Vết hằn trên gương mặt những y-bác sĩ tuyến đầu chống virus corona
Bệnh viện số 1 Đại học Nam Xương là một trong những cơ sở được tỉnh Giang Tây chỉ định tiếp nhận, cách ly và điều trị các trường hợp nhiễm virus corona (Covid-19) nghiêm trọng.
Trong tất cả các khu vực cách ly và đơn vị điều trị tích cực (ICU) của Bệnh viện Số 1 Đại học Nam Xương, mọi nhân viên y tế và y-bác sĩ của bệnh viện đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn dịch tễ. Họ mang quần áo bảo hộ, khẩu trang y tế, kính bảo hộ và găng tay dùng một lần. Ảnh: Tân Hoa xã.
Chỉ sau một ca trực, khẩu trang và kính bảo hộ đã để lại vết hằn sâu trên gương mặt của các y-bác sĩ. Nhân viên y tế là nhóm đối tượng hàng ngày phải đối mặt với rủi ro nhiễm virus corona rất cao do tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm trong thời gian dài và làm việc trong môi trường virus dễ lây lan. Ảnh: China Daily.
Ngày 11/2, Quốc Vụ Viện Trung Quốc thông báo sẽ đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ cho nhân viên y tế ở tuyến đầu cuộc chiến khống chế dịch viêm phổi virus corona. Gói biện pháp sẽ bao gồm các bước cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo sức khỏe tinh thần lẫn thể chất cho y-bác sĩ. Ảnh: China Daily.
Văn phòng Quốc Vụ Viện cho biết chính phủ Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các nỗ lực hỗ trợ để y-bác sĩ tuyến đầu có thêm thời gian nghỉ ngơi, điều kiện làm việc an toàn hơn, và nhận được mức thù lao cao hơn hiện nay. Gói biện pháp được thực thi bởi Ủy ban Y tế Quốc gia và 2 cơ quan khác trong chính phủ. Ảnh: China Daily.
Thông báo của Quốc Vụ Viện được công bố sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm một cơ sở y tế tại Bắc Kinh ngày 10/2. Ông Tập khen ngợi nhân viên y tế toàn quốc đã đáp lại tiếng gọi của nghĩa vụ với đất nước, chạy đua với thời gian trong nỗ lực khống chế dịch bệnh. Ông kêu gọi chính quyền các cấp cần giải quyết những thách thức trong công việc và cuộc sống của các y-bác sĩ. Ảnh: AFP.
Thông báo của Quốc Vụ Viện cũng nhấn mạnh về nguy cơ nhân viên y tế chui rủi ro truyền nhiễm trong các bệnh viện. Quốc Vụ Viện chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm cần đảm bảo nhân viên y tế có đủ thiết bị và vật dụng bảo hộ. Ảnh: China Daily.
Chính phủ Trung Quốc sẽ tổ chức nhiều đội tình nguyện viên đến thăm các y-bác sĩ thường xuyê, trao đổi cụ thể về các nhu cầu và khó khăn của họ trong công tác, hỗ trợ thiết lập các kênh thông tin để y-bác sĩ có thể liên lạc dễ dàng hơn với gia đình họ. Ảnh: China Daily.
Thông báo của Quốc Vụ Viện đồng thời cảnh báo sẵn sàng mạnh tay trừng trị những ai đe dọa hoặc làm hại nhân viên y tế đang tham gia cuộc chiến chống virus corona, khẳng định những cá nhân và tập thể có đóng góp xuất chúng sẽ được tuyên dương. Ảnh: China Daily.
Kể từ khi bùng phát dịch bệnh tại thành phố Vũ Hán vào tháng 12/2019, hơn 45.100 ca nhiễm đã được ghi nhận trên toàn thế giới, với số người chết mỗi ngày một tăng. Hiện đã có ít nhất 1.115 ca tử vong được ghi nhận với gần như toàn bộ nằm tại Trung Quốc đại lục. Chỉ hai ca tử vong được phát hiện bên ngoài đại lục là tại Philippines và Hong Kong. Ảnh: China Daily.
