“Vết sẹo” đáng thương của cô giáo trẻ yêu nghề
Tôi thật không biết bắt đầu từ đâu để thuật lại những bi kịch hiện tại mà em đang phải gánh chịu. Từ vết thương lòng sau một lần hạnh phúc của hôn nhân gia đình tan vỡ ? Từ vết thương chằng chịt cơ thể sau 6 lần mổ tim vẫn không trị được dứt điểm ? Hay từ tình yêu nghề giáo của một cô gái trẻ bỗng dưng gián đoạn vì bệnh tật…
Đã nghe bác Trần Văn Trường kể sơ qua về tình hình nguy nan của con gái mình, nên tôi hơi chút ngạc nhiên khi nghe Minh Chung bảo em vẫn chưa lập gia đình. Mãi sau em mới giải thích: “Thật sự là em không hề còn chút trí nhớ nào về việc đã từng yêu một người, đã lập gia đình với họ và đã ly hôn với họ. Có lẽ đó là một quá khứ buồn, nên việc em mất trí nhớ về những ngày tháng đó, có lẽ lại hay hơn cho bản thân em”, Minh Chung tâm sự.
Trải qua 6 lần phẫu thuật tim, cô giáo trẻ Trần Thị Minh Chung vẫn chưa thoát khỏi án tử khi đang phải chống chọi với khối áp- xe ở tim gây mưng mủ, nhiễm trùng
Vết sẹo dài chạy trước ngực là dấu tích cho những lần đứng giữa ranh giới của sống và chết của Minh Chung
Minh Chung mà tôi đang kể với các bạn, tên đầy đủ là Trần Thị Minh Chung, cô giáo dạy môn tin học ở tỉnh Cao Bằng, quê quán ở Thái Nguyên, nhưng hiện tại đang phải nằm điều trị vì áp xe ở tim tại Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội). Năm nay 32 tuổi, là giáo viên Trường THPT Chuyên Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, mọi chuyện có lẽ sẽ trôi qua êm đềm với em nếu như em không bị căn bệnh tim hành hạ suốt gần 15 năm nay.
Bác Trường, bố của Chung đưa cho tôi xem xấp bệnh án cũng như hồ sơ những lần phẫu thuật tim của con gái mình. Minh Chung đã 6 lần mổ tim, trong đó 3 lần mổ hở, 3 lần mổ kín, mà lần nào cũng trong cảnh “thập tử nhất sinh”. “Cái lần mổ năm 2011 là nặng nhất, khi các bác sĩ thông báo cháu đã ngừng thở đến 5 phút, nhưng may mắn sao cháu cũng tỉnh lại. Chỉ có điều lúc tỉnh lại thì cháu tuyệt nhiên không còn nhớ gì cả. Cháu không biết mình là ai, không nhận ra bố mẹ, thậm chí còn không biết đọc, biết viết. Cháu mất trí nhớ hoàn toàn, cứ như là đứa trẻ vừa mới sinh ra vậy”, bác Trường kể.
Bác Đinh Thị Lan, mẹ của Minh Chung, ngồi bên cạnh con cũng rơm rớm nước mắt, vừa vạch áo cho tôi xem vết mổ kéo dài thâm đen, chằng chịt trước ngực của Minh Chung, vừa nói về những tháng ngày khủng khiếp của con mình. “Cái giai đoạn mà cháu quên hết trí nhớ, chúng tôi đau đớn xót xa lắm anh ạ. Bao nhiêu hi vọng về một tương lai tươi sáng cho con, bỗng dưng tắt ngấm khi con cứ như một đứa trẻ lên ba trong một hình hài người lớn. Con không nhớ gì, không biết gì, chân tay run rẩy, người thì yếu ớt, nhất là bác sĩ bảo tính mạng cứ như ngọn đèn trước gió”.
Video đang HOT
Nước mắt của bà Đinh Thị Lan, mẹ của Minh Chung khi nhớ về những tháng ngày gian khó cùng con chữa bệnh
Lần mất trí nhớ đó, có lẽ là những tháng ngày khủng khiếp, đáng sợ nhất với hai vợ chồng bác Trường, Lan trước tình cảnh trớ trêu của con gái mình. Con là ai, con ở đâu, con đang làm nghề gì, vì sao con phải nằm ở bệnh viện ? Bố tên gì, mẹ tên gì, con có bao nhiêu anh em ? Con có chồng rồi ư ? Anh ấy đã bỏ con rồi ư… ? Bao nhiêu câu hỏi tưởng như thật đơn giản những lại là những thách thức không hề nhỏ để tìm lại trí nhớ cho Minh Chung.
Tôi nhìn những giọt nước mắt chảy dài của bác Lan, cái dáng vẻ run rẩy của bác Trường, dường như cũng đồng cảm với những khó khăn, cay đắng của hai bác để giúp con phục hồi lại trí nhớ. Cả hai bác cho Minh Chung xem lại album ảnh gia đình, xem lại giáo án, xem lại những đồ vật quen thuộc mà Minh Chung đã từng gắn bó. Thật may mắn làm sao, trí nhớ của Minh Chung dần dần hồi phục, và đến lúc này trí nhớ dường như đã quay về hơn 90%.
