Vi cá mập có gì mà đắt tiền, được thế giới săn lùng tới vậy?
Sụn vi cá mập không những là một loại thuốc quý, nguyên liệu chế biến thức ăn hiếm có mà còn là một món quà cực đắt tiền; do vậy, khắp nơi trên thế giới ai ai cũng săn tìm cá mập để lấy sụn, trong đó đông nhất là người châu Á.
Vì sau sụn vi cá mập lại quý?
Sụn vi cá mập trên thị trường hiện nay đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Úc, Canada, Mỹ, Nga, Nhật, Đức… Trong đó, đắt và tốt hàng đầu là những sản phẩm đến từ Mỹ và Nhật.
Việc sử dụng sụn vi cá mập đã có từ hàng nghìn năm trước, nhưng phải đến cuối những năm 50, đầu những năm 60 cur thế kỷ 20, các nhà khoa học mới chính thức nghiên cứu cụ thể.
Đầu tiên, sụn vi cá mập được sử dụng nhiều bởi những vận động viên thể thao như một loạithuốc bổ cho xương khớp, vì sụn vi cá mập có chứa protein, canxi và một loại gel giúp bôi trơn các khớp, như vậy tránh sự bào mòn nhanh chóng do vận động nhiều gây ra.
Vi cá mập, một mặt hàng xa xỉ. (Ảnh: Internet)
Cụ thể, sụn vi cá mập có chứa mô liên kết, bao gồm mucopolysaccharides glycosaminoglycans, chất đạm, calcium, và collagen. Do đó, sụn vi cá mập có tác dụng rất tốt với cơ thể con người như: Bổ sung khoáng chất, trong đó có canxi và phốtpho.
Canxi là khoáng chất cần thiết cho xương và răng, có lợi cho hệ tim mạch. Phốtpho giúp cơ thể sử dụng được các khoáng chất và cần thiết trong một số chức năng riêng của thận.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận ra rằng, việc sử dụng sụn vi cá mập có tác dụng chống sưng các cơ và khớp và có tác dụng vô cùng hiệu quả cho những người bị bệnh viêm khớp.
Và việc sử dụng sụn vi cá mập một cách thường xuyên và đúng liều lượng về lâu dài rất có ích cho xương khớp của chúng ta; nó không những làm tăng tuổi thọ cho xương khớp mà còn có tác dụng như một loại thuốc chống thấp khớp, loãng xương và các bệnh khác liên quan đến cơ, xương, khớp và cả mắt.
Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học chế tạo ra sụn vi cá mập dưới dạng viên nén, dễ uống hơn vì không có mùi khai khai như tự nhiên. Mặc dù ở các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật, Việt Nam, Triều Tiên thì việc chế biến sụn vi cá mập thành món súp hoặc vi cá mập xào trứng gà… vẫn được ưa chuộng hơn bởi quan niệm ăn như vậy sẽ tự nhiên và chất bổ vẫn còn nguyên vẹn hơn.
Ngoài sâm là một thần dược quý hiếm thì sụn vi cá mập lại là một món sơn hào hải vị chỉ dành cho những người có rất nhiều tiền.
Tới thời điểm hiện tại, sụn vi cá mập đã trở thành biểu tượng của những người giàu có, và ở quốc gia như Trung Quốc, nếu khách tới nhà được tiếp bằng món này thì chứng tỏ vị khách này rất được quý mến.
Video đang HOT
Do công dụng của sụn vi cá mập và do thời đại hiện nay khi số lượng cá mập trên thế giới ngày càng giảm nên những thứ như sụn vi cá mập ngày càng hiếm, càng đắt.
Hai loại sụn vi cá mập của Mỹ và Nhật hiện đang đứng đầu bảng về chất lượng và giá cả. Cả hai quốc gia này đều bán dưới dạng viên nén, sụn vi cá mập GNC Shark Cartilage 750mg của Mỹ khi về tới Việt Nam có giá khoảng 600.000 đồng/hộp 180 viên; còn Squalene Orihiro 360 viên của Nhật được đông đảo người dùng ưu chuộng cũng chỉ có giá khoảng 600.000 đồng.
