Vết cắt trên hóa thạch xương người cổ xưa cách đây 1,5 triệu năm hé lộ điều đáng sợ?
Vết cắt trên xương của người cổ xưa có niên đại cách đây 1,5 triệu năm có thể là bằng chứng lâu đời nhất về việc ăn thịt đồng loại.
Những vết cắt khác thường trên hóa thạch xương của người cổ xưa, do công cụ bằng đá tạo ra.
Các nhà nghiên cứu đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian đã phát hiện các dấu vết khác thường trên xương chày trái của một người cổ xưa có liên quan đến người hiện đại (homo sapiens), từng sống cách đây 1,5 triệu năm trước, ở khu vực ngày nay là Kenya thuộc châu Phi, theo Daily Mail.
Có khoảng 9 – 11 vết cắt phù hợp với vết thương do công cụ bằng đá gây ra. Các vết thương khác trên hóa thạch xương người cổ xưa đều do động vật gây ra.
Tác giả nghiên cứu, Briana Pobiner, nói những vết cắt chưa trực tiếp chứng minh người cổ xưa từng xẻ thịt phần chân của đồng loại, nhưng đó là khả năng rất có thể xảy ra.
Phần hóa thạch xương người cổ xưa nói trên được tìm thấy vào năm 1970 và hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Quốc gia Nairobi, Kenya.
Nhà nghiên cứu Pobiner gần đây đã quan sát kỹ hiện vật, so sánh các vết thương với dấu vết do động vật gây ra, từ đó phát hiện các vết cắt giống như những đường rạch.
Video đang HOT
Người cổ xưa cách đây 1,8 triệu năm trước đã bắt đầu đứng thẳng.
“Dữ liệu mà chúng tôi có gợi ý rằng người cổ xưa từng ăn thịt lẫn nhau cách đây 1,45 triệu năm”, bà Pobiner nói. “Hóa thạch xương này cho thấy họ hàng của loài người hiện đại đã ăn thịt lẫn nhau để tồn tại trong quá khứ, xa xưa hơn nhiều so với những gì con người từng biết”.
“Các vết cắt được định hướng theo cùng một cách, để một bàn tay cầm công cụ bằng đá có thể tạo ra một cách liên tiếp mà không cần thay đổi cách cầm hoặc thay đổi hướng”, nhóm nghiên cứu cho biết.
Tất cả các vết cắt đều tập trung tại cùng một khu vực trên xương, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature.
“Những vết cắt này trông rất giống với những gì tôi từng thấy về việc chế biến và tiêu thụ”, bà Pobiner cho biết. “Khả năng cao là phần thịt từ xương chân này được sử dụng làm thức ăn, thay vì dùng để hiến tế”.
Tuy nhiên, dấu vết cũng có thể do một loài người cổ xưa khác gây ra. Tại khu vực tìm thấy hóa thạch xương cách đây 1,5 triệu năm, có 3 loài người cổ xưa sinh sống, gồm Homo erectus, Homo Habilis vàParanthropus boisei.
Bà Pobiner nói trên tờ Washington Post rằng, không rõ nguyên nhân nào dẫn đến việc người cổ xưa bị ăn thịt trong trường hợp này, nhưng cho biết nhóm nghiên cứu đang tìm hiểu theo hướng này.
Bà Pobiner từng phân tích 199 mẫu xương hóa thạch của người cổ xưa và mới chỉ phát hiện ra một mẫu xương có dấu hiệu lạ. Điều này chứng minh việc ăn thịt lẫn nhau không phải là tập tục phổ biến.
Hóa thạch dơi tiết lộ quá trình tiến hóa của động vật có vú biết bay
Hai bộ xương dơi hóa thạch có niên đại ít nhất 52 triệu năm trước được khai quật ở bang Wyoming (Mỹ) giúp các nhà khoa học có cái nhìn sâu sắc về quá trình tiến hóa ban đầu của các loài động vật có vú biết bay.
Các hóa thạch được mô tả trong nghiên cứu mới là của một loài chưa từng được biết đến trước đây có tên là 'Icaronycteris gunnelli', có quan hệ họ hàng gần với hai loài được khám phá trước đó. Chúng được tìm thấy từ các tầng hóa thạch trẻ hơn ở cùng khu vực trong thời kỷ Eocene - nơi tồn tại một hệ sinh thái ẩm ướt và cận nhiệt đới tập trung hầu hết ở một hồ nước ngọt.
Nhà cổ sinh vật học Tim Rietbergen thuộc Trung tâm Đa dạng sinh học Naturalis ở Hà Lan, là tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS ONE, cho biết: "Loài dơi này không khác nhiều so với những loài dơi ăn côn trùng và bay lượn ngày nay."
