Vì đâu doanh nghiệp bất động sản kẻ cười, người khóc?
Mức độ đói vốn của các doanh nghiệp BĐS thể hiện ở tỷ lệ đi vay lớn (kể cả doanh nghiệp lớn) dẫn đến hệ lụy là chi phí lãi vay lớn.
Hàng tồn kho và nợ phải trả cùng tăng khiến các doanh nghiệp đầu tư BĐS sử dụng
đòn bẩy tài chính cao dễ gặp rủi ro (Trong ảnh: Một khu căn hộ tại TP HCM
do Tập đoàn Đất Xanh làm chủ đầu tư). Ảnh: DXG
Bức tranh lợi nhuận quý I/2019 cho thấy, kết quả kinh doanh khả quan của nhiều doanh nghiệp lớn, song cũng lộ ra nhiều mảng tối ở nhiều doanh nghiệp khi sử dụng đòn bẩy tài chính (sử dụng vốn vay để kinh doanh sinh lời) và phát triển nóng làm tăng hàng tồn kho.
Họ Vin thống lĩnh lợi nhuận
Giữ vị trí cao nhất về lợi nhuận quý I/2019 trong ngành bất động sản (BĐS) là ông lớn CTCP Vinhomes (VHM). Quý này, tổng lợi nhuận trước thuế của VHM đạt 4.868 tỷ đồng.
Hai đại diện khác họ Vin trên sàn là VIC và VRE cũng có kết quả kinh doanh hết sức ấn tượng. VIC báo lợi nhuận trước thuế 1.928 tỷ đồng nhờ lĩnh vực BĐS tăng trưởng ổn định. Tổng giá trị hợp đồng bán BĐS ký mới và đặt cọc mới trong quý I/2019 đạt tới 12.348 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ 2018.
Với VRE, dù doanh thu từ hoạt động tài chính sụt giảm, song doanh thu cho thuê BĐS đầu tư và cung cấp các dịch vụ liên quan vẫn đạt 1.599 tỷ đồng, tăng 26,4%; doanh thu chuyển nhượng BĐS 601 tỷ đồng, tăng 79,3% do tiến hành bàn giao phần lớn dự án Vincom Shophouse Cà Mau. Do đó, lợi nhuận trước thuế quý này của VRE vẫn ở mức cao, 777 tỷ đồng.
Ngoài ba đại diện họ Vin, trên sàn còn ghi nhận nhiều doanh nghiệp địa ốc có mức tăng trưởng mạnh như CTCP Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (NVL) ghi nhận doanh thu thuần 4.910 tỷ đồng (gấp 2,6 lần cùng kỳ) nhờ chủ yếu hoạt động chuyển nhượng BĐS. Lợi nhuận sau thuế của NVL quý này đã đạt 578 tỷ đồng (gấp 2,5 lần so với cùng kỳ). CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) cũng ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế 515 tỷ đồng nhờ doanh thu ở mức cao 1.498 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo thống kê, lợi nhuận 10 doanh nghiệp BĐS lớn nhất trên sàn tạo ra trong quý này là hơn 11.408 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý, lợi nhuận của 3 doanh nghiệp họ Vin chiếm tới 66,3%. Trước đó, năm 2018 cũng ghi nhận chỉ riêng VHM và VIC đã chiếm 50% lợi nhuận của cả ngành bất động sản.
Gánh nặng lãi vay và hàng tồn kho
“
Nhiều doanh nghiệp bết bát
CTCP Đầu tư Hải Phát (HPX) quý I/2019 ghi nhận doanh thu 334,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 18 tỷ đồng, giảm tới 125%; hàng tồn kho tăng mạnh hơn 2,5 lần lên 2.897 tỷ đồng. CTCP Xây dựng Phục Hưng Holdings (PHC) cũng ghi nhận lợi nhuận quý này giảm 25% về còn 11,5 tỷ đồng. CTCP Tasco (HUT) quý IV/2018 lỗ gần 15 tỷ đồng và sang quý này tiếp tục báo lỗ gần 14 tỷ đồng do chỉ thu được 33,7 tỷ đồng từ kinh doanh BĐS. CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) quý này cũng chỉ có lợi nhuận 5,5 tỷ đồng, giảm hơn 80% do lượng tồn kho lớn là hơn 7.382 tỷ đồng. QCG đã quyết định giải thể CTCP BĐS Hiệp Phát do hoạt động không hiệu quả, chuyển nhượng vốn tại một số công ty BĐS khác… nhằm thu hẹp lĩnh vực BĐS.