Thuốc được chế tạo từ sụn vi cá mập mà có giá như vậy hoàn toàn không đắt. Nhưng nếu mua sụn vi cá mập khô về để chế biến thành các món ăn thì nó lại có giá khá cao.
Sụn vi cá mập ở Việt Nam đắt hơn vàng
Ở Việt Nam, giá của vi cá mập cũng đa dạng, tuỳ vào người bán. Nhưng những sản phẩm phổ biến nhất từ vi cá mập là những loại sau: Cước vi cá mập loại đã qua sơ chế còn nguyên vây có giá 1.600.000 đồng/100g; Cước vi cá mập loại 2 có giá 1.100.000 đồng/100g; Vi cá mập khô chưa làm sạch có giá 1 triệu đồng/100g; Vi cá mập tươi làm sạch bảo quản lạnh có giá 700.000 đồng/100g…
Tuy nhiên, trên đây chỉ là bảng giá rẻ nhất của sụn vi cá mập ở Việt Nam, ngoài ra trên mạng cũng có nhiều giá bán khác nhau, cao hơn gấp 3, 4 lần.
Một con cá mập đang bị cắt vi lưng
Và cũng có rất nhiều người bị lừa vì ham của lạ. Đã có rất nhiều trường hợp ở Việt Nam, người dùng chi cả dăm bảy triệu để mua sụn vi cá mập về nấu ăn rồi phát hiện ra là mình đang ăn… nhựa, cao su.
Rồi trong Khánh Hoà, rất nhiều vụ buôn bán sụn vi cá mập giả được phát hiện. Thực ra, khi người dùng đi mua thì đã được bán cước vi cá mập đã qua sơ chế. Loại này nhìn như sợi bánh đa to có màu vàng óng, chẳng ai biết được đó là thật hay giả nếu không là người sành.
Còn nếu mua nguyên vi cá mập tươi về chế biến, khi vi cá mập còn tươi thì đó là một loại thực phẩm đặc biệt, bởi còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, có thể nói khi tươi thì vi cá mập là một thần dược.
Nhưng điều đặc biệt nữa đó là vi cá mập chỉ giữ được độ tươi trong khoảng thời gian ngắn. Khi đã ươn hoặc không tươi nữa thì không thể chế biến được, thậm chí còn gây ngộ độc. Mặc dù vậy, rất nhiều tiểu thương vẫn gom về bán với giá cắt cổ.
Cách tốt nhất để thưởng thức trọn vẹn món sơn hào hải vị này là mua ở cửa hàng uy tín, thực sự tin tưởng. Thứ hai, đó là việc kiểm tra bao bì, nếu sản phẩm không giống thì thôi không mua nữa; thứ ba, nếu có thể hãy bỏ vi cá ra, nếu có mùi thơm, không có hiện tượng bung hạt bột nhỏ và không bở thì đó là vi cá mập thật.
Đằng sau những viên thuốc dạng nén, những bát súp nóng hổi kia là hàng triệu con cá mập bị giết, là cả một môi trường biển bị tàn phá. Những người dân chài khi bắt được cá mập nếu chúng quẫy quá thì sẽ bị giết ngay lập tức, còn con nào “ngoan” thì sẽ được “xử” nhẹ nhàng hơn là cắt hết vi rồi lại thả xuống biển.
Đó là một vấn nạn của cả thế giới, đã và đang bị lên án nhưng vẫn chưa thể giải quyết nổi…
Theo Phong Sơn (VTC News)
Những món ăn có tên gọi kỳ quặc ở Trung Quốc, đặc biệt là cái số 3 khiến ai nghe cũng bật cười
Ẩm thực Trung Hoa luôn có sự đa dạng, mới mẻ và đủ sức lôi cuốn bất kỳ ai mới lần đầu nếm thử. Hơn thế nữa, có một số món lại được gọi tên theo cách "chẳng giống ai" khiến bạn mới nghe lần đầu còn phải bật cười thích thú.
"Mì ôm người đẹp"
Vốn là một đặc sản nức tiếng ở tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), món mì độc đáo này thu hút người ăn nhờ sự cầu kỳ, bắt mắt của các phần nguyên liệu trong tô mì. Sợi mì to được chế biến cùng với thịt bò, đậu phộng và các loại rau ăn kèm. Nhưng chính nhờ sự hài hòa trong tô mì khiến thực khách mới lần đầu nhìn thấy đều có một ấn tượng khó phai.
