Vì bố không ăn cơm đúng giờ
Mỗi lần bà nội bảo Bin lên gọi bố xuống ăn cơm, bố thường không xuống ngay. Bố bảo: “Vâng” rồi lại tiếp tục dán mắt vào điện thoại hoặc xem nốt bộ phim. Thỉnh thoảng Bin vẫn thấy bà lấy thêm cái đĩa gắp ra một ít thức ăn, rồi lấy cái bát múc ít canh rau bảo là để phần tí bố xuống ăn.
Cả nhà ăn cơm vui vẻ, còn bố thì vẫn ở lỳ trên gác xem ti vi hoặc làm dở việc gì đó. Có hôm nhà ăn gần xong bữa thì bố xuống, nhưng cũng có hôm ăn xong dọn mâm bát, rửa bát rồi bà úp cái lồng bàn vào phần thức ăn của bố mà bố vẫn chưa xuống ăn.
Thỉnh thoảng, bố về nhà đúng bữa cơm nhưng lại ra đầu ngõ uống nước chè, hút thuốc, bà lại sai Bin lấy thêm cái đĩa để phần thức ăn cho bố. Hình như mọi sinh hoạt chung của gia đình đều không ảnh hưởng gì đến bố. Bố thích ăn thì ăn, thích ngủ thì ngủ, chẳng ai bắt bố phải làm cái nọ hay cái kia cho đúng giờ.
Mẹ thì khác. Lúc nào cũng bắt Bin phải dậy đúng giờ, ăn đúnng giờ, học đúng giờ, thậm chí đánh răng cũng phải đúng giờ. Bin thấy mẹ thật khó tính, chẳng giống như bà, bố là con của bà mà chẳng phải làm gì đúng giờ, thế mới thích.
Thỉnh thoảng Bin cũng muốn ngủ nướng, cũng muốn xem nốt bộ phim hoạt hình, vậy mà mẹ cứ gọi đi tắm, ăn cơm, học bài. Bin phụng phịu thì bị mẹ mắng. Đôi khi Bin chỉ muốn ở với bà, với bố. Mẹ mà đi công tác mấy ngày là Bin mở cờ trong bụng vì sắp được thoát khỏi gông cùm của mẹ. Trong mấy ngày ấy Bin được bà chiều chuộng, bố cũng chỉ quát lấy lệ nếu Bin chưa đúng giờ rồi thì cho Bin thoải mái chơi, ăn, ngủ.
Ảnh mang tính minh họa
Video đang HOT
Càng lớn lên, Bin lại càng tỏ thái độ không ưa cách “cai trị” của mẹ. Bin ngày càng bướng bỉnh và hay cãi. Mỗi lần muốn phản đối mẹ, Bin đều lấy “gương” của bố ra để làm chứng. Nào là bố cũng không đúng giờ mà có bao giờ bị bà mắng đâu. Nào là bố ăn ngủ không đúng giờ nhưng vẫn “nên người” đấy thôi… Nào là người lớn được tự do thoải mái lại bắt trẻ con làm đủ thứ mà trẻ không muốn. Nó ra sức lý luận rằng, cứ gì phải đúng giờ mới trở thành người tốt, điển hình bố nó là người tốt mà không cần đúng giờ.
Mẹ bắt đầu cằn nhằn vì việc bố không nề nếp làm gương xấu cho con. Bố bảo mẹ cứ phức tạp mọi chuyện lên, chứ bố vẫn hoàn thành tốt công việc và kiếm tiền được đấy thôi. “Lớn lên thì sẽ đâu vào đấy!”. Bố bảo thế, Bin thấy bố nói thật chí lý.
Bin bắt đầu có thái độ “câu giờ” giống như bố. Mẹ gọi xuống ăn cơm, Bin nì nèo: “Phim hay quá, cho con xem nốt… một tí thôi”. “Con đang chơi dở game nốt ván này rồi con học bài, mẹ nhé”. Quát mắng mãi cũng mệt, mẹ cũng dần dần nới lỏng kỷ cương. Bin thấy cái chiêu câu giờ của mình thật hiệu quả, đôi lúc mẹ nản quá cũng chẳng bắt Bin làm cái nọ cái kia đúng giờ nữa. Đến khi mẹ sinh em nhỏ thì mẹ quá bận rộn chẳng có thời gian mà nhắc nhở.