Mức độ đói vốn của các doanh nghiệp BĐS thể hiện ở tỷ lệ đi vay lớn, kể cả doanh nghiệp lớn. Điều này cũng dẫn đến hệ lụy là chi phí lãi vay lớn. Đơn cử như NVL, trong kỳ hoạt động tài chính thu về gần 134 tỷ đồng doanh thu nhưng gánh nặng lãi vay khiến chi phí tài chính đẩy lên mức cao gần 469 tỷ đồng, trong đó riêng chi phí lãi vay 379 tỷ đồng. Cùng kỳ năm ngoái, chi phí tài chính của NVL cũng tới 478 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay 388 tỷ đồng. Với nỗ lực tăng 17,7% doanh thu và 0,7% lợi nhuận sau thuế NVL sẽ phải nỗ lực giới thiệu khoảng 4.500 căn hộ, bàn giao 5.900 căn hộ trong khi vẫn còn hơn 1.000 căn hộ (khoảng 6.400 tỷ đồng) chưa ghi nhận được doanh thu năm 2018.
Chi phí lãi vay tăng mạnh gần 47% lên 47 tỷ đồng cũng trở thành gánh nặng tài chính với DXG. Để gia tăng quỹ đất, nợ vay của công ty đã liên tục tăng trong giai đoạn 2015-2018, kéo theo chi phí lãi vay tăng mạnh, nhất là giai đoạn 2017 (62 tỷ đồng) lên 190 tỷ đồng 2018. Đáng lưu ý nhất là dù hoạt động kinh doanh tăng trưởng đều đặn nhưng dòng tiền của doanh nghiệp liên tục âm. Có nghĩa là dù cả năm làm ăn có lãi mà vẫn thiếu tiền.
Theo báo cáo tài chính, lưu chuyển tiền thuần hai năm 2017 và 2018 hụt 1.054 tỷ đồng và 931 tỷ đồng. Phần lớn tài sản của Đất Xanh đang nằm tại hai khoản mục hàng tồn kho và phải thu. Bình quân 4 năm gần đây giá trị hai khoản mục này lần lượt gia tăng đến 84% và 96%. Riêng hàng tồn kho của công ty liên tục tăng, 2016 chỉ ở mức 916 tỷ đồng nhưng đến cuối 2018 đã lên 4.605 tỷ đồng và đến quý này tiếp tục tăng lên 4.319 tỷ đồng. Cũng trong giai đoạn 2015-2018, dư nợ đi vay (cả ngắn hạn và dài hạn) của công ty liên tục tăng mạnh, lần lượt đạt tỷ lệ trung bình 70% và 127%. Con số này đến quý I/2019 đã tăng lên 7.729 tỷ. Hiện, Đất Xanh có hệ số đòn bẩy tài chính tính đến cuối quý 1/2019 là 2,17 lần.
Không riêng Đất Xanh, rất nhiều doanh nghiệp BĐS lớn khác có hệ thống đòn bẩy tài chính cao như CTCP đầu tư C.E.O cũng có hệ số đòn bẩy tài chính ở mức cao là 3,79 lần. Công ty có nợ phải trả tăng 7,6% lên 6.408 tỷ đồng, trong đó riêng vay nợ và thuê tài chính ngắn hạn quý này là 1.370 tỷ đồng. Hay CTCP Tập đoàn FLC cũng có có hệ số đòn bẩy 2,94 lần; CTCP phát triển BĐS Phát Đạt cũng có hệ số đòn bẩy tài chính ở mức 2,75 lần…
Hiệp hội Bất động sản TP HCM vừa qua đã cảnh báo các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính càng lớn sẽ đi kèm rủi ro càng cao bởi theo Hiệp hội các doanh nghiệp lớn nhanh nhưng kỹ năng quản trị chưa phát triển tương xứng với bộ máy, nhất là với các doanh nghiệp quy mô nhỏ (chiếm phần lớn trong gần 10.000 doanh nghiệp hiện nay).
Cao Sơn
Theo baogiaothong.vn
DIH trở thành đối tác chiến lược của tập đoàn Crystal Bay phân phối ApartHotel Dự án SunBay Park Ninh Thuận
Ngày 22/5/2019 tại Trung tâm hội nghị Quốc Gia đã diễn ra lễ trao chứng nhận hợp tác chiến lược và phân phối chính thức dự án Sunbay Park Hotel, mô hình ApartHotel lần đầu có mặt tại Việt Nam giữa chủ đầu tư Tập đoàn Crystal Bay và đơn vị phân phối Diamond Invest Holdings.
Sáng ngày 22/5/2019, trong khuôn khổ "Lễ ra mắt Dự án Sunbay Park Ninh Thuận", Tập đoàn Crystal Bay - Nhà phát triển du lịch và bất động sản danh tiếng trên thị trường, đã có buổi lễ trao chứng nhận hợp tác chiến lược với các đối tác phân phối bất động sản tại khu vực phía Bắc.
Theo đó, công ty Diamond Invest Holdings (gọi tắt là DIH) - Đơn vị phân phối bất động sản có bề dày kinh nghiệm triển khai thành công nhiều dự án bất động sản quy mô lớn tại các thị trường như Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, sẽ đóng vai trò là nhà phân phối chiến lược cho dự án này. Sự kiện có sự tham gia của hơn 2.000 nhân viên kinh doanh cùng với đại diện lãnh đạo đến từ nhiều đơn vị phân phối bất động sản khu vực phía bắc.
