Vết xước nhỏ suýt cướp đi mạng sống
Người đàn ông 37 tuổi bị xước chân trái khi làm ruộng. Một tuần sau, vùng xung quanh vết xước bị viêm, ngả màu đen, hoại tử diện rộng.
Anh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị ngày 15/2. Bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu, cho biết khi nhập viện người bệnh bị viêm hoại tử từ cẳng chân tới đùi trái, có dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết, sốc.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm mô mềm, tiên lượng nặng, phải thở máy, lọc máu. Bệnh viện mời chuyên gia từ Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác sang hỗ trợ cắt lọc vùng hoại tử ở đùi, cẳng chân trái của người bệnh, sau đó đắp thuốc bên ngoài để phục hồi vùng da bị hoại tử.
Hiện, người bệnh đã thoát sốc, sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, tổn thương nặng sẽ để lại di chứng, gây hạn chế trong vận động của người đàn ông sau này. Nhóm điều trị cũng lấy mẫu bệnh phẩm để nuôi cấy vi khuẩn, tuy nhiên chưa xác định được chủng khuẩn gây nhiễm.
Theo bác sĩ Hùng, bệnh nhân đã không sơ cứu và vệ sinh vết xước chân đúng cách, sau đó tiếp xúc với môi trường bùn đất chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Đây là nguyên nhân chính khiến anh này rơi vào tình trạng nặng.
Viêm mô mềm là tình trạng viêm nhiễm vùng mô mềm, gây tổn thương sưng, nóng, đỏ, đau. Đây là bệnh thường gặp, sẽ diến biến nặng khi không được điều trị kịp thời. Những người cơ địa đặc biệt hoặc có bệnh nền như đái tháo đường, gout, suy giảm miễn dịch, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh có thể trở nặng từ một vết xước nhỏ trên cơ thể.
Bác sĩ khuyến cáo người dân không chủ quan khi gặp các chấn thương dù nhỏ. Nên vệ sinh, sơ cứu vết thương sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các môi trường có nhiều vi khuẩn gây bệnh. Người lao động chân tay cần sử dụng các phương tiện bảo hộ, ủng, bốt, tránh để viết xước tiếp xúc với môi trường dễ bội nhiễm vi khuẩn.
Video đang HOT
Bác sĩ Hùng khám cho bệnh nhân nguy kịch tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Văn Phong.
Đối phó với sâu răng
Sâu răng là tổn thương tiêu hủy cấu trúc vôi hóa chất vô cơ của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ sâu trên bề mặt răng và do vi khuẩn gây ra.
Tổn thương dẫn đến viêm tủy răng, tủy răng chết, viêm hoặc áp-xe quanh cuống răng. Bệnh sâu răng có thể gây vỡ răng, hôi miệng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ,...
Nguyên nhân
Sâu răng là do sự phối hợp của các yếu tố như: vi khuẩn, chất đường và thời gian, trong đó vi khuẩn luôn có sẵn ở trong miệng tạo thành vi khuẩn chí, đặc trưng ở mỗi người; chất đường có thể tồn tại khoảng 1 giờ ở miệng sau khi ăn các loại thức ăn chứa đường.
Do trên bề mặt răng có các mảng bám nên vi khuẩn gây bệnh sâu răng trú ẩn ở đây và có thể gây bệnh sâu răng. Vi khuẩn có thể sử dụng đường có trong miệng để tạo ra các mảng bám răng. Chúng còn biến đường thành chất axit và chất axit này ăn mòn dần các chất vô cơ của men răng và ngà răng, quá trình này tạo ra các lỗ sâu răng.
Nhóm người có nguy cơ cao bị bệnh sâu răng gồm: trẻ em có thói quen ăn uống các thức ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả ngọt; trẻ có dị dạng về răng miệng; trong gia đình có bố, mẹ, anh chị em ruột bị sâu răng...
Để phòng sâu răng, cần chải răng đúng cách 3 lần/ngày.
Dấu hiệu răng bị sâu
Khi bắt đầu bị tổn thương sâu răng, bệnh tiến triển nhưng không tạo lỗ sâu trên bề mặt răng, vì vậy, mọi người hầu như không thể biết là mình đang bị sâu răng.
Giai đoạn này, tổn thương có khi chỉ là những đốm trắng đục hoặc nâu xuất hiện trên mặt nhai hoặc ở kẽ giữa 2 răng. Trường hợp bạn phát hiện được lỗ sâu, nhưng lỗ sâu đó còn nông thì cũng không đau đớn gì.
Chỉ đến khi tổn thương lỗ sâu đã ăn sâu vào đến lớp ngà răng mới thấy hơi đau và có thể bạn vẫn cho qua mà chưa biết là bị sâu răng.
Tuy nhiên, nếu bị kích thích bởi các yếu tố như ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh, thức ăn chua, ngọt, khi lỗ sâu tiến sát tủy răng thì tủy răng sẽ bị viêm, bệnh nhân bị sâu răng sẽ ê buốt, đau tủy răng từng cơn. Khi đó nếu không được điều trị, tình trạng sâu răng sẽ diễn tiến nặng nhanh chóng.
Nếu đã bị viêm tủy răng có thể dẫn đến hoại tử tủy, gây áp-xe răng. Đối với trẻ em bị nhiễm khuẩn răng sữa, nếu không được điều trị đúng thì nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn là khó tránh khỏi. Nguy hiểm nhất là các trường hợp nhiễm khuẩn răng sữa có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn lan ra mặt rất nguy hiểm.
Phòng tránh
Sâu răng tiến triển lâu dài trong vài năm mà không hề có triệu chứng, vì vậy chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh thường xuyên, lâu dài mới mong có kết quả.
Các biện pháp phòng bệnh gồm: chải răng 3 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và ngay sau các bữa ăn trưa, tối, nhất là cần chải răng buổi tối trước khi đi ngủ.
Mọi người cần biết cách chải răng đúng là: dùng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt nhai và mặt trong hai hàm răng trên và dưới. Cần chải kỹ rìa lợi và cổ răng. Kem chải răng nên dùng loại có thuốc diệt khuẩn, có fluor và canxi có tác dụng làm cho men răng cứng hơn, để răng có thể chống đỡ với vi khuẩn và axit tốt hơn.
Nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ giữa 2 răng như sau: dùng một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 35 - 40cm, quấn chặt vào 2 đầu ngón tay giữa chừa khoảng cách khoảng 10cm, dùng 2 ngón trỏ căng sợi chỉ, dùng ngón trỏ trái hoặc phải ấn sợi chỉ vào kẽ răng, kéo ngang 1cm để lấy thức ăn còn giắt (nếu có) ra khỏi kẽ răng.
Dùng nước súc miệng có tác dụng khử khuẩn để làm sạch toàn bộ kẽ răng mà bàn chải và chỉ nha khoa chưa làm sạch được. Nên khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời điều trị những răng mới bị sâu.
Cuối năm, cảnh giác với bệnh liên cầu lợn Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Thân Mạnh Hùng - Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, bệnh liên cầu lợn xảy ra rải rác quanh năm, nhưng cứ vào dịp cuối năm (tính theo âm lịch), bệnh có xu hướng gia tăng. Đáng chú ý, bệnh liên cầu lợn không chỉ xảy ra với những trường hợp ăn tiết...