Năm Bin lên lớp 12, Bin trở thành người bạn thân thiết của bố. Hai bố con thoải mái ăn ngủ, xem ti vi, chơi game lúc nào cũng được. Tiếng cằn nhằn của mẹ cũng ít đi và nỗi thất vọng trong mắt mẹ ngày càng rõ nét hơn nhưng Bin chẳng mảy may để ý.
Hôm thi đại học, em bị ốm nằm viện, mẹ giao cho bố đưa Bin đến điểm thi. Mẹ gọi điện giục hai bố con từ lúc 5 giờ sáng nhưng hai bố con cứ lần lữa mãi, đến khi ra khỏi nhà thì tắc đường. Đến điểm thi thì đã muộn nên không được vào thi. Năm đó Bin được ở nhà chơi xả láng vì chưa phải đi học đại học. Cả năm cày game, ngủ nướng, rong chơi khiến cho ý chí học tập vốn đã ít ỏi của Bin giờ chỉ còn một nhúm. Năm sau Bin thi trượt đại học và tiếp tục ở nhà. Cái thói chểnh mảng lười biếng đã ăn sâu vào ý thức khiến Bin không còn muốn phấn đấu. Động viên mãi Bin mới đi học nghề nhưng lúc học xong cũng không kiếm được việc làm. Đến lúc này thì bố hoàn toàn bất lực trước ông con quý tử.
Hôm ấy cả gia đình đã phải ngồi họp để bàn bạc về chuyện của Bin. Bây giờ nó đã lớn, việc uốn nắn đã trở nên quá muộn. Mẹ khóc lóc vì đã không cố ghìm con vào kỷ luật. Bố hối hận vì đã làm gương xấu cho con theo, ông bà nội thì day dứt vì đã quá nuông chiều cả con và cháu. Sau cái quyết định cho Bin nhập ngũ, bố hứa với gia đình kể từ nay sẽ … ăn cơm đúng giờ.
Theo GĐVN
Tìm cách 'chạm' vào thế giới của nhau
Tôi sẽ học cách chấp nhận dù có phần nào đó trong tôi vẫn bướng bỉnh khước từ cách mà mọi người trong thế giới này đang "chạm" vào nhau. Trong thế giới hiện đại, người ta không còn cần phải mài nhọn tất cả mọi giác quan để sinh tồn nữa. Song ở mặt khác, sự nhạy cảm cũng đã giảm dần đi và khoảng cách cứ lớn dần.
Tôi sẽ vẫn tìm mọi cách để "chạm" vào bạn, "chạm" vào cuộc sống
Cô tôi kể, khi tôi còn bé, tôi "ranh ma" lắm, lúc nào ngủ hay thức cũng phải duỗi một chân ra và phải chạm vào ai đó thì mới có thể yên tâm vào giấc. Những ngày nhỏ khi phải vào viện để chữa mắt (tôi bị hạt trấu bay vô mắt), tôi kiên quyết không chịu cho bác sỹ tiêm nếu không có ai nắm lấy tay mình.
Đó là khi còn bé.
Cách chúng ta cảm nhận cuộc sống, cảm nhận vạn vật quanh mình khi bé hóa ra có ảnh hưởng rất sâu sắc, bền chặt khi chúng ta lớn lên. Với một đứa trẻ lúc nào cũng đòi hỏi phải có ai đó ở bên mình, lúc nào không gian xung quanh cũng phải có "hơi người" thì lớn lên giữa một cuộc sống đầy những lúc phải đơn độc, thật sự không dễ dàng gì. Và đôi khi, cách mà ta cảm nhận, yêu thương thế giới này không giống như cách thế giới này yêu thương ta.
Em gái tôi luôn kêu ca vì tôi cứ nhèo nhẽo thơm nó mỗi lần nó sang chơi, dù nó đã 20 tuổi. Bạn trai trước đây của tôi luôn không hiểu tại sao phải ôm tạm biệt nhau trước khi vào cổng và tại sao cứ phải gắp cho nhau ăn; loằng ngoằng mãi vì những điều vụn vặt thế rồi cũng chia tay.
