Vì đâu FDI Trung Quốc vào Mỹ chạm đáy 7 năm?
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) từ Trung Quốc vào Mỹ tiếp tục sụt giảm năm thứ hai liên tiếp sau khi đạt đỉnh.
Kết quả đàm phán thương mại Mỹ – Trung sẽ là một trong những yếu tố quyết định triển vọng FDI Trung Quốc vào Mỹ. Ảnh: Reuters
Theo số liệu được công bố bởi đơn vị nghiên cứu độc lập Rhodium Group, sau khi giảm từ mức cao kỷ lục 46 tỷ USD của năm 2016 xuống còn 29 tỷ USD năm 2017, FDI Trung Quốc rót vào Mỹ tiếp tục suy yếu mạnh về mức 4,8 tỷ USD. Đây là mức FDI thấp nhất từ Trung Quốc vào Mỹ kể từ năm 2011.
Số lượng giao dịch cũng sụt giảm từ mức 166 của năm 2017 xuống còn 120 năm 2018.
Chính sách được Rhodium Group nhận định là nguyên nhân chính của sự sụt giảm này. Trung Quốc đã không nới lỏng thật sự các biện pháp kiểm soát vốn ra nước ngoài do tình hình cán cân thanh toán.
Năm ngoái, chiến dịch xóa nợ của Bắc Kinh nổi lên, kiềm chế thanh khoản trên thị trường và buộc các doanh nghiệp tư nhân phải ưu tiên hợp nhất nợ trong nước thay vì mở rộng toàn cầu.
Video đang HOT
Tại Mỹ, chính quyền ông Donald Trump đã tích cực sử dụng Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) trong việc xem xét kỹ lưỡng các thương vụ mua lại của Trung Quốc, đẩy số lượng thương vụ bị cấm vì lo ngại an ninh quốc gia lên ngưỡng cao nhất lịch sử.
Bên cạnh đó, những rào cản thương mại cùng lập trường cứng rắn của Washington với Bắc Kinh đã tạo ra không chắc chắn lớn với các doanh nghiệp Trung Quốc tại đây, làm giảm sự hứng thú của các nhà đầu tư.
Không chỉ đầu tư ít hơn, các doanh nghiệp Trung Quốc năm ngoái còn thoái vốn với tốc độ chưa từng thấy. Xu hướng này diễn ra mạnh mẽ bởi một số nhà đầu tư nổi bật khi họ buộc phải nới lỏng mức nắm giữ quốc tế nhằm giảm nợ. 13 tỷ USD đã được rút ra thành công và 20 tỷ USD khác đang chờ xử lý, theo Rhodium Group.
Đơn vị này dự báo những chính sách gây suy giảm đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ trong năm 2018 sẽ tiếp tục duy trì trong năm nay. Bắc Kinh được cho sẽ khó từ bỏ lập trường can thiệp vào đầu tư nước ngoài do việc gia tăng lãi suất tại Mỹ sẽ tạo ra động lực khuyến khích dòng vốn chảy ra nước ngoài, gia tăng áp lực nên cán cân thanh toán của Trung Quốc.
Việc thực thi Đạo luật hiện đại hóa đánh giá rủi ro đầu tư nước ngoài (FIRRMA) sẽ làm phức tạp thêm bức tranh chung. Đạo luật này sẽ củng cố việc áp dụng chặt chẽ hơn trong sàng lọc an ninh quốc gia đối với FDI từ Trung Quốc cũng như những giao dịch phi đầu tư, ví dụ như đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ mới nổi và cơ sở hạ tầng quan trọng.
Cuối cùng, triển vọng không chắc chắn trong quan hệ kinh tế Mỹ – Trung sẽ đè nặng lên tâm lý của các nhà đầu tư. Sau nhiều vòng áp thuế trừng phạt và trả đũa, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đạt được thỏa thuận về việc tạm dừng 90 ngày và cùng với đó, việc đàm phán vẫn đang tiếp diễn.
Kết quả của các cuộc đàm phán này sẽ là yếu tố quan trọng cho triển vọng năm 2019. Nếu hai bên đạt được giải pháp bền vững, dự kiến sẽ có sự gia tăng trong giao dịch thuộc các lĩnh vực không được coi là nhạy cảm theo quan điểm an ninh quốc gia như hàng tiêu dùng hay chăm sóc sức khỏe.
Căng thẳng thương mại là yếu tố bất ngờ gây sụt giảm mạnh nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc sang Mỹ.
Thilo Hanemann, giám đốc của Rhodium Group cho biết: “Việc tiếp cận bằng cách đối đầu của chính quyền Donald Trump đã khiến những doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Mỹ trở nên nghi ngờ về vị trí của họ tại thị trường này”, CNN Money dẫn lời.
Theo theleader.vn
Vốn FDI 11 tháng năm nay ước đạt 16,5 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/11/2018 thu hút 2.714 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15.788,4 triệu USD, tăng 18,4% về số dự án và giam 20,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.
Bên cạnh đó, theo Tổng Cục Thống kê, có 1.059 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 7.403,3 triệu USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 11 tháng đạt 23.191,7 triệu USD, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 11 tháng năm nay ước tính đạt 16,5 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong 11 tháng năm 2018 còn có 5.882 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 7,64 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có 995 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 2,96 tỷ USD và 4.887 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 4,68 tỷ USD.
Tổng Cục Thống kê cũng cho biết, trong 11 tháng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 7.433,9 triệu USD, chiếm 47,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sảnđạt 5.206,9 triệu USD, chiếm 33%; các ngành còn lại đạt 3.147,6 triệu USD, chiếm 19,9%.
Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 11 tháng năm nay đạt 12.404,5 triệu USD, chiếm 53,5% tổng vốn đăng ký; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 5.945,5 triệu USD, chiếm 25,6%; các ngành còn lại đạt 4.841,7 triệu USD, chiếm 20,9%.
Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 2.328 triệu USD, chiếm 30,5% tổng giá trị góp vốn; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1.865,1 triệu USD, chiếm 24,4%; các ngành còn lại đạt 3.451,3 triệu USD, chiếm 45,1%.
Nguyễn Thanh
Theo baodansinh.vn
Việt Nam - nơi "đàn sếu lớn" đến sinh sôi Dù cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang đổi hướng nhiều dòng tiền đầu tư nước ngoài, nhưng câu chuyện thành công của các tập đoàn đã và đang kinh doanh ở Việt Nam sẽ khiến giới đầu tư toàn cầu phải quan tâm. Mối quan tâm Việt Nam Walmart, Amazon, HSBC, Metlife, Medtronic, Gilead Sciences... là những tên tuổi nằm trong...