Vênh số liệu tài chính tại ‘ông lớn’ PVFCCo
Kiểm toán nhà nước đã yêu cầu PVFCCo rà soát lại một số nghiệp vụ trong công tác tài chính – kế toán, điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán và báo cáo tài chính năm 2016, 2017.
Quá trình kiểm toán tại Tổng công ty Phân bón, hóa chất và dầu khí PVFCCo (mã chứng khoán DPM), Kiểm toán nhà nước đã đưa ra báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính, liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước của doanh nghiệp trong hai năm 2016 – 2017.
Một trong các điểm chính trong quá trình kiểm toán tại đơn vị là số liệu về doanh thu, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của PVFCCo.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập của PVFCCo năm 2016, các chỉ tiêu này lần lượt là 8.170 tỷ đồng, 1.393 tỷ đồng và 1.165 tỷ đồng.
Tương tự, các số liệu tương ứng của năm 2017 lần lượt là 8.178 tỷ đồng, 853 tỷ đồng và 708 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo kết quả của Kiểm toán nhà nước, các con số này của năm 2016 lần lượt là 8.171 tỷ đồng, 1.400 tỷ đồng và 1.167 tỷ đồng. Của năm 2017 lần lượt là 8.187 tỷ đồng, 1.052 tỷ đồng và 895 tỷ đồng(năm 2017).
Các số liệu này có sự “vênh” nhau giữa hai báo cáo của PVFCCo và Kiểm toán nhà nước. Đặc biệt, số liệu lợi nhuận trước thuế và sau thuế 2017 theo kết quả kiểm toán tăng 199 tỷ đồng và 187 tỷ đồng so với kiểm toán độc lập.
Nhà máy Đạm Phú Mỹ. (Ảnh: PVFCCo)
Video đang HOT
Kiểm toán nhà nước đã yêu cầu PVFCCo rà soát lại một số nghiệp vụ trong công tác tài chính – kế toán để phản ánh kịp thời các nghiệp vụ này trong niên độ kế toán. Cụ thể là điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán và báo cáo tài chính năm 2016, 2017, đồng thời nộp bổ sung khoản thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thêm là 17 tỷ đồng do thay đổi kết quả sản xuất kinh doanh.
Theo PVFCCo, số liệu lợi nhuận trước thuế và sau thuế có sự chênh lệch là do một số nguyên nhân. Trước hết, một số chi phí sửa chữa lớn do thời điểm kết thúc vào 31/12/2017 nên công ty mẹ chưa ghi nhận giảm giá vốn vào báo cáo tài chính năm 2017 (111 tỷ đồng). Công ty mẹ đã hạch toán tăng tài sản vào báo cáo tài chính 9 tháng 2018.
Thứ nữa, chi phí sửa chữa bảo dưỡng tổng thể thực tế giảm 43 tỷ đồng so với dự toán làm giảm giá vốn tương ứng. Công ty mẹ đã hạch toán hoàn nhập chi phí sửa chữa vào báo cáo tài chính 6 tháng 2018.
Bên cạnh đó, chi phí bán hàng giảm 9 tỷ đồng do phân bổ lại chi phí vận chuyển đối với lượng hàng tồn kho cuối kỳ.
Cùng đó, chi phí quản lý giảm 23 tỷ đồng do phân loại lại một số mục chi phí tiền lương, hoàn nhập một số chi phí trích trước và phân bổ lại công cụ dụng cụ tại công ty mẹ và công ty con.
PVFCCo cho biết sẽ nghiêm túc tiếp thu, thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước để hoàn thiện công tác nghiệp vụ của mình.
Hoàng Hưng
Theo vtc.vn
Ủy ban Kiểm tra T.Ư vào cuộc làm rõ thông tin tố hàng loạt sai phạm tại PVFCCo
Đó là thông tin về những tồn tại trong sản xuất kinh doanh, quản lý sử dụng vốn nhà nước cũng như công tác điều hành, quản lý nhân sự tại Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN.
