Vết nứt của đá trên bụng mẹ: Nỗi đau xé toạc thanh xuân nhưng là dấu ấn tuyệt đẹp của hành trình trưởng thành
Làm mẹ là một trong những trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ nhất trong cuộc đời nhiều phụ nữ. Nhưng những vết rạn, sẹo mổ ở lại trên da thịt sau kỳ sinh nở lại khiến không ít người mất tự tin.
Dù vậy, chính những lằn vạch ấy lại là dấu vết thiêng liêng và đẹp đẽ nhất, đánh dấu việc một người đàn bà trở thành một người mẹ.
Làm mẹ là một trong những trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ nhất trong cuộc đời nhiều phụ nữ. Nhưng những vết rạn, sẹo mổ ở lại trên da thịt sau kỳ sinh nở lại khiến không ít người mất tự tin. Dù vậy, chính những lằn vạch ấy lại là dấu vết thiêng liêng và đẹp đẽ nhất, đánh dấu việc một người đàn bà trở thành một người mẹ.
Các phòng khám sản khoa quanh năm suốt tháng bao giờ cũng đông đúc. Ở đó, những người phụ nữ bụng mang dạ chửa thường có thói quen lén nhìn bụng của nhau. Mỗi chiếc bụng là một câu chuyện bí mật.
Có những chiếc bụng phẳng phiu mượt mà, có những chiếc bụng sạm đen rạch dọc rạch ngang, có những chiếc bụng căng tròn đầy đặn, có những chiếc bụng méo xệch méo xoạc. Đẹp hay xấu, sướng hay khổ, hạnh phúc hay đau đớn, khỏe mạnh hay yếu ớt cơ hồ phô bày ra cả ở chiếc bụng của người đàn bà đang thai nghén, nơi đầu dò máy siêu âm đang di đi di lại ghi chép dữ liệu sinh học bên trong tử cung. Còn câu chuyện trên bề mặt chiếc bụng không phải mối bận tâm của y học.
Trong suốt thai kỳ, người phụ nữ được thúc giục phải ăn uống tốt, nghỉ ngơi tốt để đảm bảo cho cuộc vuông tròn. Song khi vào phòng sinh nở, dường như mọi sự quan tâm đều đổ dồn cho đứa trẻ. Sinh lúc mấy giờ, nặng bao cân, mắt mũi mồm miệng chân tay có đầy đủ cả không, da dẻ đen hay trắng, tóc tốt hay thưa, khóc có to không…
Dù vào thời điểm ấy, trên tấm ga trắng bàn đẻ là những tàn tích đau thương của một cuộc vượt cạn. Những chậu máu, những vết khâu tầng sinh môn nơi da thịt không còn có khả năng đau thêm nữa, những lớp khâu trong khâu ngoài dài nửa gang tay trên bụng sau phẫu thuật mổ bắt con. Và chiếc bụng tím tái tê với vùng da chùng nhão nhăn nhúm sau cơn sốc co kích thước đột ngột, mạch máu vỡ li ti xanh xám, những rám đen nội tiết, và cả những vết rạn còn tươi.
Và đó là điều hiển nhiên BÌNH THƯỜNG.
Người mẹ phải làm quen với cơ thể không-còn-bình-thường-một-cách-bình-thường của mình, chấp nhận sự thật rằng: làm mẹ là không bao giờ trở về con người mình thuở thanh xuân ban đầu. Những dấu tích của cuộc sinh nở dù ít dù nhiều vẫn khó mà giấu giếm. Bởi Thượng Đế đã ghé qua đây và không quên để lại “chữ ký” của Người. Chữ ký đánh dấu một sự kiện trọng đại, thiêng liêng, rằng: Một đứa trẻ vừa giáng thế.
Những dấu tích sinh nở vốn dĩ không làm cơ thể của người phụ nữ mất đi giá trị nếu như chính họ không cho phép điều đó. Bởi nơi thiêng liêng ấy không dành cho những quan điểm thẩm mỹ, những chỉ số nhân trắc học len chân vào.
Video đang HOT
Người phụ nữ không phải bức tượng thần Vệ Nữ được tạc hoàn hảo và vĩnh viễn bảo toàn số đo. Họ lựa chọn làm mẹ, vừa là đón nhận đặc ân cho riêng mình, vừa là ban tặng đặc ân cho những người thân yêu. Không hoàn toàn là sự hy sinh nhưng chắc chắn là sự dũng cảm, sẵn sàng thế chấp thanh xuân.
