Vì đâu chứng khoán Việt Nam “một mình một chợ” trong khi Trung Quốc tăng 30%, Dow Jones tiến về đỉnh cũ?
Trong khi thị trường chứng khoán thế giới tăng ầm ầm, giao dịch tại TTCK Việt Nam ảm đạm với những cú sập mạnh trong phiên.
Chứng khoán Trung Quốc tăng 30% kể từ đầu năm
Sau một năm giảm sâu vì ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại, chứng khoán Trung Quốc đã có mức tăng “ngỡ ngàng” kể từ đầu năm 2018. Đóng cửa phiên giao dịch thứ Ba, chỉ số Shanghai Composite tăng 30% so với đầu năm, chỉ số chứng khoán Thẩm Quyến tăng 40% trong khi chỉ số CSI300, bao gồm các công ty lớn nhất niêm yết tại đại lục có mức tăng 35%. Năm ngoái, chỉ số Shanghai Composite giảm 24,6%.
Diễn biến Shanghai Composite 1 năm qua
Báo cáo của Bắc Kinh cho thấy chỉ số tăng trưởng kinh tế quý 1/2019 của Trung Quốc vượt kỳ vọng, đạt 6,4% so với mức 6,3% của giới phân tích đưa ra trước đó.
Quản lý danh mục của JP Morgan, ông Tai Hui cho rằng “Chúng ta đang nhìn thấy các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã lạc quan hơn nhưng họ vẫn đang tìm lại lợi nhuận đã mất năm trước. Tôi nghĩ rằng các dữ liệu kinh tế và khu vực doanh nghiệp sẽ khá quan trọng để thuyết phục các nhà đầu tư Trung Quốc quay trở lại thị trường”.
Bên kia bán cầu, chỉ số Dow Jones và S&P500 tăng lần lượt 13% và 15%. Thị trường khởi sắc sau một loạt bản báo cáo tài chính và số liệu bán lẻ khả quan được công bố.
Chứng khoán Việt Nam: vì đầu nên nỗi?
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ được nhắc đến nhiều nhất trong những ngày qua là “short”. Ngày 18/4/2019, thứ năm tuần thứ ba của tháng là ngày chốt hợp đồng tương lai phái sinh. Phiên thứ tư, VN-Index giảm 5 điểm. Chỉ số này đã giảm 4 phiên liên tiếp từ 986 điểm xuống 962 điểm (mất hơn 24 điểm trong chưa đầy 1 tuần). Thanh khoản trên thị trường giảm mạnh so với thời điểm đầu năm. Tiền đã không còn sốt sắng tìm kiếm các cổ phiếu mới, thông tin về kết quả kinh doanh, kế hoạch kinh doanh tăng trưởng của năm 2019 hoàn toàn không còn tác động. Nhà đầu tư trên thị trường cơ sở ngồi im chịu trận không hiểu điều gì đang xảy ra.
VN-Index (xanh da trời đậm) đi xuống trong khi Shanghai Composite (vàng), S&P500 (xanh lục), DJ (cam) tăng liên tục từ đầu năm
Đơn cử như cổ phiếu SAB của Tổng công ty Bia – Nước giải khát Sài Gòn. Năm 2019, Sabeco kỳ vọng doanh thu 38.871 tỷ, lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 4.717 tỷ đồng, lần lượt tăng hơn 8% và 7% so với thực hiện năm 2018. Mức cổ tức dự kiến năm nay ở mức 35%. Tăng tỷ lệ cổ tức năm 2018 từ 35% lên 50%. Vậy mà trong phiên giao dịch 18/4, chỉ trong 15 phút ATC cuối cùng, SAB bị bán gần sàn từ 246.800 đồng/cp xuống 231.000 đồng/cp (giảm 15.800 đồng/cp), với khối lượng 24.500 đơn vị, chiếm 50% tổng khối lượng giao dịch của SAB cả phiên.
Như vậy chỉ cần nắm giữ giá trị cổ phiếu chưa đến 6 tỷ đồng có thể khiến vốn hóa của SAB “bay” hơn 10.100 tỷ đồng, tác động mạnh đến Vn-Index và chỉ số Vn30, đơn vị làm chỉ số cơ sở cho hợp đồng phái sinh.
“Không phải là can thiệp lộ liễu nữa mà là thô bạo”, một nhà đầu tư đã phải thốt lên khi nhìn bảng điện tử cuối phiên hôm qua.
Khi Vn-Index và Vn30-Index giảm 4 phiên liên tiếp, khối nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua ròng, với sức mua đều tay hơn 150 tỷ đồng/phiên.
