Vết tím bầm lâu ngày không khỏi, dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh “chảy máu cả đời”
Người bị căn bệnh Hemophilia sẽ phải sống chung với những cơn đau đến suốt đời. Gần như, họ không thể lao động bằng những công việc nặng nhọc và phải tránh xa các môn thể thao đối kháng.
Chỉ biết mình mắc bệnh khi gặp chấn thương không lành
Trước năm 2001, anh L.H.Q (Hà Nội) trong một lần sơ ý đã bị chấn thương chảy máu ở vùng chân. Thấy vết thương thâm tím nhiều ngày nên anh đã đến châm cứu tại một bệnh viện. Thế nhưng, càng châm cứu thì vết thương của anh Q. lại càng sưng to, không có dấu hiệu lành lại.
Bệnh nhân Hemophilia đến điều trị tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.
Do vết thương gây đau đớn nhiều ngày, anh Q. quyết định đến Bệnh viện Bạch Mai để điều trị. Sau khi các bác sĩ thăm khám, gửi mẫu máu sang một bệnh viện khác xét nghiệm thì anh mới biết mình bị căn bệnh lạ mang tên Hemophilia.
Thời điểm đó, anh Q. đã rất sợ hãi vì cánh cửa tương lai gần như đóng lại trước mắt. Chỉ đến khi được nhận vào làm tình nguyện viên tại Trung tâm Hemophilia với nhiệm vụ xây dựng phần mềm quản lý bệnh nhân thì niềm tin cuộc sống của anh Q. mới quay trở lại.
Đến thời điểm này, anh Q. đã lập gia đình có hai đứa con với một công việc đủ lo trang trải các chi phí để chữa bệnh cũng cuộc sống hàng ngày. Tuy vậy, cuộc sống của anh Q. chịu sự ảnh hưởng, phụ thuộc rất lớn vì căn bệnh này khi mỗi năm phải đến điều trị tại Trung tâm Hemophilia từ 52 – 58 lần.
Cứ khoảng 2 – 3 tháng một lần, hai mẹ con chị N.V.A lại khăn khói từ Quảng Ninh lên Hà Nội để điều trị căn bệnh Hemophilia. Chị A. cho biết, con trai chị phát hiện bị bệnh từ lúc 1 tuổi đó là khi cháu đang chơi thì gặp phải một chấn thương ỏ chân. Lúc đó, cả gia đình đều rất lo lắng vì vết tím bầm ngày càng lan rộng khiến cháu rất đau đớn.
Khi biết cháu bị căn bệnh bị Hemophilia, gia đình rất bất ngờ vì trước nay không ai trong nhà từng mắc. Trường hợp của con chị A. là một bệnh nhân mắc Hemophilia nhẹ ban đầu nhưng cháu đã phải từ bỏ sở thích chơi bóng đá của mình.
Người bệnh chủ yếu là nam giới
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mai – Giám đốc Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Hemophilia còn gọi là bệnh ưa chảy máu hay máu khó đông. Đây là một rối loạn đông máu gây ra do thiếu một số yếu tố đông máu. Hemophilia là căn bệnh hiếm gặp chủ yếu ở nam giới với tỉ lệ mắc khoảng 0,0001%.
Video đang HOT
Chảy máu kéo dài là một trong những dấu hiệu nhận biết người bệnh Hemophilia.
Cũng thao bác sĩ Mai, đa số các trường hợp mắc Hemophilia là do gen di truyền, nghĩa là bệnh được truyền qua gen của bố mẹ và người bệnh khi sinh ra đã mang bệnh chứ không lây nhiễm từ một người khác. Tuy nhiên, cũng có 1/3 trường hợp bệnh nhân không có tiền sử gia đình. Những trường hợp này được cho là gây ra do một đột biến gen tự phát của chính người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết của Hemophilia đó là người bệnh thường xuất hiện các mảng bầm tím lớn, chảy máu trong cơ và khớp, chảy máu bên trong cơ thể không rõ nguyên nhân, chảy máu kéo dài sau tai nạn. Hiện nay, bệnh Hemophilia chưa được chữa khỏi hoàn toàn, nhưng với điều trị bổ sung yếu tố đông máu bị thiếu hụt, người bệnh có thể có một cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, người mắc bệnh Hemophilia cần tránh các môn thể thao có tính chất đối kháng, đi chơi xa lâu ngày.
Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 30.000 mang gen Hemophilia, 6.200 người mắc các bệnh rối loạn chảy máu và trong số đó chỉ có chưa tới 60% bẹnh nhân được chẩn đoán và điều trị. Được biết, Trung tâm Hemophialia, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đang quản lý cho 1.900 bệnh nhân.