Khi ấy, những dấu tích trên chiếc bụng thiêng liêng trở thành câu chuyện về tình yêu mà họ tự hào kể cho những đứa trẻ của mình.
Chiếc bụng của mẹ có thế nào chăng nữa, dù phẳng phiu hay nhăn nhúm, thì với những đứa trẻ, đó vẫn luôn là nơi mềm mại nhất, êm ái nhất, thơm tho nhất. Nơi mà chúng khám phá ra biết bao điều thú vị thuở ấu thơ. Nơi chúng thích vuốt ve, thích hít hà, thích ôm thật chặt. Nơi với chúng là tuyệt đối an toàn, tuyệt đối thư giãn, tuyệt đối ấm áp, bình yên.
Và cũng vì thế, đó là nơi đẹp nhất mà một người phụ nữ được kiêu hãnh với chính mình.
Bầu 7 tháng rạn chằng chịt nổi hằn trên bụng, mẹ Hải Phòng đêm nằm vừa gãi vừa khóc
Nhiều đêm, chị Trang bật dậy giữa đêm vì ngứa, gãi soạt soạt vì không chịu được. Chị cứ vừa gãi vừa khóc.
Những vết rạn khi bầu bí luôn là nỗi ám ảnh khôn cùng với các mẹ. Tùy cơ địa mà có mẹ rạn ít, rạn nhiều nhưng đối với những mẹ rạn nhiều thì nỗi khổ cực và mệt mỏi đè nặng gấp trăm lần. Chị Nguyễn Trang (hiện đang sống tại Hải Phòng) không may mắn lại nằm trong số những mẹ rạn nhiều. Bụng bầu căng tròn chằng chịt những vết rạn, nổi hẳn lên trên như những đường sẹo dài.
Bất lực và muốn tìm sự đồng cảm, chị Trang viết tâm sự trong một group kín: "Có mẹ nào bị rạn rồi ngứa nổi cả vết rạn lên và thi thoảng có mụn nhỏ li ti màu đỏ nữa không ạ? Bây giờ có thuốc gì bôi đỡ ngứa được không? Không cần đỡ rạn, chỉ cần đỡ ngứa... Mỗi đêm đang ngủ, ngứa quá em phải bật dậy gãi. Mỗi ngày mấy cơn ngứa mà thật sự gãi không thể chịu nổi".
Hình ảnh bụng rạn của chị Trang khiến nhiều người xót xa.
Bên dưới tâm sự của chị Trang, các mẹ chia sẻ rất nhiều sự đồng cảm: " Xót xa quá, giống bụng mình đẻ xong như nhúm giẻ", "Như này là biết khó chịu lắm, gãi như gãi ghẻ, càng gãi càng ngứa", "Bụng mình kinh khủng mà nhìn bụng này còn kinh hơn. Mình cũng rạn nhưng không ngứa như vậy, sinh xong coi như tàn phai nhan sắc rồi", "Thương mẹ nó quá!"...
Theo chia sẻ của chị Trang, chị đang bầu ở tuần 30, đã tăng 12kg và cân nặng tập trung chủ yếu ở phần bụng. Những vết rạn bắt đầu xuất hiện vào tuần 22, từ phần dưới bụng và lan dần lên. Thời điểm ấy chị chưa bị ngứa và bắt đầu dùng các loại trị rạn nhưng không có tác dụng. Tuần thứ 25, những vết rạn dày lên, nhưng chỉ ngứa ở mức lăn tăn. Đến tuần 29, những cơn ngứa bắt đầu hành hạ chị Trang.
Mỗi đêm đang ngủ, chị Trang cũng ngứa tỉnh cả ngủ, ngồi dậy rồi gãi trong đêm. Nhiều lúc tủi thân, chị vừa gãi vừa khóc vì quá ngứa không chịu được. Lúc nào chị cũng trong tình trạng phải để da bụng ẩm để ngăn những cơn ngứa trở lại. Chị thay phiên bôi nhiều loại kem dưỡng ẩm cùng một lúc. Những vết rạn đã lan khắp cả cơ thể chị, từ vùng ngực, nách, hông, mông, đùi và bắp chân.
Tuần 20, những vết rạn bắt đầu xuất hiện ở vùng dưới bụng chị Trang.
Ở tuần 28, những vết rạn nhiều hơn, lan ra cả ngực, đùi, bắp chân.
