Vén màn thay đổi bước ngoặt của bóng đá Anh
Phil Foden, Jadon Sancho, Jack Grealish… đang đập tan những định kiến về nền bóng đá Anh chỉ sản sinh ra những cầu thủ chỉ biết chạy và sút mà thiếu hụt nền tảng kỹ thuật.
Năm 2017, Giám đốc phát triển bóng đá của Đức, Oliver Bierhoff thừa nhận với Guardian của Anh như sau: “Tuyển Anh đang thay đổi khi có một lứa cầu thủ mới từ đội U20, U17, và chia tay với những cựu binh. Bóng đá Anh đang tiến bộ. Người Đức chúng tôi luôn thấy mình có được những cầu thủ trưởng thành từ đội trẻ và sau này làm trụ cột của ĐTQG. Giờ chúng tôi thấy điều đó ở các bạn”.
“Tôi chắc chắn với St George’s Park, với các khoản đầu tư, HLV và quy mô đào tạo, các bạn đang bắt kịp chúng tôi. Mọi thứ sẽ cần thời gian. Chúng tôi bắt đầu từ năm 2000, và có những thành quả vào năm 2010″, ông khẳng định.
St George’s Park là trung tâm đào tạo trẻ của bóng đá Anh được thành lập vào năm 2012, tương tự như Clairefontaine của Pháp. Bierhoff dành sự kiêng nể cho St George Park, nhưng ví von trung tâm đào tạo trẻ mới của bóng đá Đức sẽ là “Thung lũng Silicon hay Đại học Havard”. Người Đức không muốn tụt lại khi thấy kình địch vươn lên.
Phil Foden đang là ngôi sao kế tiếp của bóng đá Anh với tố chất kỹ thuật vượt trội. Ảnh: Getty.
Song tại World Cup 2018, đội hình cựu binh chinh chiến từ World Cup 2010 của Đức bị loại ngay từ vòng bảng, xếp sau cả Hàn Quốc. Còn Anh với đội hình trẻ thứ ba giải đấu đã lọt vào tới bán kết. Đội hình trẻ của Anh trong suốt những năm qua đã cho ra thành quả rõ rệt với những ngôi sao như Raheem Sterling, Alexander-Arnold, Marcus Rashford…
Khi nhóm cầu thủ này vượt qua mác “cầu thủ trẻ”, người Anh tiếp tục trình làng Phil Foden, Mason Mount, Tammy Abraham, Jadon Sancho, Mason Greenwood….
Sự thăng tiến chóng mặt của Tam Sư là minh chứng cho thành công của St George’s Park, lò đào tạo được hưởng những công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhưng cũng đầy màu sắc truyền thống.
Nói như Howard Wilkinson, kiến trúc sư trưởng của lò đào tạo này, thì người Anh hy vọng St George Park sẽ đặt ra tiêu chuẩn cho đào tạo trẻ trên thế giới như cách Đại học Cambridge và Oxford làm với giáo dục.
Kế hoạch chậm 10 năm
Tham vọng cải thiện bóng đá trẻ của người Anh thực tế được nhen nhóm từ năm 1997, khi Howard Wilkinson được bổ nhiệm làm giám đốc kỹ thuật của LĐBĐ Anh (FA). “Tầm nhìn của tôi là hệ thống đào tạo trẻ của bóng đá Anh sẽ thăng tiến chóng mặt”, Wilkinson tự tin nói trong lễ nhậm chức.
Wilkinson từng có được thành công vang dội với Leeds United. “Khi tôi mới tới Leeds, họ ký hợp đồng với 18 cầu thủ nhí để đưa vào lò đào tạo, nhưng chỉ 1 trở thành cầu thủ chuyên nghiệp”, ông nói.
Video đang HOT
“Trong năm cuối cùng của tôi, 7 người được đưa vào và đều trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. 5 trong số đó chơi cho chính đội một của Leeds, chính xác là đội hình lọt vào bán kết Champions League 2001″. Jonathan Woodgate, hay Alan Smith là một trong số những người mà Wilkinson đề cập.
St George’s Park ngốn của FA 100 triệu bảng tiền xây dựng và là trái tim trong hệ thống đào tạo trẻ của người Anh. Ảnh: Getty.
Kế hoạch tham vọng của Wilkinson là tạo ra sự đào song song ở cả đội tuyển lẫn CLB. “Điều chúng tôi muốn là sự ổn định”, ông nói. “Nếu tìm ra những cầu thủ hay nhất nước Anh ở tuổi 15, tôi muốn đảm bảo họ được phát triển đồng bộ ở đội tuyển và CLB. Nếu làm tốt ở một nơi, họ sẽ có được điều tương tự ở nơi còn lại”.