Nhà máy Đạm Phú Mỹ, 1 thành viên của PVFCCo - Ảnh: Dân trí
Lợi nhuận giảm nhanh làm giảm vốn nhà nước gần 2.000 tỉ đồng
Tài liệu mà Một Thế Giới có cho thấy, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) mới đây đã có văn bản số 3100-CV/UBKTTW gửi Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Trần Sỹ Thanh, đề nghị ông Thanh chỉ đạo cơ quan chuyên môn của PVN báo cáo bằng văn bản về việc sản xuất kinh doanh, quản lý sử dụng vốn nhà nước cũng như công tác điều hành, quản lý nhân sự tại PVFCCo.
Theo đó, UBKTTƯ nhận được phản ánh về tình hình sản xuất kinh doanh và quản lý vốn của PVFCCo thuộc PVN. Sản lượng sản phẩm sản xuất và kinh doanh năm 2017 và dự kiến 2018 đều thấp hơn năm 2010, xu hướng giảm dần từ năm 2014 tới nay.
Các chỉ tiêu về doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu tại PVFCCo đều giảm dần qua các năm.
Đáng lưu ý, trong các thông tin phản ánh tới UBKTTƯ có thông tin "lợi nhuận của PVFCCo có xu hướng giảm rất nhanh từ năm 2015 đến năm 2017 và kế hoạch năm 2018; điều này dẫn đến vốn chủ sở hữu giảm (từ năm 2013 đến nay), làm giảm vốn nhà nước tương ứng tại doanh nghiệp trong năm gần 2.000 tỉ đồng".
UBKTTƯ nêu: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng trong khi doanh thu và lợi nhuận giảm. Năm 2017, thực hiện hợp đồng dịch vụ quản lý với PVN giá trị 29,2 tỉ đồng; chi phí quảng cáo, an sinh xã hội tăng cao; công nợ phải thu tại Công ty Miền Trung, Tây Nam Bộ cao (trên 90% vốn điều lệ).
UBKTTƯ nêu rõ trong văn bản gửi ông Thanh rằng "số dư tiền mặt tại quỹ thường xuyên cao hơn nhiều so với quy định, nếu đây là thực tế thì có thể xảy ra hiện tượng hụt quỹ tiền mặt so với sổ sách".
Trong "việc đầu tư vốn vào công ty liên kết không có hiệu quả, khoản đầu tư lớn nhất là vào Công ty PVTex nhưng công ty này gặp nhiều khó khăn, lỗ lớn (lỗ lũy kế đã lớn hơn vốn chủ sở hữu", văn bản của UBKTTƯ chỉ rõ.
Hạch toán không đúng hơn 91 tỉ đồng
UBKTTƯ cũng đưa ra thông tin, Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (kiểm toán) đã đánh giá và khuyến cáo về tình hình tài chính năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 của PVFCCo:
- Khoản bảo lãnh (và chi phí liên quan) của PVFCCo đối với PVTex là 114 tỉ đồng, khả năng thu hồi là rất thấp và khoản này tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
- Một số bút toán hạch toán không đúng có thể gây ảnh hưởng tới kết quả 6 tháng năm 2018 như: trích thiếu thu nhập tài chính 12,9 tỉ đồng; trích chi phí bán thừa 18,6 tỉ đồng; ghi tăng chi phí dự phòng về sửa chữa 40 tỉ đồng; hạch toán chi phí bán hàng vào chi phí giá thành 20 tỉ đồng...
Ngoài việc đưa ra các thông tin về những tồn tại trong tình hình sản xuất kinh doanh, quản lý sử dụng vốn của PVFCCo, UBKTTƯ cũng đề nghị ông Trần Sỹ Thanh báo cáo về công tác điều hành, quản lý nhân sự.
Cụ thể, UBKTTƯ nêu rõ trong văn bản rằng: Ban Nghiên cứu - Phát triển trước đây thuộc Tổng công ty, nay Tổng giám đốc phê duyệt chuyển về trực thuộc Tổ hợp Nhà máy Phú Mỹ (đơn vị thành viên của Tổng công ty).
UBKTTƯ đề nghị ông Trần Sỹ Thanh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của PVN báo cáo bằng văn bản theo những nội dung nêu trên.
Nam Phong
Theo motthegioi.vn
Gỡ nút thắt để hình thành thị trường mua bán nợ Bộ Tài chính đang lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành liên quan và tổ chức, doanh nghiệp (DN) cho dự thảo Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC). Qua đó, đề xuất DATC được mở rộng phạm vi đối tượng hoạt động, bổ sung một...