Bảo hiểm xã hội – Cứu cánh cho người bệnh Hemophilia
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Thị Mai, Hemophilia là một trong những căn bệnh có chi phí điều trị tốn nhất hiện nay. Cứ mỗi lần điều trị, để ngăn bệnh nhân tiếp tục chảy máu, chi phí có thể lên tới hàng trăm, thậm chí hàng tỉ đồng.
Nguyễn Thị Mai – Giám đốc Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.
Với những bệnh nhân có cân nặng khoảng 50kg, mỗi ngày tiền thuốc ít nhất cũng khoảng 10 triệu đồng. Mỗi đợt điều trị có thể kéo dài từ 2 – 3 ngày thậm chí là cả tuần. Có những bệnh nhân để lâu quá mới đến điều trị thì chi phí có thể lên đến 1 – 2 tỉ đồng. Mỗi năm, bệnh nhân Hemophilia bị chảy máu trên dưới 40 lần nên họ phải điều trị rất nhiều đợt.
Trước đây, người bệnh Hemophilia do chi phí điều trị quá cao nên không dám tới viện điều trị dẫn tới các biến chứng nặng, dẫn đến nguy cơ tàn tận và tử vong rất cao. Mọi khó khăn gần như được tháo gỡ vào tháng 10/2005, với sự nỗ lực của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Bảo hiểm xã hội đã đồng ý chi trả các chi phí chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân Hemophilia, trừ yếu tố cô đặc. Đây được xem là quyết định lịch sử đối với những người bị căn bệnh Hemophilia.
Tuy vậy, bác sĩ Mai cũng bày tỏ băn khoăn khi bệnh nhân Hemophilia hiện nay đang rất khó khăn khi phải phụ thuộc quá nhiều vào bệnh viện. Thống kê trung bình, người bệnh chảy máu khoảng 40 lần mỗi năm nhưng chỉ điều trị được khoảng 12 lần.
“Chính vì vậy, chúng tôi đang tích cực vận động để người bệnh có thể điều trị chảy máu sớm tại nhà tức là điều trị dự phòng khi chưa chảy máu” – bác sĩ Mai cho biết.
Thế Công
Theo toquoc
Hai em nhỏ và hành trình 8 tiếng di chuyển mỗi tháng để đến viện điều trị
Có những trường hợp mắc bệnh Hemophilia (máu khó đông) tái phát 40 lần/năm, họ ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà với chi phí đi lại, ăn ở tốn kém. Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đang đề xuất cấp thuốc để những người bệnh này điều trị tại nhà, tái khám theo lịch hẹn.
Bệnh nhân máu khó đông có thể điều trị tại nhà
2 anh em cháu Tẩn Láo Tả và Tẩn Láo Lở ở vùng miền núi đặc biệt khó khăn (Bát Xát, Lào Cai) cùng mắc bệnh Hemophilia. Nhà các cháu ở trên núi, nên mỗi lần đi viện chỉ có thể đi bộ xuống núi. Nhưng đến lúc phải đi viện, các cháu tình trạng nặng, ra máu trong cơ, khớp rất đau đớn, không thể tự đi được, hai bố mẹ phải cõng con suốt 1 giờ đồng hồ xuống núi, tiếp đó bắt xe đi 7 tiếng đồng hồ mới về đến Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.
Đến lúc này thì tình trạng chảy máu càng nghiêm trọng hơn và điều trị càng lâu dài, tốn kém hơn.
Câu chuyện về hai anh em cháu Tẩn Láo Tả và Tẩn Láo Lở được chia sẻ chiều 17/4, tại Hội nghị bệnh nhân và ra mắt phim tư liệu về hemophilia nhân ngày Hemophilia thế giới khiến nhiều người xúc động về hành trình gian khổ chữa căn bệnh các cháu phải mang suốt đời.
Hầu như tháng nào các em cũng phải vượt hành trình dài đến Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương điều trị căn bệnh máu khó đông.
TS.BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Chủ tịch Hội Rối loạn đông máu Việt Nam cho biết, hiện nay trên toàn quốc có 7 cơ sở chính điều trị và quản lý bệnh hemophilia, trong đó Trung tâm Hemophilia viện Huyết học - Truyền máu Trung ương có thể cung cấp được dịch vụ chăm sóc toàn diện cho người bệnh một cách thường xuyên. Bệnh nhân mỗi lần điều trị đều phải nhập viện điều trị dài ngày do đến viện muộn vì tình trạng ra máu quá nặng.
Tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiệu quả điều trị sớm chảy máu tại nhà cho bệnh nhân Hemophilia. Theo đó, 60 bệnh nhân mức độ nặng sống tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận đã được chia nhóm, 30 bệnh nhân điều trị tại viện và 30 bệnh nhân điều trị chảy máu tại nhà với sự hỗ trợ của cơ sở y tế.