Ông Hoàng Quế Linh - Tổng Giám Đốc DIH (Đứng thứ 4 từ bên trái sang) ký kết hợp tác chiến lược cùng Tập đoàn Crystal Bay.
Sunbay Park Hotel & Resort Ninh Thuận là tổ hợp căn hộ khách sạn du lịch - nghỉ dưỡng - dịch vụ quy mô lớn tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại trung tâm thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, với quy mô 3300 phòng khách sạn theo tiêu chuẩn 5 sao quốc tế theo mô hình ApartHotel hoàn toàn mới, được phát triển bởi Crystal Bay Group và quản lý bởi Crystal Bay Hospitality, một thành viên trong hệ sinh thái du lịch của Tập đoàn Crystal Bay.
Với thế mạnh về quản lý vận hành khách sạn, khai thác khách du lịch đặc biệt là dòng khách quốc tế, Tập đoàn Crystal Bay đã đưa 60% khách Nga tới Việt Nam, sử dụng 4,3 triệu phòng/đêm tại Nha Trang, Ninh Thuận, Binh Thuận, Phú Quốc năm 2018, dự kiến Crystal Bay sẽ mang dòng khách quốc tế lớn tới Ninh Thuận, tiếp tục tạo đà cho du lịch Ninh Thuận phát triển trong tương lai gần.
Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng du lịch của Ninh Thuận những năm qua rất ấn tượng. Năm 2018, Ninh Thuận đón 2,19 triệu tổng lượt khách du lịch, cao hơn 15,2% so với năm 2017. Trong đó có 80 nghìn lượt khách quốc tế và 2,1 triệu lượt khách nội địa. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 1,05 nghìn tỷ, tăng 18.7% so với năm trước đó.
Chính vì điểm mạnh đó, Sunbay Park Ninh Thuận được đánh giá "ngọc trong đá" của thị trường bất động sản Ninh Thuận trong thời gian tới, độ hot của dự án được thể hiện thông qua sự quan tâm sát sao của giới đầu tư từ những ngày đầu khi dự án còn chưa được công bố rộng rãi, và đến nay gần như các nhà đầu tư đã nhắm sẵn cho mình vị trí căn hộ muốn mua trong dự án.
Một góc hình ảnh tiện ích trong dự án Sunbay Park.
Đại diện cho nhà đầu tư chiến lược tại Ninh Thuận, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Crystal Bay đánh giá, Ninh Thuận đang hội tụ các yếu tố thuận lợi để đầu tư phát triển du lịch đồng bộ. Đó là tiềm năng tự nhiên dồi dào, chính sách ưu đãi bậc nhất, có sẵn quỹ đất sạch và không có xung đột đầu tư đi trước. Vùng đất này lý tưởng cho các tổ hợp dự án lớn, đẳng cấp và những trải nghiệm mới lạ chưa đâu có.
"Với đội ngũ lãnh đạo có hơn 10 năm kinh nghiệm về phát triển dự án, tư vấn chiến lược và phân phối bất động sản, cùng với đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp được đào tạo bài bản, chúng tôi tin rằng dự án Sunbay Park Ninh thuận là một dự án tốt về chất lượng để toàn thể nhân viên của chúng tôi ở cả 3 văn phòng trên toàn quốc sẵn sàng đồng hành cùng chủ đầu tư đưa đến tay khách hàng trong thời gian tới" - Ông Hoàng Quế Linh, Tổng Giám Đốc DIH chia sẻ.
Là một đối tác chiến lược của dự án, DIH được biết đến là một trong những đơn vị phân phối uy tín ở khu vực phía Bắc, và là đối tác được sự tín nhiệm cao của các chủ đầu tư tầm cỡ trong thị trường như tập đoàn FLC, tập đoàn Kosy, tập đoàn Crystal Bay. DIH đã để lại nhiều dấu ấn qua các dự án mà công ty hợp tác như: FLC Hạ Long, FLC Grand Hotel Hạ Long, FLC Tropical City và Kosy Bắc Giang, sắp tới đây hứa hẹn sẽ tạo nên "hấp lực lớn" cho dự án Sunbay Park Hotel & Resort Ninh Thuận.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
20 doanh nghiệp địa ốc đang "ôm" hơn 7,4 tỷ USD hàng tồn kho Tính tới cuối quý 1/2019, 20 doanh nghiệp địa ốc có tồn kho lớn nhất đang có 174.711 tỷ đồng tổng giá trị hàng tồn kho (tương ứng 7,4 tỷ USD)... Tính tới cuối quý 1/2019, 20 doanh nghiệp bất động sản có giá trị hàng tồn kho lớn nhất đang có 174.711 tỷ đồng tổng giá trị hàng tồn kho (tương ứng...