Vì đâu lợi nhuận Vietcombank sụt giảm hơn 11% trong quý I/2020?
Đà tăng lãi thuần chậm lại ở cả mảng tín dụng lẫn phi tín dụng, trong khi chi phí hoạt động tăng hai chữ số và chi phí dự phòng rủi ro tăng gần gấp rưỡi đã khiến lợi nhuận trước thuế quý I/2020 của Vietcombank sụt giảm 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vì đâu lợi nhuận Vietcombank sụt giảm hơn 11% trong quý I/2020?
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho thấy, tổng lợi nhuận trước thuế quý vừa qua của ngân hàng này đạt 5.222 tỷ đồng, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự “thụt lùi” này phải kể đến đà tăng chậm lại ở mảng tín dụng. Cụ thể, quý I/2020, thu nhập lãi thuần của Vietcombank ở mức 9.034 tỷ đồng, tăng trưởng 6,3%; trong khi năm 2019, mức tăng trưởng lên đến 21,7%.
Điểm đặc biệt là dư nợ cho vay của ngân hàng này vẫn tăng 2,7% trong quý vừa qua, cao hơn trung bình ngành (1,1%).
Nhiều khả năng, giảm lãi suất là một yếu tố quan trọng gây ra tăng trưởng thấp ở mảng tín dụng. Bằng chứng là biên lợi nhuận mảng này (đo bằng thu nhập lãi thuần/thu nhập lãi) của Vietcombank đã sụt giảm đáng kể trong quý I, từ mức 52,8% cùng kỳ năm ngoái xuống 49,9%.
Trong khi đà tăng bị hãm lại ở mảng tín dụng thì ở mảng phi tín dụng, tăng trưởng ở các mảng phi tín dụng cũng không khá khẩm hơn.
Mảng dịch vụ và ngoại hối vẫn ghi nhận tăng trưởng lãi thuần lần lượt 5,4% và 19,3%, đạt 1.127 tỷ đồng và 1.107 tỷ đồng nhưng mảng mua bán chứng khoán kinh doanh lại lỗ thuần 54,4 tỷ đồng. Trong khi đó, các hoạt động khác ghi nhận 1.039 tỷ đồng lãi thuần, giảm 10,9%.
Chốt quý, tổng thu nhập hoạt động của Vietcombank đạt 12.285 tỷ đồng, tăng trưởng 4,4%.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong kỳ, chi phí hoạt động lại tăng tới 12%. Điều này khiến lợi nhuận thuần quý I của Vietcombank giảm 0,12% xuống 7.375 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái), Vietcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 5.222 tỷ đồng, giảm 11,1%.
Tính đến hết ngày 31/3/2020, tổng tài sản của Vietcombank ở mức trên 1,14 triệu tỷ đồng, giảm 8,7% so với đầu năm, chủ yếu do suy giảm tiền gửi liên ngân hàng.
Như đã đề cập, dư nợ cho vay của ngân hàng này tăng 2,7% trong quý, đạt 754.505 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,82%.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Vietcombank đến hết ngày 31/3/2020 ở mức 85.071 tỷ đồng, tăng 5,2% sau 3 tháng. Tiền gửi khách hàng đạt 934.048 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,6%; trong đó, tỷ trong tiền gửi không kỳ hạn ở mức 26% (giảm so với mức 28,3% hồi đầu năm).
Minh Tâm
Giảm lãi suất và nguyên lý lợi nhuận ngân hàng
Lâu nay các ngân hàng đều cho rằng khó giảm lãi suất cho vay là do khó giảm lãi suất huy động vốn. Nhưng thử hỏi liệu ngân hàng có thể giảm bớt lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay?
Quyết định của NHNN sẽ tác động
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và ý kiến của Thủ tướng về phấn đấu giảm lãi suất cho vay, NHNN đã ban hành quyết định từ 19/11 giảm lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng một số lĩnh vực ưu tiên từ mức 6,5% xuống 6%/năm. Đồng thời để tạo cơ sở hạ lãi suất cho vay, NHNN cũng ra quyết định hạ từ 0,2 - 0,5%/năm mức lãi suất tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân tại các tổ chức tín dụng.
Thực tế nên xem đây là những động thái cần thiết của NHNN hơn là kỳ vọng mặt bằng lãi suất sẽ giảm thực sự bởi các lý do sau:
Thứ nhất, cho tới thời điểm 19/11 nhiều ngân hàng đã cạn room tăng trưởng tín dụng. Thậm chí tính đến 30/9 một số nhà băng đã vượt mức room bình quân như TPBank (20,4%), VIB (28,2%), Techcombank (28,5%). Do chỉ tiêu cho vay đã hết hoặc không còn nhiều nên việc cắt giảm lãi suất không nhiều ý nghĩa nữa.
Hoạt động kiểm ngân tại chi nhánh LienVietPostBank Hà Nội. Ảnh: Chiến Công
Thứ hai, câu chuyện các chương trình tín dụng cho các đối tượng ưu tiên của Chính phủ và các ngân hàng đưa ra từ mấy năm nay là không ít. Dường như không có báo cáo đánh giá thực hiện do hiệu quả thấp. Nay NHNN chủ trương giảm lãi suất cho vay mức 0,5% với nhóm đối tượng rộng hơn liệu có hiệu quả thực sự?
Thực tế để có hồ sơ khách hàng vay vốn thuộc diện ưu tiên lãi suất là không dễ dàng. Mặt khác hiện tại các ngân hàng còn ít chỉ tiêu cho vay càng đòi hỏi hồ sơ chặt chẽ và khắt khe hơn. Vì vậy đối tượng DN đáp ứng tiếp cận nguồn vốn là rất hạn chế.