“Em nhớ lại kỷ niệm bố đưa em đi xin việc ở tình Cao Bằng như thế nào. Gia đình em nghèo nên việc xin làm giáo viên ở quê nhà lá điều không tưởng, nên em quyết tâm lên Cao Bằng lập nghiệp theo cơ chế thu hút giáo viên về cống hiến ở vùng sâu vùng xa của tỉnh Cao Bằng hồi đó. Lúc đầu em dạy học ở huyện Hòa An, sau này mới về dạy trường Chuyên Cao Bằng của tỉnh. Rồi em nhớ những ngày mẹ chăm sóc em sau lần mổ tim ở Viện Tim Hà Nội, mà lúc đó mọi người trong gia đình ai cũng nghĩ em không qua khỏi vì em yếu quá…”, Minh Chung kể với tôi bằng một giọng nhẹ nhàng, nhưng ẩn chứa trong đó là sự u buồn khi ở tuổi này em vẫn là nỗi vất vả gian truân của bố mẹ.
Đã từng vào sinh ra tử thời chiến tranh, nhưng chưa bao giờ ông Trường lại lo sợ mất đi đứa con gái đáng thương của mình như lúc này, khi kinh tế đã kiệt quệ mà tính mạng của con vẫn trong vòng nguy hiểm
Đã qua 6 lần mổ tim, mà tổng chi phí cho quá trình điều trị cũng như phẫu thuật suốt 5 năm qua đã tiêu tốn hơn 800 triệu đồng, nhưng tính mạng của Minh Chung vẫn không có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, khối áp-xe ở tim gây ra tình trạng mưng mủ kéo dài từ tháng 7 năm ngoái đến nay vẫn chưa khỏi. “Ông nhà là thương binh 4/4, từng chiến đấu ở chiến trường Thừa Thiên Huế năm 1972, đến năm 1975 mới xuất ngũ. Cả hai vợ chồng chúng tôi đều sống bằng nghề nông, nên việc huy động được 800 triệu đồng là từ việc vay mượn sổ đỏ của anh em họ hàng để cầm cố ngân hàng. Giờ gia đình vẫn còn nợ hơn 400 triệu đồng mà không biết lấy cách chi để trả, trong khi con gái thì vẫn phải trường kỳ kháng chiến với bệnh tật”, bác Lan lại ngậm ngùi nói.
Minh Chung lại tâm sự với tôi, rằng em nhớ trường nhớ lớp lắm. Đã phải rời xa bục giảng suốt hơn 3 năm nay, những đau đớn của bệnh tật không làm em khổ sở bằng việc không được trở lại với công việc yêu thích làm cô giáo, cặm cụi bên những đứa học trò dễ thương, gần gũi. Thế nên tôi không ngạc nhiên khi em trả lời câu hỏi của tôi về điều ước lúc này, là được trở lại làm một người bình thường để di dạy học. Điều ước giản dị là vậy, nhưng với em không hiểu sao khó khăn đến thế. Bất giác tôi nhìn những vết sẹo chằng chịt chạy dọc trước ngực của em mà thấy thương em khôn cùng…
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1391: Bác Trần Văn Trường (bố của em Trần Thị Minh Chung), khu B, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên hoặc giúp đỡ trực tiếp tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) ĐT: 01638.220.463 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thế Nam
Theo Dantri
Cần những giải pháp căn cơ hơn!
Chiều qua 2-4, tại buổi làm việc với lãnh đạo quận Tây Hồ, đồng chí Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh yêu cầu quận Tây Hồ phải bám sát những mục tiêu, kế hoạch đã đề ra và điều kiện cụ thể trên địa bàn.
"Các đồng chí cần năng động, sáng tạo để đưa ra các giải pháp căn cơ hơn; trong đó hết sức lưu ý chỉ tiêu gia tăng giá trị, tăng trưởng"- Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo lưu ý. Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu quận Tây Hồ phải chú trọng công tác giải phóng mặt bằng, phải quyết liệt hơn, tháo gỡ khó khăn để người dân đồng thuận, ủng hộ các dự án. Quận Tây Hồ đã báo cáo cụ thể những dự án còn chậm tiến độ như: giải phóng mặt bằng tại dự án cầu Nhật Tân, dự án xây dựng trường tiểu học, trung học cơ sở Tứ Liên, tiểu học Chu Văn An, xây dựng tuyến đường ngõ 124 Âu Cơ, mương thoát nước La Pho - Cống Đõ...
Chủ tịch thành phố lưu ý đến việc giải quyết những nhu cầu dân sinh thiết thực như xây trường học không được chậm trễ hơn nữa, dứt khoát phải làm. Giải bài toán khó khăn về nguồn vốn ngân sách trong khi vẫn phải thúc đẩy tăng thu, lãnh đạo thành phố cho ý kiến: Riêng với những khu vực đất đai nhỏ lẻ, manh mún và có lợi thế thì cho đấu giá. "Đấu giá ở nơi nào sẽ phục vụ cho đầu tư hạ tầng tại nơi đó", Chủ tịch UBND TP nêu giải pháp tháo gỡ.
Theo ANTD
Cào ốc gạo, một ngư dân bị sóng biển cuốn trôi Mặc dù nỗ lực tìm kiếm nhưng đến chiều 22.3, gia đình và lực lượng chức năng vẫn chưa tìm thấy thi thể ngư dân Trần Văn Trường ( 34 tuổi, ở xã Đức Minh, H.Mộ Đức, Quảng Ngãi) bị sóng biển cuốn trôi mất tích. Anh Phương (người ngồi bên trái) và gia đình chờ tin tìm kiếm người thân Rạng sáng...