Trường học ở Vũ Hán vứt đồ sinh viên, biến ký túc xá thành bệnh viện
Trường Cao đẳng Phần mềm và Kỹ thuật Vũ Hán được trưng dụng thành bệnh viện dã chiến nhưng họ không thông báo mà vứt đồ của sinh viên ra ngoài trong khi chuyển đổi.
Theo danviet.vn
Tâm sự của bác sĩ trên chuyến bay đón người Việt từ tâm dịch Vũ Hán
Rạng sáng 10/2, một chuyến bay đặc biệt từ tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc) mang theo 30 công dân Việt Nam trở về đã hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh). 3 nhân viên y tế Việt Nam đã có mặt trên chuyến bay đó để chăm sóc, giám sát sức khỏe cho mọi người.
Theo bác sĩ Nguyễn Đình Anh - Vụ trưởng Vụ Truyền thông, Thi đua và Khen thưởng (Bộ Y tế), trong chuyến bay chở 30 công dân từ Vũ Hán trở về Việt Nam sáng 10/2, đã có 3 nhân viên y tế Việt Nam lên chuyến bay đó tới Vũ Hán, cùng đón các công dân trở về, để sẵn sàng chăm sóc sức khỏe cho những người trong đoàn.
Đó là một bác sĩ sản khoa từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương được cử đi vì trong đoàn 30 người được đón về nước lần này có một phụ nữ mang thai tháng thứ 8. Chính vì vậy, bác sĩ sản khoa được cử đi đề phòng thai phụ sinh con hoặc xuất hiện tai biến sản khoa có thể xảy ra trên chuyến bay.
Ba nhân viên y tế Việt Nam nai nịt kín mít chuẩn bị lên chuyến bay sang Vũ Hán.
Bác sĩ thứ hai là Phó khoa Cấp cứu của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Đây là bác sĩ rất quan trọng để ứng cứu, đề phòng chuyện bất trắc xảy ra nếu có tình huống bất thường trên máy bay.
Người thứ ba là một Điều dưỡng Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để thực hiện các y lệnh của bác sĩ khi sức khỏe của những người này có vấn đề.
Nữ bác sĩ N.T.H.P (sinh năm 1989, Bệnh viện Phụ sản T.Ư) đã có mặt trên chuyến bay đó với nhiệm vụ đặc biệt, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân đặc biệt nhất đoàn "sản phụ mang thai đến tháng thứ 8". Chia sẻ về chuyến bay của mình, bác sĩ P tâm sự: "Lúc đầu khi nhận được tin sẽ tham gia đoàn công tác, tôi khá là bất ngờ và lo lắng. Lo vì tôi chưa từng tham gia đoàn có nhiệm vụ đặc biệt như thế này bao giờ. Tôi cũng lo vì việc cách ly bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona nCoV thì đã được học nhưng chưa có thực tế; lo vì sản phụ đã mang thai 8 tháng, trong chuyến bay đó liệu có điều gì nguy hiểm xảy ra, nếu sinh trên máy bay thì sẽ thế nào... Tuy nhiên, sau khi tham dự các cuộc họp với Bộ Y tế, Cục Hàng không.... tôi cũng biết rõ về lịch trình, công tác sàng lọc, sắp xếp công dân, quá trình vận chuyển, phương tiện bảo hộ tôi thêm yên tâm vì mọi việc chuẩn bị rất kỹ lưỡng".
Những nhân viên y tế "giấu mặt" trên chuyến bay sang Vũ Hán.
Bác sĩ P cho biết, chị cũng đã chuẩn bị nhiều "kịch bản" có thể xảy ra đối với thai phụ như: thai phụ chuyển dạ sinh trên máy bay; hay bị tiền sản giật, sản giật; hay bị rau tiền đạo ra máu; bị dọa đẻ non. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia sản khoa khác, bác sĩ P đã lên danh sách các đồ dùng, vật tư y tế, thuốc cần thiết để xử lý nếu một trong các tình huống trên xảy ra.