Rietbergen nói thêm: "Nếu nó gấp đôi cánh vào sát cơ thể, nó có thể dễ dàng nằm gọn trong tay bạn. Đôi cánh của nó tương đối ngắn và rộng, phản ánh kiểu bay rung cánh. Bộ răng của nó cho thấy rõ đây là loài dơi ăn côn trùng. Nó cũng rất có thể là một con dơi định vị bằng tiếng vang". Định vị bằng tiếng vang là một dạng sonar phổ biến ở loài dơi, được sử dụng để định hướng và săn mồi.
Răng của nó có nhiều đỉnh sắc nhọn để xuyên qua lớp vỏ ngoài của côn trùng.
Điều đáng chú ý về hai hóa thạch này đó là, một loại được phát hiện vào năm 2017 và loại còn lại được đào lên vào năm 1994 và đến nay mới được công nhận là một loài mới. Điều này cho thấy những đặc điểm của loài dơi hiện đại thực chất đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử của chúng.
"Loài dơi ngày nay trông khá giống loài dơi lần đầu tiên xuất hiện dưới dạng bộ xương hoàn chỉnh trong ghi chép về hóa thạch." Nhà cổ sinh vật học và đồng tác giả nghiên cứu Matt Jones của Đại học bang Arizona cho biết.
Jones nói thêm: "Icaronycteris gunnelli hơi khác so với loài dơi hiện đại, nó có chân dài hơn và xương cánh tay có chiều dài hơi khác một chút. Điều đáng chú ý nhất là nó vẫn còn lưu giữ móng vuốt trên ngón trỏ. Một vài loài hóa thạch khác xung quanh thời kỳ này vẫn còn móng vuốt đó, nhưng đã biến mất ở hầu hết các loài dơi còn sống."
Loài này có họ hàng gần với hai loài dơi có hóa thạch trước đây được tìm thấy ở cùng địa điểm - Icaronycteris index và Onychonycteris finneyi. Điều này cho thấy sự đa dạng về loài trong lịch sử loài dơi đã tồn tại sớm hơn so với đánh giá trước đây.
Hai hóa thạch của bộ xương dơi lâu đời nhất được biết đến đều rất hoàn chỉnh và được bảo quản tốt. Hóa thạch dơi lâu đời hơn duy nhất là những mảnh răng và hàm rải rác những nơi như Bồ Đào Nha và Trung Quốc, có niên đại khoảng 55 đến 56 triệu năm trước.
Rietbergen nói: "Lịch sử tiến hóa ban đầu của loài dơi không rõ ràng và chúng ta không có nhiều câu trả lời cho rất nhiều câu hỏi."
Thực tế là những mẫu vật xương lâu đời nhất được biết đến này rõ ràng là những con dơi hoàn chỉnh cho thấy rằng những con dơi đầu tiên đã xuất hiện hàng triệu năm trước đó.
"Chúng có lẽ đã tiến hóa trong kỷ nguyên Paleocene, khoảng thời gian 10 triệu năm giữa cuối kỷ nguyên Mesozoi và kỷ nguyên Eocene," Jones nói. Ông mô tả thời kỳ tiến hóa đáng kinh ngạc khi động vật có vú trở thành động vật thống trị trên cạn, sau hậu quả của vụ va chạm thiên thạch đã tiêu diệt loài khủng long 66 triệu năm trước.
Chỉ có hai nhóm động vật có xương sống khác đã đạt được khả năng bay bằng sức mạnh đó là loài bò sát bay được gọi là thằn lằn bay và chim, cả hai đều xuất hiện trước loài dơi. Thiên thạch đã xóa sổ loài thằn lằn bay.
Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng xác định động vật có vú nào là tổ tiên của loài dơi.
Jones cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng dơi có lẽ đã tiến hóa từ một loài động vật có vú nhỏ, sống trên cây và ăn côn trùng. "Nhưng có một số hóa thạch của các loài ăn côn trùng bí ẩn từ khoảng thời gian dơi phát triển và không rõ loài nào có liên quan đến loài dơi."
Phát hiện về loài khủng long mỏ vịt mới tại Chile Các nhà khoa học xác nhận đã phát hiện hóa thạch của một loài khủng long ăn cỏ chưa từng được biết đến ở Nam bán cầu tại Chile, qua đó mở ra khả năng mới về phạm vi sinh sống của loài khủng long mỏ vịt. Với chiều dài lên tới 4 m và nặng 1 tấn, khủng long Gonkoken nanoi sống...