Venice ngập lụt chưa từng có, Trung Quốc bùng phát dịch hạch: Tác động đáng sợ của biến đổi khí hậu
Ngập lụt nghiêm trọng ở Venice, hỏa hoạn ở Australia, dịch hạch bùng phát ở Trung Quốc cho thấy thế giới đang bị tổn thương nhiều thế nào vì biến đổi khí hậu.
Hồi giữa tháng 11, Venice tuyên bố trình trạng khẩn cấp sau trận lụt nghiêm trọng nhất trong hơn 5 thập kỷ qua. Chỉ trong vòng 2 tuần, 2 đợt thủy triều dâng liên tiếp nhấn chìm Venice với đỉnh điểm là triều cường dâng lên mức 1,87 m kỷ lục hôm 12/11. Khoảng 80% diện tích thành phố chìm trong nước, 2 người thiệt mạng và hàng loạt các công trình văn hóa cổ kính bị hư hại nặng nề sau đợt ngập lụt lịch sử.
“Đây là kết quả của biến đổi khí hậu”, Thị trưởng Venice Luigi Brugnaro viết trên Twitter.
Ở Nam Bán cầu, một phần của Australia bị tàn phá nặng nề bởi các vụ cháy rừng
Venice chìm trong biển nước. (Ảnh: CBC)
Giới chức Australia hôm 19/12 phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại bang New South Wales do nắng nóng kỷ lục làm bùng phát nhiều đám cháy rừng trên khắp địa phương này. Đây là lần thứ 2 chính quyền bang phải ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng kể từ tháng 9, thời điểm mùa khô nóng dễ xảy ra cháy rừng bắt đầu.
Kể từ năm 2016, một phần của New South Wales cùng khu vực nam Queensland phải đối mặt với tình trạng hạn hán kéo dài. Cục Khí tượng Australia cho biết nguyên nhân hạn hán một phần là do nhiệt độ mặt nước biển ấm hơn ảnh hưởng đến các hình thái mưa.
Video đang HOT
Nhiệt độ không khí ấm lên cũng trở thành tác nhân thúc đẩy hạn hán và hỏa hoạn.
Bất chấp thực tế nhãn tiền, giới chức Australia vẫn tranh cãi kịch liệt về biến đổi khí hậu.
Nhiều nhà hoạt động môi trường, các nhà lập pháp kêu gọi Thủ tướng Morrison – người vẫn luôn khẳng định cháy rừng và biến đổi khí hậu không hề liên quan đến nhau – cần thay đổi quan điểm và làm nhiều hơn để chống lại tác động biến đổi khí hậu.
Đáp lại, ông Morrison – người ủng hộ ngành than đá khẳng định chính phủ của ông đã cân bằng hiệu quả giữa nhu cầu của nền kinh tế và hành động chống lại sự biến đổi khí hậu. Nhiều người đồng quan điểm với nhà lãnh đạo Australia khi cho rằng kìm hãm sự phát triển công nghiệp sẽ làm tê liệt nền kinh tế đất nước.
Cháy rừng hoành hành ở nhiều khu vực tại Australia. (Ảnh: Reuters)
Không chỉ ở Australia, các chính trị gia toàn cầu cũng có những tranh cãi tương tự. Nhiều người kêu gọi cần phải có các hành động hiệu quả chống biến đổi khí hậu trong khi không ít ý kiến cho rằng không thể vin vào lý do này để kìm hãm sự phát triển.
Trong khi các chính trị gia đang mải tranh luận, sức khỏe của con người đang ngày càng bị ảnh hưởng trong một thế giới đang ngày càng ấm lên.
Các cơn bão tới nhiều hơn, với độ tàn phá khủng khiếp và cũng làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Tại Trung Quốc, giới chức nước này hồi tháng 11 ghi nhận 2 trường hợp được chuẩn đoán mắc bệnh dịch hạch thể phổi.
Cả 2 bệnh nhân đều bị nhiễm bệnh tại Nội Mông, nơi một số loài gặm nhấm đang gia tăng đáng kể về số lượng sau những đợt hạn hán dai dẳng vì biến đổi khí hậu.
Một khu vực rộng lớn ở Hà Lan cũng bị nạn dịch hạch tấn công vào mùa hè năm 2018.
Một thế giới ấm hơn đang mang tới nhiều rủi ro về các loại bệnh truyền nhiễm, lũ lụt, tình trạng thiếu lương thực, làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm môi trường.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo nếu không có bất cứ biện pháp nào ngăn chặn, biến đổi khí hậu sẽ đặt gánh nặng bệnh tật và dịch bệnh lên vai các thế hệ sau.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo vtc.vn
Australia ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng
Ngày 19-12, nhà chức trách Australia đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại bang New South Wales (NSW) do nắng nóng kỷ lục làm bùng phát nhiều đám cháy rừng.
Theo Thủ hiến bang NSW, Gladys Berejiklian, đây là lần thứ 2 chính quyền bang phải ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng trong năm kể từ tháng 9 - thời điểm bắt đầu mùa khô nóng dễ xảy ra cháy rừng.
Bang NSW ghi nhận khoảng 100 đám cháy trong vài tuần qua, song đến nay mới chỉ một nửa số đám cháy đó được kiểm soát do thời tiết khô nóng cùng với gió lớn khiến ngọn lửa lan nhanh bất chấp nỗ lực của lực lượng cứu hỏa. Bang này cũng đã tăng điểm phạt cho những người lái xe ném thuốc lá ra khỏi cửa sổ xe.
Cụ thể, điểm phạt sẽ tăng gấp đôi từ 5 đến 10 điểm và bị phạt tới 11.000 USD. Hiện giới chức Australia đang đặc biệt quan ngại về Sydney, thành phố lớn nhất của nước này, đang bị bao vây trong vành đai lửa, khiến khói bụi ô nhiễm bao trùm toàn thành phố, đe dọa sức khỏe người dân.
CHI HẠNH
Theo SGGP
Sydney (Australia) "cháy hàng" khẩu trang vì ô nhiễm không khí Thành phố Sydney của Australia đang trải qua giai đoạn ô nhiễm trầm trọng trong nhiều ngày qua do khói của các đám cháy rừng bao trùm thành phố. Cháy rừng trên diện rộng trong nhiều tuần qua đang gây ra tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại thành phố Sydney và khu vực. Tại nhiều nơi, mức độ ô nhiễm...