Vết đốt gây nguy hiểm cho bé 15 tháng tuổi
Bé M. nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn do sốt cao liên tục không hạ kèm có ban xuất huyết toàn thân sau 2 tuần bị ký sinh trùng đốt.
Vết sốt mò được phát hiện sau lưng bé M. Ảnh: BVCC.
Bé G.G.M. (15 tháng tuổi, trú huyện Kỳ Sơn), được đưa đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, do sốt cao từng cơn kéo dài kèm theo ban xuất huyết dạng chấm rải rác toàn thân. Tình trạng này diễn ra trong hơn 2 tuần, sau khi trẻ bị côn trùng đốt.
Ghi nhận lúc vào viện, trẻ có bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn, đã được các bác sĩ, điều dưỡng tại khoa nhanh chóng tiếp nhận và cấp cứu ban đầu. Hiện tại, bệnh nhi đang được điều trị tích cực, thở máy tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc.
Sốt mò (hay sốt bờ bụi) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do Rickettsia tsutsugamushi gây nên.
Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài 2-3 tuần, kèm theo có vết loét trên da do côn trùng đốt, phát ban dạng sẩn và viêm hạch. Bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng và có thể gây ra các biến chứng viêm phổi, viêm não màng não, viêm cơ tim… hoặc suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Video đang HOT
Các triệu chứng của bệnh sốt mò thường xuất hiện 2-14 ngày sau khi bị kí sinh trùng cắn và có thể bao gồm các triệu chứng sau:
- Sốt cao đột ngột
- Đau đầu dữ dội
- Ớn lạnh
- Đau cơ và khớp
- Mệt mỏi không giải thích được
- Phát ban đặc trưng (thường xuất hiện sau vài ngày sốt)
- Có thể có vết loét và có viêm hạch
Vết loét điển hình của sốt mò thường có hình bầu dục, kích thước 0,5-2 cm, có vẩy đen hoặc đã bong vẩy tạo thành vết loét có gờ, không tiết dịch. Vết loét thường không đau, không ngứa và khu trú ở những vùng da mềm như cổ, nách, ngực, bụng, bẹn… nên người bệnh cũng không biết đến.
Bệnh sốt mò vẫn còn hay gặp ở nước ta tuy nhiên do không để ý đến yếu tố dịch tễ, không tìm và quan sát được vết loét nên chẩn đoán dễ bỏ sót và không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm màng não, viêm cơ tim, suy đa tạng, …
Để phòng ngừa bị bệnh cho trẻ, bố mẹ cần giữ gìn vệ sinh không gian sống của trẻ, kiểm tra cơ thể kĩ càng sau khi trẻ chơi ở những khu vực có nguy cơ cao.
Nếu phát hiện trẻ có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh sốt mò sau khi bị kí sinh trùng cắn, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Bé sơ sinh nguy kịch do mắc cúm A kèm rối loạn axít béo
Bé sơ sinh ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng nặng, xét nghiệm cho thấy bé mắc cúm A, viêm phổi do Klebsiella, suy chức năng gan, hạ đường máu, các xét nghiệm về chuyển hóa đều cao.
Theo BSCKII Vũ Thị Thu Nga, Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), bệnh nhi là trẻ sinh non 34 tuần, nặng 1.900g điều trị nhiễm khuẩn huyết, hạ đường huyết dai dẳng ở Bệnh viện Nhi Trung ương mới ra viện 30 ngày. Hiện cháu bé được 80 ngày tuổi, đang điều trị ngoại trú rối loạn chuyển hóa bẩm sinh do thiếu hụt L- Carnitine.
Trước khi nhập viện, gia đình phát hiện con nôn, ăn kém, ngủ nhiều, khó đánh thức nên đã đưa đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
Cháu bé đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
Bác sĩ chẩn đoán cháu bé bị nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp độ 3, hạ đường huyết nghi ngờ đợt cấp của rối loạn chuyển hóa axit béo.
Cháu bé được thở máy và theo dõi đặc biệt. Kết quả xét nghiệm cho thấy trẻ mắc cúm A, viêm phổi do Klebsiella, suy chức năng gan, hạ đường máu, các xét nghiệm về chuyển hóa đều cao. Sau một tuần điều trị, cháu vẫn thở máy không xâm nhập.
Theo BS Nga, rối loạn chuyển hóa axit béo là hội chứng có tính di truyền trong gia đình. Triệu chứng của bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đôi khi gặp ở người trưởng thành nhưng rất hiếm.
BS khuyến cáo, sàng lọc sơ sinh là biện pháp phòng ngừa tích cực cho nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh axit béo tránh chuyển biến nặng khi đi kèm một bệnh khác.
Liên tiếp ghi nhận các ca mắc uốn ván Hà Nội đã ghi nhận ca mắc uốn ván thứ hai dịp sau Tết. Đây là bệnh cấp tính nguy hiểm với nguy cơ tử vong rất cao. Tiêm vaccine uốn ván để phòng bệnh. Ảnh: VNVC. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố đã ghi nhận 2 trường hợp mắc...