Chấp nhận những vết rạn mới trên cơ thể chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nhưng hiện tại chị chỉ mong có thể đỡ ngứa chứ hoàn toàn không mong muốn giảm vì biết những vết rạn sẽ không thể biến mất được. Vì chị chậm con, mong con thời gian dài mới có bầu nên chị nghĩ chuyện cơ thể xấu đi khi sinh con cũng là một thử thách đối với chị. Được chồng an ủi, động viên về những vết rạn, chị Trang cũng quen dần và đỡ buồn hơn. Hiện tại chị chỉ mong muốn con chào đời khỏe mạnh và cũng đã chuẩn bị sẵn tâm lý những vết rạn sẽ để lại nhiều dấu vết không đẹp sau sinh. Đến lúc đó, chị sẽ tìm phương pháp để xử lý sau.
Vì sao bà bầu bị rạn da?
Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai là do các mô đàn hồi của da kém, trọng lượng của thai phụ tăng nhanh, kích thước vòng bụng ngày càng to ra khiến da căng, gây đứt gãy mô liên kết dưới lớp trung bì của da tạo thành các nên các vết rạn.
Khi mang thai, mẹ có bị rạn da hay không chủ yếu phụ thuộc vào cơ địa. Có một số trường hợp bà bầu dễ bị rạn da hơn là: bà bầu ngoài 35 tuổi, bà bầu tăng cân nhiều, bà bầu mang đa thai.
Với từng mẹ bầu thì thời điểm xuất hiện vết rạn da cũng khác nhau. Có những trường hợp vết rạn xuất hiện rất sớm hoặc trong hai tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ nhưng cũng có trường hợp đến tận tháng thứ 8 hoặc thứ 9 của thai kỳ cuối mới bị rạn.
Việc bà bầu có bị rạn da hay không chủ yếu phụ thuộc vào cơ địa. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể hạn chế sự xuất hiện của những vết rạn xấu xí bằng cách áp dụng các phương pháp sau ngay từ đầu thai kỳ.
- Đảm bảo độ ẩm cho da
Uống nhiều nước là biện pháp tăng cường độ ẩm cho da đơn giản và hiệu quả cho mẹ bầu. Nước giúp giải độc, giúp làn da đối phó với sự căng thẳng, co giãn khi mang thai. Vì vậy mẹ bầu nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày.
Ngoài ra, các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao cũng là cách hiệu quả giúp cơ thể ngậm nước và ngăn ngừa rạn da. Một số thực phẩm có hàm lượng nước cao là dưa hấu, dưa chuột, bầu, bí, rau lá xanh...
- Bổ sung vitamin
Vitamin A, E và C rất tốt cho làn da. Trong khi vitamin A giúp sửa chữa các mô da, vitamin E giữ màng da nguyên vẹn, vitamin C tăng cường sản xuất collagen, một thành phần thiết yếu duy trì độ đàn hồi của da và tái tạo tế bào da. Ngoài ra, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa axit béo omega-3 khi mang thai để giúp da luôn khỏe mạnh, tươi sáng. Mẹ bầu tốt nhất nên bổ sung vitamin thông qua thực phẩm.
- Massage và dưỡng ẩm da thường xuyên
Để tăng cường thêm độ ẩm và đàn hồi cho da, mẹ bầu nên sử dụng đều đặn kem dưỡng ẩm toàn thân kèm theo massage. Tuy nhiên, khi lựa chọn kem dưỡng ẩm, mẹ cần lưu ý chọn loại có nguồn gốc thiên nhiên, không gây hại cho thai nhi. Một số loại dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu cũng có khả năng giúp mẹ phòng tránh rạn da.
- Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ mà còn giúp da duy trì sự đàn hồi, tăng lưu thông trong cơ thể, đồng thời giúp bạn thở dễ dàng hơn, tốt cho cả em bé. Ngoài ra, việc tập thể dục trong thai kỳ là tránh tăng cân quá nhanh, ngăn ngừa rạn da sớm...
Không dùng app "cà" mịn da, Á hậu Thùy Dung diện bikini khoe vết rạn mông rõ mồn một nhưng điểm sexy lại tăng gấp bội Phải chăng, đã đến lúc chúng ta nên coi những vết rạn da là nét quyến rũ riêng biệt của chính mình? Do sự phát triển của cơ thể trong tuổi dậy thì, giai đoạn sinh nở hay sự tăng - giảm cân mạnh mẽ mà trên làn da của phái đẹp nói chung thường xuất hiện một vài hay nhiều vết rạn....