VHM, VRE, BID…tăng mạnh, VnIndex bứt phá tăng tiếp phiên thứ 5 liên tiếp
Cổ phiếu HPG của Hoà Phát hôm nay tăng mạnh hơn 2% với khối lượng tính đến 10h đã đạt 4 triệu cổ phiếu. Tuy vậy, nhà đầu tư có vẻ đang quá kỳ vọng vào con số ngắn hạn, đột biến theo tháng mà công ty vừa công bố.
Khác với cảnh đi ngang buổi sáng, phiên giao dịch buổi chiều nay, VnIndex đã thể hiện mạnh mẽ hơn khi nhiều cổ phiếu lớn tiếp tục vượt đỉnh. Suốt hơn 40 phút giao dịch, chỉ số giữ được sắc xanh.
VHM tăng tiếp gần 3.000 đồng và vượt ngưỡng 100.000 đồng. VRE cũng tăng 1,3%.
HPG tăng mạnh mẽ sau tin tóm lược tình hình sản xuất kinh doanh tháng 10. Tuy vậy, chúng tôi lưu ý nhà đầu tư rằng xuất khẩu tuy tăng 10% nhưng xét về con số tuyệt đối chỉ tăng chưa đầy 10 tấn thép so với 10 tháng đầu năm ngoái, tỷ trọng rất nhỏ trên sản lượng của Hoà Phát. Thị trường miền Nam, miền trung là 2 thị trường Hoà Phát vừa thâm nhập không lâu nên có mức tăng trưởng cao, trong khi đó, thị trường trọng yếu miền Bắc không tăng.
=======================
Phiên giao dịch 6/11 kết thúc với màu xanh của VnIndex. Đây là phiên thứ 4 liên tiếp chỉ số tăng điểm và cũng là phiên thứ 4 liên tiếp chỉ số “bình yên” trên ngưỡng nghìn điểm mà nhà đầu tư mong đợi. Phải nói thêm rằng, với đa phần nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán thì ngưỡng điểm một nghìn có ý nghĩa quan trọng, nhiều người chỉ chờ đợi VnIndex bứt phá qua điểm số này là rót tiền đầu tư với kỳ vọng chỉ số tăng bền vững dài hạn.
Tuy vậy, phiên giao dịch 6/11 kết thúc trong sắc xanh nhưng lực tăng lại không đáng kể. Thanh khoản được duy trì ở mức khá cao so với những tháng gần đây nhưng có thể thấy áp lực chốt lời đang xuất hiện ngày một rõ rệt hơn. Chính bởi vậy, nhiều nhà đầu tư cho rằng khả năng thị trường rơi vào trạng thái điều chỉnh trong một vài phiên tới hoàn toàn có thể xảy ra.
Video đang HOT
Mở đầu phiên giao dịch 7/11, chỉ số VnIndex cho thấy nhận định trên tương đối phù hợp. Chỉ số hiện tại đang lưỡng lự giữa hai màu xanh/đỏ và không có nét chấm phá rõ ràng, /- quanh ngưỡng 2 điểm. Tâm lý lạc quan của những người chờ đợi xu hướng tăng dài hạn vẫn hiện hữu nên lực bán ra tuy khá cao nhưng không bán bằng mọi giá. Bên mua cũng không quá vội vàng.
Đáng chú ý trong phiên giao dịch hôm nay phải nhắc đến:
-Nhiều công ty chứng khoán bổ sung PLX vào danh sách cho vay margin trở lại từ đầu tháng 11 đến nay. Tuy vậy, PLX đang không nhận được sự quan tâm đáng kể từ thị trường bởi nhiều cổ phiếu nóng với mức sinh lời cao hơn đang hấp dẫn nhà đầu tư hơn.
-Sau phiên tăng trần ngày 5/11 cùng thông tin Invest Đại Tây Dương đăng ký bán 41 triệu cổ phiếu thì cổ phiếu GTN của GTNfoods lại quay đầu giảm phiên thứ hai liên tiếp. Có vẻ như công cuộc “đu bám” theo thông tin M&A của 2 công ty sữa chỉ dành cho những nhà đầu tư dài hạn, kiên nhẫn.
-Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn gây chú ý với đà tăng của những “ông lớn” như VCB, MBB, BID…Cá biệt như VCB đã tăng mạnh mẽ suốt thời gian dài giúp cổ phiếu này lên ngưỡng 91.600 đồng. Tuy vậy, trước khả năng thị trường chung điều chỉnh nhẹ thì thanh khoản VCB đang khá thấp.
-Cổ phiếu HPG của Hoà Phát hôm nay tăng mạnh hơn 2% với khối lượng tính đến 10h đã đạt 4 triệu cổ phiếu. Hôm qua, công ty thép này công bố sản lượng thép miền nam tăng 91% do thép Dung Quất bắt đầu cung ứng ra thị trường. Tuy vậy, nhà đầu tư cũng cần lưu ý “ma thuật” của những con số theo tháng khi mà tổng hoà 10 tháng, Hòa Phát sản xuất và cung cấp cho thị trường hơn 2,18 triệu tấn thép xây dựng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước và tổng lượng xuất khẩu thép của Hòa Phát 10 tháng đạt 205.800 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ. Tức, tổng cộng từ đầu năm đến cuối tháng 10, sản lượng bán ra của Hoà Phát cũng chỉ mới tăng ở mức khá nhẹ nhàng và cơ hội từ thị trường xuất khẩu thực sự chưa mở ra lớn so với quy mô sản xuất. Với quy mô của nhà máy Dung Quất thì việc quy mô thị trường mở rộng thêm đến đâu là điều quan trọng hơn là con số tăng trưởng sản lượng ngắn hạn.
-Nhóm cổ phiếu “Trịnh Gia” ROS, FLC: ROS vẫn tiếp tục vận hành theo lối cũ, hầu hết thời gian trong phiên giá đỏ và kết thúc phiên ở mức giá cao nhất ngày. Thống kê cho thấy, khi giá càng giảm và về đáy thấp nhất nhiều năm thì khối lượng giao dịch tăng dần lên. Phiên sáng nay tính đến 10h chưa có sự đột biến về khối lượng. Cổ phiếu FLC sau thời gian tăng nóng đang loay hoay mỗi lần chạm đến giá 5 là quay đầu giảm. Song hành với sự biến động của FLC là những thông tin về Bamboo đã có mã giao dịch OTC và sẽ lên sàn chứng khoán trong thời gian tới. Chính thông tin này giúp cổ phiếu FLC cứ mỗi lần giảm sâu so với giá 5 mới tạo lập là lực mua lớn lại đẩy cổ phiếu tăng trở lại.
Phương Chi
Theo Trí thức trẻ
VN-Index vượt đỉnh 1.000 điểm, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm 10 nghìn tỷ
Sau một tuần giao dịch, giá trị cổ phiếu của ông Phạm Nhật Vượng tăng thêm thậm chí còn vượt xa tổng tài sản của người giàu thứ 10 Việt Nam, ông Trịnh Văn Quyết, và xấp xỉ bằng người giàu thứ 9, ông Hồ Xuân Năng.
Sau nhiều phiên vượt ngưỡng bất thành, VN-Index đã chính thức bỏ xa ngưỡng 1.000 điểm sau khi kết thúc tuần ở mức 1.015,59 điểm, tăng 16,77 điểm so với phiên 31/10. Đây là phiên thứ hai trong tuần chỉ số này vượt ngưỡng kháng cự 1.000 điểm thành công.
Đóng góp vào sự bứt phá của VN-Index phiên cuối tuần có VIC của Vingroup, cổ phiếu này tăng mạnh 3.500 đồng (2,9%) trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 11 với mức giá 122.500 đồng/cp.
Với mức giá này, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, đã tăng thêm 4,52% sau một tuần giao dịch. Hiện tổng giá trị cổ phiếu VIC do ông Vượng nắm giữ đã đạt mức 228.485 tỷ đồng, tăng 9.885 tỷ đồng chỉ sau một tuần giao dịch.
Đóng góp nhiều nhất cho mức tăng nói trên chính là phiên giao dịch cuối tuần, cũng là phiên giao dịch đầu tiên của tháng 11. Riêng trong phiên này ông chủ hãng xe hơi Vinfast đã có thêm 6.528 tỷ đồng.