Sự đồng bộ ở các cấp độ đội tuyển cũng là điều Wilkinson nhắm tới trong kế hoạch đó. Đội U15, U18 và U21 cần phải có chung lối chơi. Kế hoạch kiểu như của Wilkinson chính là thứ giúp Đức hay Bỉ thắng tiến chóng mặt suốt nhiều năm qua.
Wilkinson muốn “xây dựng một Oxford và Cambridge cho bóng đá Anh” nhưng sau cùng St George Park chỉ được xây dựng vào năm 2012 và mở cửa vào năm 2013, muộn hơn 10 năm so với dự tính.
“Tôi xác định được địa điểm của St George’s Park và đã tiến hành đặt sân. Tuy nhiên, việc tôi rời FA vào năm 2002 đã khiến kế hoạch trôi vào quên lãng. Sân Wembley khởi công và ngốn quá nhiều chi phí”, Wilkinson nói.
“Mãi tới tận năm 2008, kế hoạch này mới được trở lại thông qua một cuộc bỏ phiếu sít sao. Và sau cùng St George’s Park được mở cửa vào năm 2013, thay vì 2003. Bóng đá Anh đã phải trả giá đắt”.
Trong suốt 10 năm từ 2002 đến 2012, bóng đá Anh thất bại toàn diện ở các giải đấu lớn. Thành tích tốt nhất của Tam Sư chỉ là việc vào tứ kết World Cup 2002 và EURO 2012.
Sau khi St George’s Park đi vào hoạt động, bóng đá Anh thay đổi mạnh mẽ với các kế hoạch tham vọng từ đội ngũ lãnh đạo. “Chúng tôi đưa ra tiêu chuẩn cho các CLB. Không thể tạo ra một ngôi trường tốt nếu không có các giáo viên tốt, lãnh đạo tốt và đường hướng phù hợp”
“Vào lúc này, ở các cấp độ từ U17 đến U21, chúng tôi là số một thế giới. Thành tựu đó cho thấy kế hoạch đang đi đúng hướng”, Wilkinson nhấn mạnh vào năm 2019.
Wilkinson không nói suông. Năm 2017, bóng đá Anh lập cú đúp vô địch World Cup ở lứa tuổi U17 và U20. Cầu thủ hay nhất World Cup U17 năm ấy là Phil Foden, giờ được định giá 54 triệu bảng, và được Pep Guardiola quả quyết rằng “không bán với bất kỳ giá nào, kể cả là nửa tỷ euro”.
Cuộc cải tiến kỹ thuật của người Anh
Người Anh nổi tiếng với lối đá “kick and rush” trong quá khứ và luôn bị coi là đội tuyển lớn chơi thiếu kỹ thuật nhất tại châu Âu. Paul Gascoigne, cầu thủ Anh chơi kỹ thuật nhất trong thập niên 90, đã chìm nghỉm tại Serie A khi tới chơi bóng cho Lazio.
Đầu những năm 2000, báo chí châu Âu từng chê bai David Beckham “không xứng đáng là siêu sao” chỉ vì Becks biết mỗi tạt bóng mà hiếm khi rê bóng qua người.
Định kiến đấy về cầu thủ Anh lúc này đang dần thay đổi. Phil Foden, Jack Grealish, Raheem Sterling, Mason Mount và Jadon Sancho là những ngôi sao tấn công của bóng đá Anh thực sự biết cách “chơi” bóng thay vì chỉ chạy và sút.
Grealish và Sancho phá bỏ định kiến về việc cầu thủ Anh không biết cách đi bóng. Ảnh: Getty.
Sancho là cầu thủ trẻ ghi 35 bàn sớm nhất lịch sử Bundesliga dù chơi ở vai trò tiền đạo cánh. Grealish sở hữu thống kê đi bóng qua người số một Premier League mùa này, vượt xa Sadio Mane hay Mohamed Salah. Phil Foden vừa hủy diệt hàng phòng ngự Liverpool bằng kỹ năng qua người và dứt điểm không thua gì những ngôi sao kỹ thuật thượng thừa.
Grealish, Sancho hay Foden không phải tài năng từ trên trời rơi xuống với bóng đá Anh. Tất cả là thành quả của kế hoạch thay đổi lối chơi được đề ra một cách rõ ràng từ năm 2012
FA xác nhận trên chính trang chủ rằng định hướng phát triển từ cấp độ cầu thủ trẻ là “chơi bóng tự do”. “Mục tiêu của chúng ta là làm chủ thời giam kiểm soát bóng một cách thông minh. Vì vậy, chúng ta cần đào tạo cầu thủ với kỹ năng và cá tính để phù hợp với cách chơi này”, FA viết.