Khi nắm một bàn tay xương xẩu, bạn sẽ hiểu nỗi gian khó nhọc nhằn dù người ta không nói. Trong "Cuốn theo chiều gió" có một cảnh rất hài, khi gia cảnh cùng quẫn và đồn điền Ohara sắp rơi vào tay kẻ khác đến nơi, Scarlet đành phải lập mưu vào nhà giam để "quyến rũ" Rhett hòng moi tiền.
Scarlet ăn mặc đẹp, giả bộ vui tươi và Rhett có vẻ tin vào điều ấy. Cho đến khi Rhett cúi xuống, hôn lên bàn tay Scarlet thì nhận ra tay cô gầy guộc, xước xát - đôi bàn tay lam lũ nhọc nhằn chứ không phải đôi bàn tay của một tiểu thư nhàn nhã. Vở kịch hạ màn.
Khi nhìn vào đôi mắt, bạn sẽ thấy đôi mắt nói lên những điều mà người ta không nói. Một dạo tôi buồn, tôi hay phải nghe hỏi, sao lại có ánh nhìn sâu đến thế. Là vì, nỗi buồn làm tôi dừng lại lâu hơn, lâu hơn nữa ở một người. Khi đối diện nhau, người ta mới có thể biết một ánh nhìn thật sâu hay hời hợt. Một ánh nhìn nói hộ những điều ngôn ngữ đang giấu che. Thơ Vi Thùy Linh có câu rất gợi: "Em cay đắng khi anh đẩy em bằng ánh mắt".
Tôi sẽ buồn nếu em gái bảo đừng có thơm nó nữa vì nó lớn rồi, nhưng tôi sẽ vẫn ôm em thật chặt bất cứ khi nào, để em biết tôi còn yêu em nhiều. Nếu người tôi thương trót bận không thể gặp thì tôi sẽ vẫn để trong tin nhắn, bảo rằng "thơm em đi" và người ấy sẽ gửi icon hình một cái thơm lên má.
Tôi vẫn làm việc tốt trong một căn phòng kín bưng, chỉ rù rì tiếng máy lạnh, rào rào tiếng bàn phím nhưng tôi sẽ chạy xuống phố để xem hôm nay nắng màu gì, mây màu gì và tụi chim có còn ríu ran trên cành cây ngay khi tôi có phút giây rảnh rỗi đầu tiên. Tôi sẽ làm việc độc lập của mình, nhưng tôi sẽ không chọn làm việc trong bốn bức tường mà sẽ là ồn ào quán cà phê đầy người qua lại.
Tôi sẽ học cách chấp nhận dù có phần nào đó trong tôi vẫn bướng bỉnh khước từ cách mà mọi người trong thế giới này đang "chạm" vào nhau. Trong thế giới hiện đại, người ta không còn cần phải mài nhọn tất cả mọi giác quan để sinh tồn nữa. Song ở mặt khác, sự nhạy cảm cũng đã giảm dần đi và khoảng cách cứ lớn dần.
Tôi đang nghĩ, rồi có thể một ngày, người ta sẽ không có cơ hội để biết trong vòng ôm đang lỏng dần là một lời chia tay chưa nói và trong ánh mắt nhìn mình đắm đuối đang ẩn chứa một men say. Không biết, bởi người ta có tìm đến, ở cạnh nhau đâu mà biết.
Tôi sẽ vẫn tìm mọi cách để "chạm" vào bạn, "chạm" vào cuộc sống, dù rằng ở phương diện nào đó, sẽ trở thành một điều cố chấp, điên rồ.
Theo PNVN
Chồng cũ vô cùng bản lĩnh trước cám dỗ từ người phụ nữ khác nhưng điều này lại khiến tôi.. Tôi biết, ngày càng có nhiều chị em mất niềm tin vào cánh mày râu khi mà những vụ ngoại tình, bồ bịch bị khui ra. Thế nhưng đọc xong câu chuyện của tôi, chắc chắn bạn sẽ tin rằng trên đời này vẫn còn những người đàn ông bản lĩnh. Ảnh minh họa Ly hôn, không phải tôi và chồng cũ không...