Venezuela mua 12 triệu liều vắc xin COVID-19 của Cuba
Chính quyền Venezuela thông báo đã đạt thỏa thuận mua 12 triệu liều vắc xin Abdala của Cuba, dù loại vắc xin này chưa được cơ quan y tế Cuba hay Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê chuẩn.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ở Maracay, Venezuela ngày 8-6 – Ảnh: REUTERS
Phó tổng thống Venezuela – bà Delcy Rodriguez – ngày 25-6 nói nước này đã nhận được lô vắc xin Abdala đầu tiên và “nhiều triệu liều nữa” sẽ được chuyển đến.
“Chúng tôi rất biết ơn vì số vắc xin này sẽ được đưa vào chương trình tiêm ngừa của Venezuela và chúng tôi đã ký hợp đồng phân phối 12 triệu liều vắc xin Abdala sẽ nhận trong những tháng tới” – Hãng tin AFP dẫn lời bà Rodriguez nói. Không rõ bao nhiêu liều vắc xin đã được chuyển cho Venezuela trong đợt đầu tiên.
Video đang HOT
Vắc xin Abdala đã xong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn. Công ty dược nhà nước BioCubaFarma của Cuba hồi đầu tuần tuyên bố vắc xin này có hiệu quả bảo vệ lên đến 92% trước SARS-CoV-2.
Nếu được thông qua, đây sẽ là vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên được sản xuất ở Mỹ Latin.
Ngoài Abdala, Cuba cũng đang phát triển một loại vắc xin khác là Soberana 2. Thông tin mới nhất cho thấy loại vắc xin này có hiệu quả khoảng 62% sau 2 liều.
Venezuela đã nhận được tổng cộng 3,5 triệu liều vắc xin do Nga và Trung Quốc tài trợ kể từ tháng 2-2021. Nước này đặt mục tiêu tiêm cho 70% của 30 triệu dân trong năm nay.
Nước này cho rằng việc chậm chạp triển khai tiêm ngừa trong nước là do Mỹ. Các quan chức Venezuela tháng trước nói các khoản tiền trả cho chương trình chia sẻ vắc xin COVAX đã bị chặn lại.
“Các nước giàu đã phá hoại cơ chế đoàn kết phân phối vắc xin cho thế giới. Họ muốn dùng vắc xin như một công cụ tống tiền chính trị” – bà Rodriguez cáo buộc.
Hàng trăm cựu lãnh đạo thúc giục G7 hỗ trợ vaccine Covid-19
Hàng trăm cựu lãnh đạo thế giới viết thư kêu gọi G7 hỗ trợ chi phí tiêm chủng vaccine Covid-19 toàn cầu, đặc biệt với các nước nghèo.
"Sự hỗ trợ từ G7 và G20 giúp các nước thu nhập thấp và trung bình dễ dàng tiếp cận vaccine Covid-19 không phải một hành động từ thiện, mà vì lợi ích chiến lược của mỗi quốc gia", hơn 100 cựu tổng thống, thủ tướng và ngoại trưởng trên thế giới viết trong thư ngỏ hôm 6/6.
Trong thư, các cựu lãnh đạo nhận định hợp tác toàn cầu trong phòng chống đại dịch Covid-19 đã không thành công vào năm 2020, nhưng năm 2021 có thể mở ra một kỷ nguyên mới. Những cựu lãnh đạo ký tên trong thư có cựu thủ tướng Anh Gordon Brown và Tony Blair cùng cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban-Ki Moon.
Nhân viên y tế chuẩn bị liều vaccine CoronaVac tại Caracas, Venezuela, hôm 28/5. Ảnh: AFP.
Bức thư được công bố trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 sắp diễn ra tại Anh từ ngày 11/6, nơi Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp lãnh đạo các nước thành viên còn lại trong G7 gồm Anh, Pháp, Đức, Italy, Canada và Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên các lãnh đạo G7 gặp nhau kể từ khi Covid-19 bùng phát.
Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ diễn ra trong ba ngày, với một loạt chủ đề được thảo luận, trong đó trọng tâm là việc nhóm này sẽ dẫn dắt sự phục hồi toàn cầu sau đại dịch như thế nào.
Các cựu lãnh đạo kêu gọi các nước G7 phải đảm bảo chi trả khoản tiền khoảng 30 tỷ USD mỗi năm trong vòng hai năm để chống lại đại dịch Covid-19 toàn cầu. "Đối với G7, chi trả khoản tiền trên không phải để làm từ thiện mà là tự bảo vệ chính mình, để ngăn dịch bệnh lây lan và quay trở lại đe dọa tất cả chúng ta", cựu thủ tướng Anh Brown nhấn mạnh.
Một cuộc thăm dò trước đó của tổ chức từ thiện Save the Children cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ công chúng Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Canada đối với việc G7 sẽ chi 66 tỷ USD cho chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 toàn cầu. Người tham gia khảo sát tại Anh và Mỹ có tỷ lệ ủng hộ cao nhất là 79%, theo sau là người dân ở Pháp với 63%.
Sau khi bùng phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, Covid-19 đã xuất hiện tại 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 174 triệu người nhiễm và hơn 3,7 triệu người chết.
Sống với đồng lương không đủ mua 1 kg thịt Johany Perez, nhân viên bệnh viện ở Caracas, sống lay lắt với "đồng lương chết đói" tối thiểu 2,2 USD/tháng, không đủ mua một kg thịt. Giống nhiều nhân viên trong Bệnh viện Đại học Lâm sàng, một trong những trung tâm đào tạo y bác sĩ quan trọng nhất ở Venezuela, Perez vẫn kiên quyết không nghỉ việc. "Tôi rất yêu nơi...