Bác sĩ P cũng đã liên lạc với thai phụ và được thai phụ gửi cho tất cả kết quả siêu âm, khám thai, xét nghiệm để nghiên cứu trước. Bác sĩ P cũng biết được tình hình là do bệnh dịch, suốt 1 tháng nay thai phụ đã không đi khám thai được. Nhưng qua các kết quả xét nghiệm và trao đổi với thai phụ, bác sĩ P cũng năm được tình trạng sức khỏe của thai phụ: tiền sử khỏe mạnh mang thai con so, thai hết 36 tuần, quá trình khám thai hoàn toàn bình thường.
"Sau khi biết tình trạng sức khỏe của thai phụ, tôi có hỏi ý kiến các thầy, các bác sĩ khác và soạn sửa một chút thuốc, đồ dùng mang theo. Bên phía Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cũng chuẩn bị rất chu đáo, nên nếu cần tôi có thể dùng nhờ đồ dùng bên họ (máy thở, dịch truyền...)" - bác sĩ P. cho biết thêm.
Chuyến bay đã đưa 30 công dân về nước an toàn với sự góp công của nhiều con người Việt Nam trong đó có cán bộ ngành y tế.
P. tâm sự, khi biết P. phải lên chuyến bay sang Vũ Hán, người nhà rất lo lắng, tuy nhiên đều động viên P. hoàn thành nhiệm vụ. "Cả nhà đã tự tay chuẩn bị sẵn đồ dùng sinh hoạt để cho tôi dùng khi cách ly trong thời gian dài. Tuy nhiên mình vẫn không dám nói với bố vì bố cao tuổi, sợ bố lo lắng quá".
22h10 ngày 9/2, chuyến bay đã cất cánh sang Vũ Hán (Trung Quốc). Sau gần 2 giờ bay, máy bay đã hạ cánh xuống sân bay Vũ Hán. Bác sĩ P cũng tiến hành đo huyết áp, khám sức khỏe sơ bộ cho sản phụ. Và hơn 3h sáng ngày 10/2, chuyến bay lại vội vã quay lại sân bay Vân Đồn, sau đó một chuyến xe lại đưa cả đoàn về Hà Nội.
Chia sẻ về chuyến bay, chị P. cho biết: "Mọi công tác đều được chuẩn bị rất chu đáo để "không có kẽ hở" nào. Các anh bên Cục Hàng không đã giúp đỡ để công tác của chúng tôi được thuận lợi như: sắp xếp chỗ ngồi cho công dân để phòng lây chéo, nếu thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ hay tình trạng sức khỏe có vấn đề thì chuẩn bị chỗ nào trên máy bay để chăm sóc thai phụ được tốt nhất... Rất mừng khi mọi chuyện trên chuyến bay đã diễn ra suôn sẻ, sức khỏe của thai phụ và thai nhi đều khỏe mạnh".
Hiện bác sĩ P. đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ: "Phòng đầy đủ tiện nghi, cơm rất ngon, các đồng nghiệp cũng động viên chia sẻ nên mình yên tâm "an dưỡng", chờ hết cách ly lại trở về với các bệnh nhân" - bác sĩ P. vui vẻ nói.
Theo danviet.vn
Dịch corona: Bình Định tạm hoãn chuyến công tác 5 ngày ở New Zealand Để phòng chống dịch virus corona, chính quyền tỉnh Bình Định đã đề nghị tạm hoãn chuyến công tác nghiên cứu mô hình phát triển du lịch trong vòng 5 ngày ở New Zealand. Ngày 12/2, UBND tỉnh Bình Định xác nhận, ông Phan Cao Thắng - Phó chủ tịch UBND tỉnh này vừa có văn bản gửi Đại học Công nghệ Aucland...