Không có một thước đo chính xác nào cho thấy chứng khoán phái sinh đang bị tác động và tác động ngược lại đến thị trường cơ sở. Bản thân các cơ quan quản lý khi được hỏi về vấn đề này đều cho rằng không thể có chuyện chứng khoán phái sinh tác động đến thị trường cơ sở, và bản thân thị trường cơ sở vận động theo kì vọng của các nhà đầu tư. Tuy nhiên khi VN30 có thể bị tác động dễ dàng như trường hợp của SAB ở trên cần phải đặt ra một dấu hỏi về kẽ hở của TTCK phái sinh.
Rõ ràng thị trường phát triển không thể không phát triển các sản phẩm mới. Chứng khoán phái sinh ưu việt hơn cổ phiếu cơ sở bởi không bị giới hạn T 3, có thể trading trong ngày và quay vòng, cũng như tỷ lệ đòn bẩy cao, thậm chí một số CTCK cho phép “margin của margin”, tức là cho nhà đầu tư giao dịch phái sinh với giá thấp hơn nhiều giá quy định của Sở, phần chênh lệch CTCK hoặc môi giới ở giữa cho vay. Ưu việt là vậy, với kỳ vọng trở thành sản phẩm phòng vệ rủi ro, nhưng khi vào TTCK Việt Nam phái sinh lại biến tướng thành một sản phẩm đầu cơ. Rất cần thiết phải có sự quản lý và theo dõi chặt chẽ từ các cơ quan chủ quản để thị trường phái sinh về đúng vai trò của nó.
Tâm An
Video đang HOT
Theo Trí thức trẻ
Thị trường tài chính 24h: Cơ hội đang trở lại
VN-Index phục hồi khá mạnh; Sốt ruột với chợ nợ xấu; EPS cao, giá cổ phiếu thấp: Cơ hội hay cái bẫy?; Nhà đầu tư dồn dập đón tiền về tài khoản; Cổ phiếu chứng khoán: Cơ hội đang trở lại; Chứng khoán châu Á nín thở trước 'cơn bão' thuế quan thương mại; Trung Quốc sẵn sàng trả đũa nếu Mỹ tiếp tục đánh thuế...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
VN-Index tăng trở lại
Mặc dù vẫn còn những nhịp điều chỉnh trong phiên sáng nay, nhưng đà tăng mạnh của ông lớn VNM và sự trở lại của dòng bank đã giúp thị trường tạm chốt phiên trên mốc tham chiếu.
Bước sang phiên chiều, lực cầu giá cao nhanh chóng nhập cuộc và tập trung vào nhóm cổ phiếu bluechip đã giúp thị trường tiếp tục bứt tốc.
Sắc xanh từ nhóm bluechip và vốn hóa lớn đã lan rộng ra thị trường, đã chắp cánh giúp thị trường bay cao trong phiên cuối tuần.
Nhóm VN30 chỉ còn 2 mã giảm nhẹ là HSG chưa tới 0,5% xuống 10.400 đồng và VIC giảm 0,82% xuống 97.200 đồng; SAB và KDC đứng giá tham chiếu; còn lại các mã đều tăng.
Dòng bank có đóng góp khá lớn cho thị trường với VCB tăng 2,8% lên 62.000 đồng, CTG tăng 2,3% lên 26.500 đồng, BID tăng 3,5% lên 33.900 đồng, STB tăng 2,3% lên 11.300 đồng, MBB tăng 1,8% lên 22.850 đồng, TCB tăng 1,8% lên 25.250 đồng, HDB tăng 0,4% lên 36.650 đồng.
VNM sau 10 phiên liên tiếp chủ yếu giảm đã bứt mạnh, kết phiên tăng 4,1% lên mức 127.100 đồng.
Các mã bluechip khác cũng hỗ trợ tốt thị trường như VRE tăng hơn 3% lên 37.650 đồng, HPG tăng 2,72% lên 39.700 đồng, PLX tăng 1,04% lên 67.800 đồng, SSI tăng 1,94% lên 31.500 đồng, FPT tăng 1,53% lên 43.000 đồng, cùng sắc xanh ở VJC, GAS, MSN, MWG, NVL...
Ở nhóm cổ phiếu thị trường cũng khởi sắc với ASM, FLC, DXG, HQC, KBC...