Thứ ba, để giảm lãi suất cho vay trên diện rộng đòi hỏi phải kiểm soát được mặt bằng lãi suất huy động vốn. Việc quyết định hạ lãi suất tiền gửi ngắn hạn dưới 6 tháng và tiền gửi không kỳ hạn là có ý nghĩa không đáng kể trong kiểm soát mặt bằng lãi suất huy động vốn.
Thời gian qua, chính lãi suất chứng chỉ tiền gửi biến tướng từ tiền gửi, lãi suất tiền gửi 12 tháng và trên 12 tháng, lãi suất trái phiếu ngân hàng đã tạo ngòi nổ gây khó kiểm soát mặt bằng lãi suất huy động.
Nói chung để ngân hàng có thể giảm mặt bằng lãi suất cho vay cần dựa vào 2 cơ sở. Một là ngân hàng phải giảm được mặt bằng lãi suất huy động vốn. Hai là nguyên lý hình thành lợi nhuận ngân hàng cần được tôn trọng.
Ngân hàng đi tiên phong
Nhà băng đầu tiên tuyên bố hy sinh bớt lợi nhuận để hưởng ứng chủ trương giảm lãi suất cho vay của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương (Vietcombank). Theo đó, Vietcombank sẽ giảm lãi suất cho vay mức 0,5% đối với tất cả khách hàng DN trong 2 tháng cuối năm 2019.
Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank quyết định giảm lãi suất sẽ tác động đến khoảng 320.000 tỷ đồng dư nợ và làm giảm khoảng 260 - 300 tỷ đồng lợi nhuận của ngân hàng. Tại sao Vietcombank sẵn sàng tự nguyện hy sinh hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận để chia sẻ với DN?
Thứ nhất, số lượng lợi nhuận bị giảm là khá lớn nhưng thực ra chỉ bằng 1,5 - 1,7% lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm ngân hàng đã công bố. Nếu tính trên lợi nhuận trước thuế sẽ đạt cả năm 2019 thì tỷ lệ này sẽ còn nhỏ hơn. Nên nhớ trong việc giảm lãi suất hỗ trợ DN của Vietcombank đã có phần ngân sách nhà nước tham gia từ 52 - 60 tỷ đồng (20% thuế thu nhập DN).
Thứ hai, 9 tháng đầu năm Vietcombank thuộc nhóm 4 ngân hàng có thu nhập lãi thuần trên thu nhập lãi hơn 50% (VPB, MB, TCB, VCB). Tức thu lãi cho vay cao gấp hơn 2 lần chi lãi huy động vốn. Tỷ lệ này phản ánh chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động vốn bình quân. Nếu VPB đạt tỷ lệ lãi thuần cao do lãi suất cho vay cao (cho vay tiêu dùng) thì VCB nhờ huy động vốn giá rẻ nên tỷ lệ lãi thuần đạt cao.
Thứ ba, việc giảm lãi suất cho vay trên góc nhìn chiến lược thực ra Vietcombank chỉ mất một nhưng sẽ được mười. Hiện nay và nhiều năm qua Vietcombank không ngừng phát triển, đạt lợi nhuận nghìn tỷ đồng lên đến chục nghìn tỷ đồng hàng năm có sự đóng góp rất lớn của khách hàng DN.
Phần lớn khách hàng DN có dư nợ cho vay đều tạo thu nhập đa dạng cho ngân hàng từ lãi vay đến nhiều loại phí dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, giảm lãi suất cho vay cũng là cách chia sẻ, tri ân khách hàng cần thiết của ngân hàng.
Quyết định cách thức triển khai giảm lãi suất cho vay của Vietcombank là bài toán trong chiến lược phát triển ngân hàng. Dĩ nhiên về bản chất ngân hàng đang tôn trọng nguyên lý hình thành lợi nhuận ngân hàng.
Nguyên lý lợi nhuận ngân hàng
Ngày nay dù ngân hàng có phát triển hiện đại đến cỡ nào thì một nguyên lý bất biến là lợi nhuận ngân hàng không thể vượt quá lợi nhuận bình quân của nền kinh tế.
Tuy nhiên đó cũng là lý thuyết. Thực tế lợi nhuận ngân hàng hàng năm đã kiểm toán công bố đều đặn nhưng lợi nhuận bình quân của nền kinh tế có ai công bố đâu. Vì vậy hiểu nguyên lý để từng ngân hàng ước lượng biên lợi nhuận hợp lý trong chia sẻ quyền lợi với các đối tác liên quan, của người đi vay ngân hàng và người gửi tiền cho ngân hàng.
Quản lý chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động vốn bình quân khống chế mức 0,35%/tháng theo cơ chế trần và sàn lãi suất của ngân hàng những năm thập niên 90 chính là xác định biên lợi nhuận ngân hàng.
Thực tế ngày càng cho thấy có sự bất hợp lý giữa lợi nhuận DN và lợi nhuận ngân hàng. Trong khi lợi nhuận ngân hàng công bố nghìn tỷ đồng thì không hiếm DN là khách hàng của ngân hàng có khi chỉ lo đủ lợi nhuận trả lãi vay ngân hàng.
Trong điều kiện hiện nay chờ mặt bằng lãi suất huy động vốn giảm để giảm lãi suất cho vay là khó. Vấn đề đang đặt ra liệu các ngân hàng khác có sẵn sàng đồng hành cùng Vietcombank.
Theo Kinhtedothi.vn
BacABank báo lãi quý 1 sụt giảm mạnh, nợ xấu tăng Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank, BAB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2020 với lợi nhuận sau thuế sụt giảm 27% về mức 143 tỷ đồng. Trong quý 1/2020, thu nhập lãi thuần của BacABank đạt 440,7 tỷ đồng, tăng 9,7% so cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng tăng gần 47% lên gần...