hành trình. Chiếc xe limousine với chiều dài 30,54 mét đã phá vỡ danh hiệu kỷ lục của chính nó lập vào năm 1986 sau khi được phục chế. Tận mục sở thị chiếc xe ô tô dài...