Đáng chú ý là HAR. Thông tin HĐQT quyết định chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại phường Trường Thạnh, quận 9, TP. HCM, HAR đã tăng kịch trần 7% lên mức 5.990 đồng.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 3,33 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 151,27 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 1,46 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 20,49 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 1,33 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 25,92 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 7/9: VN-Index tăng 10,71 điểm ( 1,12%), lên 968,9 điểm; HNX-Index tăng 1,29 điểm ( 1,17%), lên 111,77 điểm; UPCoM-Index tăng 0,1 điểm ( 0,19%) lên 51 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 4.230 tỷ đồng.
Chứng khoán Mỹ
Thông tin mới nhất ảnh hưởng đến thị trường là đề xuất áp thuế bổ sung đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc của Mỹ dự kiến sẽ được chi tiết hóa vào cuối ngày Thứ sáu theo giờ địa phương, và có thể áp dụng ngay sau đó.
Ngay sau đó, Trung Quốc đã cảnh báo sẽ đáp trả nếu Washington thực hiện bất kỳ biện pháp thuế quan mới nào.
Tuy nhiên, điểm tích cực vẫn hiện diện, đó cuộc đàm phán giữa Mỹ và Canada nhằm tái thương lượng về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vẫn tiếp tục.
Nhưng nhìn cung, thị trường vẫn diễn biến trái chiều, trong khi Dow Jones tăng điểm thì S&P 500 và Nasdaq Composite nhuốm sắc đỏ.
Nguyên nhân khiến S&P 500 và Nasdaq Composite sụt giảm do nhóm cổ phiếu các công ty sản xuất chip và internet gây sức ép.
Theo đó, Philadelphia sụt 2,7%, Micron lao dốc 9,9% và là một trong những cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến Nasdaq Composite. Cổ phiếu KLA-Tencor rớt 9,7%.
Ngoài ra, nhóm cổ phiếu các công ty mạng xã hội cũng chìm xuống Facebook giảm 2,8% và Twitter sụt 5,9%. Cổ phiếu Snap, công ty mẹ của Snapchat, chạm mức thấp kỷ lục và khép phiên mất 3,1%.
Kết thúc phiên 6/9, chỉ số Dow Jones tăng 20,88 điểm ( 0,08%), lên 25.995,87 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 10,55 điểm (-0,37%), xuống 2.878,05 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 72,45 điểm (-0,91%), xuống 7.922,73 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục giảm và rơi xuống mức thấp nhất trong gần 1 tháng qua, do giới đầu tư bán tháo nhóm cổ phiếu liên quan đến các công ty sản xuất chip, sau khi có báo rằng ông Donald Trump có thể hướng tranh chấp thương mại tiếp theo với Nhật Bản.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,8% xuống 22.307,06 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 21/8. Trong tuần, Nikkei 255 giảm 2,4%, mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ giữa tháng Ba.
Các Topix rộng giảm 0,5% xuống 1.684,31 điểm và là phiên thứ bảy liên tiếp mất điểm.
Thị trường đã hoảng sợ sau khi CNBC cho biết rằng Trump đã nói với một nhà báo trên Phố Wall rằng ông sẽ hướng cuộc chiến thương mại toàn cầu của mình sang Nhật Bản.
Takuya Takahashi, chiến lược gia của Daiwa Securities cho biết Điều lo ngại của các nhà đầu tư đã diễn ra, ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản sẽ là mục tiêu của Trump.
Cổ phiếu của các nhà xuất khẩu theo đó chịu áp lực bán với Subaru Corp giảm 2,4%, Kyocera Corp giảm 3,8% và Panasonic Corp giảm 1,6%.
Các nhà sản xuất chip cũng lao dốc, với KLA Tencor giảm 9% sau khi Giám đốc tài chính Bren Higgins cho biết kết quả kinh doanh vào cuối năm nay sẽ thấp hơn dự kiến.
Advantest Corp giảm 7,2% và Tokyo Electron giảm 6%, Sumco Corp giảm 5,2% và Shin-Etsu Chemical giảm 2,7%.
Chứng khoán Trung Quốc phục hồi nhẹ, nhưng tính chung cả tuần các chỉ số chính vẫn tiếp tục suy yếu.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,4% lên 2.691,59 điểm. Chỉ số này giảm 0,8% trong tuần.
Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,45% lên 3.277,64 điểm, nhưng chỉ số này đã giảm 1,7% trong tuần.
Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng 0,8%, bất động sản tăng 0,94% và y tế tăng 1,9%.
Cổ phiếu của các hãng hàng không đã cất cánh khi các nhà đầu tư mua bắt đáy, sau khi đã giảm mạnh trước đó do đồng nhân dân tệ yếu.
Theo đó, Juneyao Airlines Co Ltd tăng 7,6%, China Eastern Airlines tăng 2,8% và China Southern Airlines kết thúc tăng 0,8%.
Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất phiên hôm nay là Ningxia Xinri Hengli Steel Wire Rope Co Ltd tăng 10,07%; Gansu Gangtai Holding Group Co Ltd tăng 10,03% và Zhejiang Tiancheng Controls Co Ltd tăng 10,03%.
Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất có Tập đoàn Nam Trung ương Nam Kinh giảm 9,97%; Dawning Information Industry Co Ltd, giảm 8,25% và China National Software & Service Co Ltd giảm 6,71%.
Chứng khoán Hồng Kông gần như không đổi trong phiên cuối tuần, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm ngoái vào phiên trước.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm nhẹ 1,35 điểm xuống 26.973,47 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,18% xuống 10.559,54 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng hơn 1%, ngành CNTT tăng 0,48%, tài chính giảm 0,43% và bất động sản giảm 0,09%
Cổ phiếu tăng giá lớn nhất thuộc về China Merchants Port Holdings Co Ltd, đóng cửa tăng 4,95%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Galaxy Entertainment Group Ltd, giảm 3,79%.
Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất là CNOOC Ltd tăng 3,13%; Hengan International Group Company Ltd tăng 2,66% và CSPC Pharmaceutical Group Ltd, tăng 1,59%.
Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất có China Huarong Asset Management Co Ltd giảm 3,18%; Dongfeng Motor Group Co Ltd giảm 2,8% và China Gas Holdings Ltd giảm 2,4%.
Kết thúc phiên 7/9:Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 180,88 điểm (-0,80%), xuống 22.307,06 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 1,35 điểm (-0,00%), xuống 26.973,47 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 10,71 điểm ( 0,40%), lên 2.702,30 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.340 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay không đổi so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,59 - 36,78 triệu đồng/lượng, giảm nhẹ 10.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.686 đồng/USD, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.260 - 23.340 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Sốt ruột với chợ nợ xấu
Con số nhỏ giọt các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đưa ra rao bán gần đây chưa thể giúp các ngân hàng thương mại bớt lo do số lượng khoản nợ được bán đấu giá còn rất nhỏ..>> Chi tiết
- EPS cao, giá cổ phiếu thấp: Cơ hội hay cái bẫy?
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) ở mức cao, trong khi thị giá cổ phiếu thấp, dẫn tới P/E thấp - nhiều nhà đầu tư tưởng chừng sẽ chọn mua được cổ phiếu có giá hời, nhưng trong đa số trường hợp, thị trường không vô lý khi định giá thấp như vậy..>> Chi tiết
- Nhà đầu tư dồn dập đón tiền về tài khoản
Trong tháng 9 và tháng 10, hàng loạt doanh nghiệp đến đợt trả cổ tức cho cổ đông. Nhiều doanh nghiệp thực hiện chi trả bằng tiền mặt với tỷ lệ khá cao..>> Chi tiết
- Cổ phiếu chứng khoán: Cơ hội đang trở lại
Sau đợt sụt giảm mạnh, việc thị trường chứng khoán tiếp tục xu hướng hồi phục được kỳ vọng sẽ giúp nhóm cổ phiếu chứng khoán bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, nhất là khi khối doanh nghiệp này nhiều khả năng đạt kết quả kinh doanh tích cực hơn trong quý III/2018..>> Chi tiết
- Doanh nghiệp vận tải lại tố bị chặn cửa kinh doanh
Hàng loạt doanh nghiệp vận tải tiếp tục lên tiếng về những bất cập của Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2018 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đang được Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ bởi những quy định được cho là cấm đoán, hạn chế, thậm chí là chặn cửa kinh doanh của doanh nghiệp lĩnh vực này..>> Chi tiết
- Trung Quốc sẵn sàng trả đũa nếu Mỹ tiếp tục đánh thuế
Người phát ngôn Chính phủ Trung Quốc cho biết, nước này sẵn sàng trả đũa nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục đánh thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và tin tưởng rằng, nước này có thể duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững và lành mạnh..>> Chi tiết
Thạch Bắc tổng hợp
"Ông lớn" Sabeco bất ngờ "gục ngã", hơn 10.000 tỷ đồng phút chốc tiêu tan Cổ phiếu SAB của Sabeco dù có khối lượng cổ phiếu được chuyển nhượng tự do rất khiêm tốn, thế nhưng đây vẫn một trong những mã "quyền lực" nhất thị trường. Phiên giảm mạnh hôm qua của mã này đã dìm VN-Index, lấy đi của chỉ số hơn 3 điểm và đánh bay hơn 10.000 tỷ đồng vốn hoá của Sabeco. Phiên...