Vết nứt trên hồ băng vào top ảnh yêu thích của năm
Tờ National Geographic đã tổng kết 20 tác phẩm được độc giả yêu thích nhất, trong đó có nhiều ảnh ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng tại các điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới.
Bờ biển của Larak, một hòn đảo thuộc Iran nằm ở vịnh Ba Tư, bừng sáng nhờ một loại tảo đặc biệt trong nước. Ảnh: Pooyan Shadpoor.
Bức ảnh thú vị này được chụp ở Nam Cực, cách trạm Caser khoảng 6 km. Ảnh: Clinton Berry.
Ngôi làng nhỏ xinh nằm ở khu bảo tồn vùng Szdliget (Hungary) đem cho người xem cảm giác như lạc vào cổ tích, với làn sương mỏng manh huyền ảo. Ảnh: Gabor Dvornik.
Một con cú tuyết đang chống chọi với thời tiết khắc nghiệt gần thành phố Quebec, Canada. Ảnh: Dominic Roy.
Những cây baobab ở Madagascar đã hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm tuổi. Chúng có một hệ sinh thái riêng, đem lại nguồn sống cho động vật và con người. Ảnh: Van Oosten.
Mặt trời tỏa ánh hoàng hôn lộng lẫy sau nhũ băng trên mặt hồ Superior (Mỹ). Ảnh: Ernie Vater.
Con cáo đỏ nằm rình mồi, được ngụy trang bằng màu cây cỏ ở công viên quốc gia Gran Paradiso, Italy. Ảnh: Stefano Unterthiner.
Video đang HOT
“Băng trên hồ Baikal (Siberia) là một hiện tượng thiên nhiên thú vị”, nhiếp ảnh gia Alexey Trofimov viết. “Các khe băng, vết nứt, chỗ tách rời, chỗ xô lên nhau – tất cả tạo ra những câu chuyện độc đáo và tuyệt vời”. Trong chuyến đi tới hồ nước ngọt sâu nhất và cổ nhất thế giới này, ông hy vọng chụp được một bức ảnh lạ thường trên mặt băng. Một buổi sáng, sương giá và gió mạnh đã tạo ra hình dạng đặc biệt của khe nứt. Ông cho biết: “Tôi chỉ cần chờ tới lúc mặt trời mọc để chụp bức ảnh này”. Ảnh: Alexey Trofimov.
Công viên biển Cabo Pulmo được thành lập vào năm 1995 ở bán đảo Baja California, Mexico. Người dân mong muốn bảo vệ các loài cá và sinh vật biển đang bị đe dọa vì đánh bắt quá mức. Ngày nay, hệ sinh thái nơi đây đã dần phục hồi. Ảnh: Jeff Hester.
Bắc cực quang lộng lẫy trên bầu trời Iceland dưới ánh trăng sáng tạo khung cảnh thần tiên. Ảnh: Andrew George.
Một chú chuột ló đầu ra khỏi hang như đang hỏi “Ai gõ cửa nhà tôi vậy?”, với bóng một chú chuột khác ở phía xa. Ảnh: Cezary Wyszynski.
Con sói ở bờ biển British Columbia (Canada) như rất tò mò về chiếc máy ảnh của tác giả. Ảnh: Ian McAllister.
Ánh mặt trời khiến tán lá đỏ của cây cối trở nên rực rỡ hơn ở công viên quốc gia Plitvice, Croatia. Công viên này có tới 16 hồ nước, hệ động thực vật hoang dã phong phú và khung cảnh nguyên sơ. Ảnh: Vedrana Tafra.
Một người đang ngắm nhìn Hilma Hooker, con tàu chở hàng chìm ngoài khơi đảo Bonaire (Hà Lan). Đây là điểm lặn nổi tiếng thế giới. Ảnh: Marc Henauer.
Con cáo nhỏ ra khỏi hang tại miền Nam Estonia vào một buổi chiều đẹp. Ảnh: Kalmer Lehepuu.
Một cây hoa anh đào bừng nở ở cung điện hoàng gia Kyoto, Nhật Bản. Hoa thường nở vào cuối tháng 3, đầu tháng 4. Ảnh: Yukio Miki.
Một chú cá voi lưng gù ngoài khơi Tonga bơi sát nhiếp ảnh gia. Ảnh: Karim Iliya.
Một số loài động vật hoang dã ở công viên Gran Paradiso (Italy) thay lớp lông trắng như tuyết để ngụy trang vào mùa đông. Ảnh: Stefano Unterthiner.
Hồ Jellyfish ở Eil Malk, một trong các hòn đảo của Palau, chứa hàng triệu con sứa màu vàng tuyệt đẹp, vô hại với con người. Ảnh: Ciemon Frank Caballes.
Những ngư dân ở vùng Hưng Bình, Quảng Tây, Trung Quốc, vẫn dùng phương pháp đánh cá bằng chim cốc đã lưu truyền từ thời xưa. Ảnh: Abderazak Tissoukai.
Theo Zing News
Nơi duy nhất có thể lặn giữa 2 lục địa
Nếu bạn muốn được lặn giữa hai mảng kiến tạo lục địa, chỉ có một nơi duy nhất trên thế giới có thể đáp ứng điều này. Đó là rãnh Silfra ở miền Nam Iceland.
Rãnh Silfra của Iceland là một khe nứt sâu đầy nước nằm giữa lục địa Bắc Mỹ và Á Âu. Ảnh: Nudiblue/Shutterstock.
Đây là nơi hai mảng kiến tạo địa chất khổng lồ gặp nhau và sau đó dần trượt qua, gây động đất khoảng 10 năm một lần. Ảnh: Diego Delso.
Hồ bơi tự nhiên độc đáo này nằm ở công viên quốc gia ingvellir, nổi tiếng với làn nước trong vắt và tinh khiết. Ảnh: Nudiblue/Shutterstock.
Làn nước lạnh và trong vắt như pha lê ở Silfra bắt nguồn từ sông băng Langjkull gần đó. Ảnh: Nudiblue/Shutterstock.
Lượng băng tan theo mùa của sông ngấm vào lòng đất, qua các lớp đá nham thạch có vai trò như bộ lọc tự nhiên. Ảnh: Alex Mustard.
Sau nhiều thập kỷ, nước từ sông băng tới các túi chứa dưới lòng hồ ingvellir và rãnh Silfra. Ảnh: Alex Mustard.
Khi áp suất từ hai mảng kiến tạo dịch chuyển tăng lên, lượng nước trong suốt từ các túi dưới lòng đất dần tràn ra. Ảnh: Grapevine.
Với nhiều người, rãnh Silfra đem lại một trải nghiệm độc nhất vô nhị. Ảnh: Dive.
Du khách sẽ không chỉ được chạm vào hai lục địa, mà còn được chiêm ngưỡng thế giới kỳ ảo của làn nước có tầm nhìn xa hơn 90 m. Ảnh: Alex Mustard.
Theo Zing News
Góc nhìn khác lạ về các kỳ quan thế giới Một nhóm nhiếp ảnh gia đã sử dụng camera bay để ghi lại những góc nhìn độc đáo của nhiều kỳ quan, làm nổi bật quy mô và vẻ đẹp của những điểm đến trường tồn trước thời gian. AirPano, nhóm nhiếp ảnh có trụ sở ở Nga, đã dành nhiều năm tới những nơi như kim tự tháp Chichen Itza ở Mexico....