Vì đâu Nam Long ra quyết định “ngược đời”, chi hàng trăm tỷ mua cổ phiếu quỹ khi quỹ đất còn nhiều?
Theo lãnh đạo Nam Long, việc mua cổ phiếu quỹ được Hội đồng quản trị cân nhắc kỹ lưỡng và chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án mới. NLG tự tin vào khả năng huy động vốn ở cấp độ dự án của Công ty với các đối tác chiến lược dài hạn hiện hữu, công ty sẽ sử dụng nguồn vốn rẻ ở cấp độ dự án để triển khai.
Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán NLG) vừa công bố thông tin dự chi hàng trăm tỷ để mua lại cổ phiếu quỹ. Việc mua lại cổ phiếu quỹ của công ty diễn ra trong bối cảnh Nam Long vừa “mở khoá” quỹ đất thành công năm 2018, nâng quỹ đất sạch lên ngưỡng 240ha. Vì sao Nam Long chi lượng lớn tiền để mua lại cổ phiếu quỹ trong bối cảnh 2019 và những năm tới đây còn rất nhiều việc phải làm, công ty đang đà phát triển tốt là một trong những băn khoăn lớn của giới đầu tư.
Nam Long dự chi 340 tỷ đồng mua cổ phiếu quỹ trong bối cảnh vừa mở khoá quỹ đất
Nam Long vừa dự chi 340 tỷ đồng mua cổ phiếu quỹ và giao dịch sẽ được thực hiện những ngày cuối tháng 5 và đầu tháng 6. Thực tế, việc mua cổ phiếu quỹ của Nam Long đã được công ty công bố từ hồi tháng 4/2019 nhưng từ đó đến nay vẫn chưa hết tranh cãi trong giới đầu tư. Giá cổ phiếu NLG từ thời điểm công ty công bố đến nay nhúc nhích tăng nhẹ dù thị trường chung giảm điểm.
Lý do khiến nhà đầu tư băn khoăn đó là: Nam Long sẽ dùng nguồn tiền ~340 tỷ từ LNST chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần để mua cổ phiếu quỹ trong khi, công ty vừa mở khoá quỹ đất với 3 dự án mới tổng diện tích 240ha và đang đứng trước cơ hội phát triển lớn. Nam Long còn rất nhiều việc phải làm phía trước và 2019 mới chỉ là năm tăng tốc cho kế hoạch thành nhà phát triển đô thị hàng đầu tại Việt Nam. Tại sao công ty không dành tiền để phát triển kinh doanh mà lại mua cổ phiếu quỹ là một câu hỏi lớn.
Video đang HOT
Quyết định mua cổ phiếu quỹ của Nam Long có “ngược đời”?
Theo nhiều nhà đầu tư, dù Nam Long không thiếu tiền khi quỹ lợi nhuận chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần tính đến hết năm 2018 lên đến hơn 2.200 tỷ đồng nhưng việc chi hàng trăm tỷ đồng trong bối cảnh vừa gia tăng thành công quỹ đất sạch là điên rồ và ngược đời. Hiện, Nam Long đã “mở khoá” quỹ đất và đang có 3 dự án mới với tổng diện tích 240ha. Nếu công ty dành tiền để phát triển dự án thay vì mua cổ phiếu quỹ thì con đường đến giấc mơ trở thành nhà phát triển khu đô thị hàng đầu tại Việt Nam sẽ ngắn hơn.
Trong khi đó, phân tích độc lập của chứng khoán BSC nhận định, khi mà quỹ đất nội đô đang dần cạn kiệt, tình trạng phê duyệt thủ tục pháp lý vẫn còn vướng mắc và các dự án giao thông hạ tầng được đẩy mạnh triển khai kết nối các tỉnh lân cận thì quỹ đất sạch ở vị trí đẹp của Nam Long có thể giúp công ty phát triển vượt bậc so với các doanh nghiệp khác. Vậy, vì sao Nam Long lại không ưu tiên tiền để phát triển dự án, thậm chí không phát hành thêm huy động vốn mà lại chọn phương án “ngược”: chi tiền mua cổ phiếu?