Sau 6 tháng theo dõi, trên 60 bệnh nhân có 1301 đợt chảy máu, trong đố 83,75% là chảy máu khớp; 9,26% chảy máu cơ.
Trong nhóm nghiên cứu, 90,1% chảy máu được điều trị tại nhà và 9.9% đợt chảy máu phải điều trị tại viện do chảy máu nặng.
Đáng nói, thời gian được tiêm yếu tố cô đặc khi có dấu hiệu chảu máu ở nhóm điều trị tại nhà là rất sớm (trong 1 giờ) so với nhóm điều trị tại viện là 6 giờ (do phải sắp xếp, di chuyển tới viện). Do vậy, thời gian điều trị một đợi chảy máu của nhóm điều trị tại nhà kéo dài 1 - 12 ngày, ngắn hơn nhóm điều trị tại viện là 2 - 22 ngày.
Số thời gian người bệnh phải nghỉ học/làm ở nhóm điều trị tại nhà cũng thấp hơn nhóm điều trị tại viện.
Chi phí điều trị cho nhóm bệnh nhân điều trị tại nhà trong 6 tháng cũng thấp hơn nhiều so với nhóm điều trị tại bệnh viện.
Vì vậy, các bác sĩ trong nhóm nghiên cứu đề xuất điều trị tại nhà là phương pháp an toàn, hiệu quả, giúp bệnh nhân được điều trị sớm, giảm chi phí, giảm phụ thuộc.
"Lần theo dấu vết" tìm bệnh nhân mới
Ngày Hemophilia Thế giới năm 2019 với thông điệp - "Phát hiện và chẩn đoán - Bước đầu tiên để chăm sóc người bệnh".
Theo TS Khánh, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh rối loạn chảy máu có sức khỏe tốt, góp phần hạn chế tối đa những biến chứng không đáng có cho người bệnh.
Rối loạn chảy máu là một nhóm bệnh có biểu hiện chảy máu kéo dài, lâu cầm mà nguyên nhân do cơ thể người bệnh có khó khăn trong việc tạo ra cục máu đông. Theo thống kê, trên thế giới cứ 1.000 người lại có 1 người mắc các rối loạn chảy máu.
Tại Việt Nam, theo ước tính có trên 6.200 người mắc hemophilia (máu khó đông) trong số đó mới chỉ có khoảng 50% bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị. Điều này dẫn tới nhiều bệnh nhân có chất lượng cuộc sống kém, bị các bệnh lý biến dạng khớp, khó đi lại, tàn tật do tình trạng máu khó đông gây ra. Trong khi đó, nếu được phát hiện sớm và quản lí tốt người bệnh hoàn toàn có thể sống như người bình thường.
Được triển khai thực hiện từ năm 2003 tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, chương trình "Lần theo dấu vết" đã trở thành công cụ tích cực trong phát hiện, chẩn đoán bệnh nhân mới và người mang gen hemophilia trong cộng đồng. Từ việc phân tích phả hệ của người bệnh đã được chẩn đoán, dựa trên cơ chế di truyền bệnh, các cán bộ y tế có thể xác định được thành viên nào trong gia đình có khả năng bị bệnh và có khả năng mang gen để chủ động làm các xét nghiệm chẩn đoán. Đến nay, đã có gần 300 người bệnh hemophilia và hàng trăm phụ nữ mang gen đã được phát hiện thông qua chương trình này.
Chương trình "Lần theo dấu vết" đã tích cực, chủ động tích cực tìm kiếm bệnh nhân mới, tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người bệnh, người nhà và cộng đồng về hemophilia; tập huấn, đào tạo cho đội ngũ cán bộ y tế để nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị; tháo gỡ các vướng mắc về chính sách, các hoạt động hỗ trợ nhân đạo, hợp tác quốc tế...
TS Khánh cho rằng, việc đầu tư cho chẩn đoán, quản lí và chăm sóc sẽ đem lại cuộc sống có chất lượng cho người bệnh rối loạn đông máu, qua đó họ sẽ đóng góp sức lao động, đem lại của cải vật chất cho xã hội. Tuy nhiên điều này chỉ thực hiện được khi có sự quan tâm, hỗ trợ của toàn thể cộng đồng.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Nơi cuộc sống hồi sinh... Tốt nghiệp ĐH với bao dự định, hoài bão cho một giai đoạn mới thì bất ngờ chàng trai Lại Huy Quốc ở Thái Bình phát hiện ra mình mắc căn bệnh về máu không thể chữa được. Cú sốc này càng khiến tình trạng bệnh của Quốc trở nên trầm trọng, anh nằm liệt giường suốt 3 tháng và tinh thần trở...