Trong khi đó, bà Phạm Thu Hương - vợ ông Vượng - cũng bỏ túi tới 800 tỷ đồng trong tuần vừa qua nhờ việc VIC tăng giá. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc VIC tăng giá là Vingroup công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 đầy tích cực.
Kết thúc quý 3/2019 Vingroup đạt 2.544 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 712 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Lũy kế 9 tháng đầu năm, tập đoàn đạt 9.384 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 12%), trong đó lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 2.900 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu thuộc hệ sinh thái Vingroup của Chủ tịch Phạm Nhật Vượng khiến VN-Index bứt phá mạnh.
Tuy nhiên, không phải "đại gia" nào cũng có được niềm vui lớn sau khi kết thúc tuần. Nếu như tuần trước đó bà Nguyễn Thị Phương Thảo -TGĐ Vietjet Air - là ngôi sao sáng nhất sàn chứng khoán với mức tăng tài sản lên tới 1.400 tỷ đồng thì tuần này, người giàu thứ hai trên sàn chứng khoán lại ghi nhận sự sụt giảm do cổ phiếu VJC giảm 0,27%.
Tuy nhiên, tổng giá trị tài sản của bà Thảo từ hai mã cổ phiếu HDB và VJC vẫn đạt 30.475 tỷ đồng, dù giảm hơn 66 tỷ đồng so với tuần trước nhưng cũng đã hơn một năm qua giá trị cổ phiếu của "nữ tướng" Vietjet mới vượt ngưỡng 30.000 tỷ đồng.
Cũng trong top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán, bộ đôi tỷ phú Hồ Hùng Anh - Nguyễn Đăng Quang đón nhận tin vui trở lại sau một tuần giá cổ phiếu sụt giảm.
Kết thúc tuần, dù cổ phiếu TCB của Techcombank giảm giá 0,4% còn 23.700 đồng/cp nhưng việc MSN của Masan Group tăng giá 1,4% lên 75.700 đồng/cp đã bù đắp cho sự sụt giảm này. Theo đó, tài sản của ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch TCB, cổ đông của MSN - tăng hơn 268 tỷ đồng sau một tuần giao dịch, đạt mức 19.654 tỷ đồng.
Còn ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch MSN, Phó Chủ tịch TCB - cũng có thêm hơn 276 tỷ đồng, nâng tổng giá trị tài sản lên 19.313 tỷ đồng.
Ở ngoài top 5, hai tỷ phú đáng chú ý nhất là ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch FLC - và ông Hồ Xuân Năng - Chủ tịch Vicostone (VCS).
Sau khi có thêm 400 tỷ đồng ở tuần trước, tuần này tài sản của ông Hồ Xuân Năng lại giảm 278 tỷ đồng và lùi về mức 10.420 tỷ đồng. VCS kết thúc tuần ở mức giá 86.200 đồng/cp, giảm 2,59% so với tuần trước.
Với ông Trịnh Văn Quyết, cổ phiếu FLC đã tăng giá 2,5% khi đóng cửa tuần ở mức giá 4.500 đồng/cp, nhưng việc cổ phiếu ROS của FLC Faros giảm 1,56% còn 25.200 đồng/cp đã khiến cho tổng tài sản của ông Quyết giảm 108 tỷ đồng trong tuần vừa qua, còn lại 8.544 tỷ đồng.
Như vậy, tổng tài sản của Chủ tịch FLC hiện tại thậm chí còn ít hơn so với mức tăng thêm của ông Phạm Nhật Vượng (8.544 tỷ đồng so với mức tăng thêm 9.885 tỷ đồng của Chủ tịch Vingroup). Trong khi đó tổng tài sản 10.420 tỷ đồng của Chủ tịch VCS cũng chỉ nhỉnh hơn chút ít so với "phần tăng thêm" của Chủ tịch VIC.
Hiền Anh
Theo Infonet.vn
FLC lý giải thế nào về doannh thu hợp nhất tăng vọt, lợi nhuận giảm? CTCP Tập đoàn FLC vừa có văn bản gửi UBCKNN và Sở GDCK TP.HCM về việc lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hợp nhất quý 3/2019 giảm 23% so với quý 3/2018. Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2019, FLC đạt 64,45 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 18,93 tỷ đồng (23%) so với cùng kỳ năm ngoái....