Theo lý giải của Nam Long, việc mua cổ phiếu quỹ là để tái cơ cấu danh mục đầu tư. Tại đại hội cổ đông năm nay, đại diện của Nam Long đã chia sẻ: “Việc mua cổ phiếu quỹ là giải pháp đem lại nhiều lợi ích cho cổ đông ngoài các phương pháp truyền thống như cổ tức bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu. Việc mua lại cổ phiếu sẽ đem lại nhiều giá trị cho công ty. Hiện tại, giá trị thị trường của Nam Long vào khoảng 6.700 tỷ đồng, tương đương 290 triệu USD. Dự kiến sau khi mở khoá 3 dự án mới, tài sản ròng của Nam Long sẽ tăng lên 550-600 triệu đô. Đồng thời, hàng năm Nam Long tiếp nhận rất nhiều cơ hội đầu tư đất đai do đó, việc mua cổ phiếu quỹ thông qua xét duyệt nghiêm ngặt của Ban lãnh đạo công ty theo đúng các quy định. Ban lãnh đạo công ty sẽ đưa ra được những quyết định tốt nhất cho công ty cũng như cho cổ đông căn cứ trên khối lượng tài sản ròng và giá trị vốn hoá hiện tại”.
Khi được hỏi về việc chi lượng lớn tiền để mua cổ phiếu quỹ ảnh hưởng ra sao đến các dự án vừa “mở khoá” quỹ đất và công ty có dự định vay nợ để phát triển dự án mới hay sử dụng phương thức khác, lãnh đạo Nam Long khẳng định: “Việc mua cổ phiếu quỹ được Hội đồng quản trị cân nhắc kỹ lưỡng và chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án mới. NLG tự tin vào khả năng huy động vốn ở cấp độ dự án của Công ty với các đối tác chiến lược dài hạn hiện hữu, công ty sẽ sử dụng nguồn vốn rẻ ở cấp độ dự án để triển khai. Đơn cử như mối quan hệ hợp tác của NLG với Hankyu Hanshin Properties Corp và Nishitetsu Group đã gắn kết được 5 năm. NLG và các đối tác Nhật Bản đã hợp tác liên tiếp 6 dự án Flora Anh Đào (2015), Fuji Residence, Kikyo Residence (2016), Mizuki Park (2017), Akari City, Waterpoint (2019) được thị trường và giới chuyên môn đánh giá cao. Việc dùng đòn bẩy này cũng sẽ giúp tăng hiệu quả đầu tư”.
Trả lời băn khoăn của phóng viên về tỷ lệ nợ trong 3 năm tới của Nam Long sẽ thế nào, lãnh đạo Nam Long khẳng định Tỷ lệ nợ của NLG trong các năm tới sẽ được nâng từ 0.2x D/E lên 1xD/E. Theo Nam Long, việc này cũng giúp NLG nâng hiệu quả hoạt động và giúp tăng trưởng EPS thay vì dùng vốn của cổ đông như trước đây nhưng về cơ bản, tỷ lệ nợ của NLG hiện nay ở mức thấp nên dư địa huy động vốn từ nguồn vay còn rất dồi dào.
Nam Hà
Theo Trí thức trẻ
Yeah1 (YEG) sẽ mua tối đa 2 triệu cổ phiếu quỹ
HĐQT CTCP Tập đoàn Yeah1 (YEG - sàn HOSE) vừa thông qua phương án mua lại tối đa không quá 2 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 6,39% cổ phiếu đã phát hành, nhằm giảm lượng cổ phiếu đang lưu hành, hỗ trợ giao dịch, gia tăng giá trị cho cổ đông.