Hệ thống đào tạo trẻ của Anh cũng không muốn đốt cháy giai đoạn. Quá trình phát triển phải diễn ra từ từ, và đảm bảo không được bỏ sót giai đoạn nào để hướng tới mục tiêu gói gọn gồm thành thạo quá trình triển khai bóng, kiến tạo và dứt điểm khi có bóng; biết cách triển khai pressing tầm cao, trung, thấp khi không có bóng; và sử dụng quá trình chuyển trạng thái để tối đa lợi thế.
Ba gạch đầu dòng này được hình thành từ cách chơi đưa Barca lên đỉnh cao trong giai đoạn 2008-2012, và là nền tảng cho mọi đội bóng mạnh nhất thế giới sau này, từ Real Madrid, Liverpool đến Bayern Munich.
Chính Southgate cũng xác nhận những HLV ở St George’s Park phải thấm nhuần tư tưởng để đào tạo các cầu thủ trở nên “đầy ý tưởng, sẵn sàng nhận bóng trong mọi tư thế, sẵn sàng trong cả tư duy lẫn hành động để đoạt lại bóng, và yêu lấy trái bóng”.
Quá trình đào tạo cầu thủ trẻ với tư tưởng mạch lạc này đã giúp bóng đá Anh có được quả ngọt như hiện tại. Foden, Mount, Greenwood, Sterling, Sancho… đang giúp người Anh có được một thế hệ đầy hứa hẹn với khả năng chơi bóng kỹ thuật hệt như các đội tuyển latin.
Đúng như Bierhoff từng lo ngại vào năm 2017, người Anh đã vượt qua Đức để trở thành biểu tượng mới cho quy mô đào tạo trẻ tại châu Âu, bên cạnh Pháp với lò Clairefontaine. Và Anh đang trở thành ứng viên thực sự ở các giải đấu lớn, mà EURO sắp tới sẽ là lò lửa thử những khối vàng như Foden, Mount, Sancho… của xứ sở sương mù.
Rodri tiết lộ cuộc họp để đời giúp Man City 'đổi vận'
Từ chỗ bết bát hạng thứ 14 trong tháng 11, Man City đã từng bước xoay chuyển thế cờ, chơi thăng hoa và hiện xếp đầu bảng hơn đội đứng sau MU tới 10 điểm.
Trong cuộc trò chuyện với Sky Sports mới đây, tiền vệ Rodri tiết lộ, chính 'cuộc họp để đời' của Man City giữa lúc ảm đạm nhất đã giúp đội vượt khó, chơi bùng nổ trở lại.
Theo Rodri, cuộc họp mổ xẻ mọi thứ của Man City lúc thời điểm khó khăn đã giúp họ đứng lên, chơi thứ bóng đá thăng hoa trở lại
Trở lại với một Man City của Pep Guardiola vào tháng 11 năm ngoái. Sau một khởi đầu bết bát đã đẩy họ rơi mòn mỏi xuống tận hạng 14 trong bảng tổng sắp.
Rodri chia sẻ: " Trong giai đoạn đầu tiên của mùa giải, chúng tôi chơi không tốt cả về mặt cá nhân lẫn tập thể. Nhưng điều này đã thay đổi khi cả đội ngồi lại và trao đổi nhiều hơn về cách chúng tôi có thể làm việc cùng nhau.
Man City đi vào lịch sử bóng đá Anh là đội duy nhất đang đạt đến chuỗi 16 trận thắng liên tiếp
Man City đã có một cuộc họp và nói chuyện thẳng thắn với nhau. Chúng tôi đã phân tích những gì đang xảy ra và cách đội có thể làm tốt hơn.
Mọi thành viên trong đội đều đồng ý rằng, mỗi cầu thủ đều có thể làm nhiều hơn một chút cho đội.
Tôi cảm thấy đó là lý do tại sao Man City đang làm rất tốt lúc này, vì có rất nhiều cầu thủ hiện đang chơi với một đẳng cấp đáng kinh ngạc" .
Vào lúc 23h30 đêm nay, 21/2, Man City có chuyến làm khách Arsenal, vòng 25 Premier League.
Man City lập siêu kỷ lục bóng đá Anh, Tottenham và Mourinho run Đội bóng của Pep Guardiola vừa lập siêu kỷ lục bóng đá Anh, chuẩn bị chào đón Tottenham của Mourinho đang sa sút, thất vọng. Thắng dễ Swansea 3-1 ở vòng 5 FA Cup, Man City đi vào lịch sử bóng đá Anh khi trở thành đội bóng đầu tiên chiến thắng 15 trận liên tiếp mọi đấu trường. Man City trở thành...