Vẹo mũi, méo cằm vì tiêm filler không rõ nguồn gốc
Rất nhiều cô gái đã phải chịu đau đớn và ám ảnh tâm lý vì khuôn mặt biến dạng sau khi tiêm chất làm đầy không rõ nguồn gốc.
Mới đây, hàng loạt khách hàng sử dụng chất làm đầy của một cơ sở thẩm mỹ tại Hà Nội đã gặp biến chứng, nghi là do bị tiêm filler “dởm”, khiến người thì vẹo mũi, vều môi, người thì lệch cằm.
Một khách hàng bị vẹo mũi và cằm dài, nhọn hoắt sau khi tiêm filler.
Mong muốn có đôi môi dày dặn, gợi cảm của cô gái này đã không thành hiện thực.
Video đang HOT
Đôi môi bị biến dạng sau khi sử dụng chất làm đầy không rõ nguồn gốc.
Khối chất làm đầy ở cằm vón vục, có thể di chuyển được.
Một trường hợp bị sưng lệch một bên mặt do tiêm chất làm đầy.
Chất làm đầy (filler) là hợp chất có cấu tạo từ axit hyaluronic, tương tự một chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể người. Filler được dùng để tiêm dưới da với một lượng rất nhỏ bằng kim chuyên biệt. Hợp chất này sau khi được đưa vào dưới da sẽ lập tức tạo thành một khối mô dày dưới nếp nhăn (vùng trán, đuôi mắt hay khóe miệng) hoặc vùng cần nâng độn, làm đầy (sống mũi, cánh mũi…) hoặc tạo hình cằm, tạo đường cong. Đây là biện pháp làm đẹp tạm thời không sử dụng dao kéo khá phổ biến trên thế giới.
Chất làm đầy có cấu tạo từ axit hyaluronic được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Khối Cộng đồng Châu Âu (EU) cấp chứng nhận tiêu thụ. Hiện tại, các sản phẩm làm đầy có chứa axit hyaluronic được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành, sử dụng phổ biến là Restylane, Juvederun, Radiess. Thành phần axit hyaluronic với khoảng 98% là nước muối sinh lý, có độ tương thích khá cao, không gây phản ứng phụ ngay cả khi sử dụng lâu dài. Các chất này có tác dụng tối đa 18 – 24 tháng, đặc biệt không gây kích ứng. Chất làm đầy vĩnh viễn (silicone lỏng) đã bị cấm lưu hành trên toàn thế giới bởi những nguy hại gây ra cho cơ thể.
Khi thực hiện tiêm chất làm đầy tại các cơ sở uy tín, các bác sĩ đều sử dụng các chất làm đầy an toàn, được cấp phép trên toàn thế giới. Còn ở các cơ sở làm đẹp tự phát, vì ham rẻ nên nhiều nơi sử dụng chất làm đầy trái phép như silicone lỏng, có thể gây ra những biến chứng, nguy hiểm cho khách hàng.
Theo ngôi sao
Suýt mất mạng vì tiêm chất làm đầy
Hai phụ nữ người Anh và Ireland phải đối mặt với tử thần do sử dụng chất làm đầy.
8 năm trước, Alex Laird đã tiêm chất làm đầy vào vùng má với hy vọng khuôn mặt mình trông tươi tỉnh hơn. Tuy nhiên, chỉ một vài năm sau đó, khối chất làm đầy ở gò má đã dịch chuyển xung quanh vùng mặt, gây nhiễm trùng và sưng nề nghiêm trọng. Chúng khiến khuôn mặt cô biến dạng, méo mó. Alex đã phải nhập viện điều trị 2 lần để "xử lý hậu quả" bởi ổ nhiễm trùng của cô khá nặng, gây tổn thương sâu.
Alex trước khi sử dụng chất làm đầy (ảnh trái) và khuôn mặt biến dạng sau khi tiêm filler (ảnh phải).
Ở vào thời điểm thực hiện phẫu thuật, Alex đã biết rằng chất làm đầy này không có hiệu quả vĩnh viễn. Tuy nhiên, thời gian sử dụng theo quảng cáo là từ 3 - 6 năm, nhưng trên thực tế, chỉ sau 2 tháng, khối chất làm đầy bơm vào gò má cô đã teo lại chỉ còn bằng chiếc thìa con.
Một trường hợp biến dạng vì tiêm chất làm đầy nữa là Jo Sandford, 37 tuổi, đến từ London, Anh. Jo cũng sử dụng chất làm đầy để có gò má đầy đặn hơn và giảm thiểu nếp nhăn. 6 năm trước, cô đã đến một bệnh viện tại London yêu cầu được tiêm chất làm đầy vĩnh viễn song bị từ chối. Jo đã được khuyên rằng không nên tìm đến phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ mạo hiểm như vậy. Tuy nhiên, cô bỏ qua lời khuyên này và tìm đến một bác sĩ tư nhân để thực hiện phẫu thuật. Cô trả 500 Bảng Anh (khoảng 15 triệu đồng) cho 3 ống chất làm đầy vĩnh viễn.
Má phải của Jo sưng phồng khiến cô không thể mở được mắt phải.
Thời gian đầu sau khi tiêm, Jo khá hài lòng với gò má đầy đặn nhưng cách đây 2 năm, cô bắt đầu cảm thấy đau ở một bên má. Má bên phải của cô sưng phồng khiến mắt phải không thể mở ra. Khuôn mặt Jo tấy đỏ, nóng ran, kèm triệu chứng sốt. Khi nhập viện, Jo được các bác sĩ chẩn đoán là nhiễm trùng do chất làm đầy, ổ nhiễm trùng đang lan sang bên má còn lại và chất làm đầy thì đang di chuyển về phía não. Họ phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ chất làm đầy ra khỏi một bên má.
Chất làm đầy (filler) là hợp chất có cấu tạo từ Axit Hyaluronic - tương tự một chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể người, được dùng để tiêm vào da với một lượng rất nhỏ bằng loại kim chuyên biệt. Chất gel sẽ ngay lập tức tạo thành một khối mô dày dưới nếp nhăn hoặc vùng cần nâng độn để gia cố, làm đầy và tạo hình thẩm mỹ mà không cần đụng chạm dao kéo. Chất làm đầy là một liệu pháp tạm thời, chỉ có tác dụng từ 6 tháng đến 3 năm. Điều này đồng nghĩa với việc khi sử dụng chất làm đầy, bạn sẽ phải đi tiêm định kỳ mỗi năm nếu không muốn khuôn mặt biến dạng. Sử dụng chất làm đầy cũng có nhiều nguy cơ biến chứng như teo nhỏ, nhiễm trùng, lâu dài có thể dẫn tới hoại tử. Khi tiêm chất làm đầy, phải tuân thủ triệt để quy tắc, liều lượng và đối tượng sử dụng để tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Theo ngôi sao
Những khuôn mặt méo mó gây sốc của loạt kiều nữ xứ Hàn Dường như, sau những nghi án "dao kéo", có không ít sao Hàn đang bắt đầu phải chịu hậu quả nghiêm trọng vì việc lạm dụng botox/filler. Botox hay Filler, những chất làm đầy này quả thật là "phao cứu sinh" cho vẻ đẹp tuổi xuân cũng như sự nghiệp của các ngôi sao. Tiêm botox/filler có thể ngăn ngừa sự lão hóa...