Thời gian dự kiến giao dịch trong vòng 30 ngày kể từ ngày UBCK thông báo về việc nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo mua lại cổ phiếu và sau 7 ngày làm việc kể từ ngày Công ty công bố thông tin. Phương thức giao dịch là khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Giá mua ủy quyền cho HĐQT quyết định tùy thuộc tình hình thực tế trên thị trường. Nguồn vốn để mua lại cổ phiếu quỹ là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và nguồn vốn chủ sở hữu khác đã được ĐHĐCĐ thông qua. CTCK được chủ định làm đại lý thực hiện giao dịch là CTCK TP. HCM (HSC).
Trước đó, vào tháng 3/2019, thời điểm cổ phiếu YEG giảm sâu, Yeah1 đã có đến 2 lần công bố thông tin liên quan đến việc mua cổ phiếu quỹ.
Cụ thể, khi cổ phiếu Yeah1 đã mất 30% giá trị trong tuần khi giảm từ 245.000 đồng/CP xuống còn 170.600 đồng/CP vào ngày 8/3, lượng dư bán sàn vẫn còn rất lớn khi đóng cửa phiên cuối tuần, Tập đoàn Yeah1 đã ra nghị quyết HĐQT dự kiến mua lại 600.000 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ theo giá thị trường tại thời điểm thực hiện giao dịch. Nguồn vốn mua cổ phiếu quỹ là từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần.
Tuy nhiên, tính đến ngày 18/3, sau 11 phiên giảm sàn liên tiếp kể từ sự cố kinh doanh trên YouTube, trên HOSE vẫn chưa có bản đăng ký mua cổ phiếu quỹ nào. Không có bản đăng ký mua cổ phiếu quỹ nào được HOSE công bố nhưng, Yeah1 lại tiếp tục đưa thêm bản Nghị quyết HĐQT nữa, đề ngày 18/3. Theo bản nghị quyết này, Yeah1 dự kiến đăng ký mua lại tối đa gần 3,13 triệu cổ phiếu, tương đương 9,999% số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Thông tin mua cổ phiếu quỹ của Yeah1 ít nhiều đã giúp cổ phiếu YEG ổn định, thậm chí đảo chiều tăng mạnh sau đó.
Tuy vậy, việc mua cổ phiếu quỹ của Yeah1 vẫn chưa được thực hiện. Công ty cho biết, sẽ tiến hành các thủ tục trình ĐHCĐ để phê duyệt phương án mua cổ phiếu quỹ tại cuộc họp ĐHCĐ năm 2019 dự kiến được tổ chức vào ngày 8/5/2019. Kế hoạch và lộ trình cụ thể sẽ được thông báo sau khi được ĐHCĐ thông qua và nhận được sự chấp thuận của UBCK.
Trên sàn chứng khoán, sau chuỗi ngày nằm sàn vào giữa tháng 3, cổ phiếu YEG đã rơi xuống mức giá 95.700 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 20/3) và đã phục hồi lại mức giá trên 100.x.
Sang đầu tháng 5, cổ phiếu YEG tiếp tục đón nhận đợt xả mạnh và đã xác lập mức đáy tại 93.300 đồng/CP trong phiên 15/5 khi có tới 10 phiên giao dịch thiếu khởi sắc. Trong những phiên gần đây, YEG đã dần hồi phục trở lại và đóng cửa phiên 21/5 tăng nhẹ 0,57% lên mức 105.000 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 73.570 đơn vị.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Ricons đặt kế hoạch 475 tỷ đồng lợi nhuận, niêm yết trên HOSE Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Ricons (Ricons) trình ĐHCĐ diễn ra sáng ngày 16/5 kế hoạch doanh thu là 11.000 tỷ đồng tăng trưởng 18,2%, nhuận 475 tỷ đồng, tăng trưởng 10,2% so với thực hiện năm trước. Ngoài ra, Ricons cũng xin ĐHCĐ thông qua việc ủy quyền cho HĐQT thực hiện thủ tục niêm yết trên sàn TP.HCM...