Những sợi mì dài trắng phau, nõn nà như "gái còn xuân" đang e ấp thoắt ẩn, thoắt hiện giữa các nguyên liệu đi kèm nên nhiều người đã liên tưởng đến sự ôm ấp dành cho các cô gái. Và đó chính là lý do vì sao món ăn này có tên là "mì ôm người đẹp" ở Trung Quốc.
"Phật nhảy tường"
Sở dĩ gọi là "Phật nhảy tường" vì món ăn này có quá trình chế biến vô cùng công phu, cầu kỳ. Nổi bật là 18 loại nguyên liệu thượng hạng như hải sâm, vi cá mập, bào ngư, nhân sâm, sò điệp... cùng các nguyên liệu khác như thịt gà, gân lợn, nấm, trứng... Ngoài ra, thứ làm nên hương vị độc đáo khiến các vị sư trong chùa cũng phải "nhảy tường" để chiêm ngưỡng còn nằm ở 12 loại gia vị khác nhau khi chế biến. Nhờ đó, món ăn này không chỉ bổ dưỡng mà còn có mùi hương vô cùng hấp dẫn, kích thích.
Bánh bao "chó cũng không thèm ăn"
Thương hiệu bánh bao Gou Bu Li (nghĩa là Cẩu Bất Lý) hay còn được dịch theo nghĩa Tiếng Việt là "chó cũng không thèm ăn" khiến nhiều người phải bật cười thích thú vì cái tên có phần kỳ quặc và chẳng giống ai này. Mặc dù dịch theo nghĩa Tiếng Việt có phần buồn cười nhưng món ăn này được một người tên Cẩu Tử làm ra và Từ Hy Thái Hậu đã từng khen ngợi là món ăn trường thọ. Nhờ đó, "tiếng lành đồn xa" khiến tiệm bánh bao của Cẩu Tử rất đông khách, bận làm hàng bán đến nỗi chả có thời gian trò chuyện với khách như trước.
Thấy vậy, một vị khách đã thốt lời trêu: "Cẩu Tử mải bán bánh bao chả thèm quan tâm đến khách hàng nữa". Cũng từ đó, tiệm bánh bao của Cẩu Tử đã "chết dí" cái tên Gou Bu Li - "chó cũng không thèm ăn".
"Bún qua cầu"
Tương truyền món "bún qua cầu" bắt nguồn từ một đôi vợ chồng ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Hàng ngày, người vợ đều làm đồ ăn rồi phải đi qua một chiếc cầu để mang sang cho người chồng bận ôn thi ở một hòn đảo nhỏ.
Chính vì đường qua cầu khá dài nên đồ ăn thường nguội rất nhanh. Trong một lần tình cờ thấy đứa con gắp thịt nhúng vào bát canh nóng, khi cho vào miệng thấy vẫn còn nóng và mềm ngon nên người vợ đã nghĩ ra cách mới để làm đồ ăn cho chồng.
Để làm món "bún qua cầu" cần một bát nước dùng nóng hổi ninh từ xương, bún sợi to, rau, dưa, thịt tươi, nấm, trứng... Món "bún qua cầu" này không chỉ mang đậm nét văn hóa vùng miền mà còn thấm đượm tình nghĩa vợ chồng son sắt.
"Đậu phụ thối"
Đây là một món ăn đã không còn quá xa lạ với nhiều người nhưng lại luôn khiến vô số người phải run sợ mỗi khi lại gần. Mùi hương của "đậu phụ thối" quả thật không giống với bất kỳ một món ăn nào. Do đậu phụ đã được lên men lâu nên có mùi thum thủm như thách thức người ăn.
Công đoạn chế biến đậu đòi hỏi quá trình lên men rất cao tay. Để tạo được mùi thum thủm cho đậu thì người ta phải ủ chung đậu cùng phần nước cốt gồm sữa, rau cải, nấm đen với các loại thảo dược khác trong khoảng 6 tháng rồi vớt ra ngoài không khí trong vòng 6 giờ hoặc 2 ngày tùy thời tiết.
Nguồn: Business Insider, Chinacuisinestories...