Vén màn phòng trọ (Kỳ cuối): Lo trộm cắp, sợ hiếp dâm
Phòng trọ sinh viên rẻ tiền, không an toàn thường ẩn chứa tệ nạn xã hội và những hiểm họa luôn rình rập…
Xóm trọ sinh viên rẻ tiền luôn có những mối nguy rình rập. (Ảnh minh họa).
Hàng loạt vụ trộm cắp táo tợn ngay tại các phòng trọ, gái mại dâm trà trộn vào khu sinh viên thuê trọ, “yêu râu xanh” nhìn trộm sinh viên nữ tắm, chụp lén cảnh thay đồ, hiếp dâm bạn trọ … là những vấn đề bức xúc từng được báo chí liên tục đưa tin và cảnh báo.
Nạn trộm cắp trong các nhà trọ sinh viên ở các thành phố lớn vẫn đang ngày càng gia tăng. Điểm chung của những đạo chích này, chúng có thể ra tay vào bất cứ thời điểm nào, lấy bất cứ thứ gì, từ những thứ lặt vặt như quần áo, xe đạp, đến những tài sản có giá trị như tiền bạc, điện thoại, laptop, xe máy… Mặt khác, tên trộm có thể là những kẻ bên ngoài lợi dụng sơ hở, trà trộn vào các khu trọ không đảm bảo an ninh để “thó” đồ hoặc cũng có thể là chính sinh viên trộm cắp đồ của nhau.
Đầu năm nay, nhiều sinh viên trường đại học Bình Dương phản ánh thường xuyên bị cạy cửa nhà trọ lấy mất điện thoại, laptop, bóp tiền…Trước tình trạng này, các “hiệp sĩ” Bình Dương theo dõi. Sáng 25/2, các hiệp sĩ phát hiện hai nam thanh niên khả nghi. Sau khi bám theo, các hiệp sĩ thấy hai thanh niên này bẻ khóa vào phòng trọ cuỗm đi hai laptop thì bị bắt. Tại cơ quan điều tra, hai đối tượng khai là Nguyễn Xuân Nhật và Trương Xuân Nam, cùng sinh năm 1993, quê ở Hương Khê, Hà Tĩnh. Được biết, Nhật và Nam thuê phòng tại một khách sạn ở gần khu nhà trọ sinh viên để dễ bề trộm cắp.
Mới đây, công an phường Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi nhận tin báo tại một nhà trọ thuộc tổ 14, phường Nghĩa Chánh (TP Quảng Ngãi), 4 sinh viên trường Đại học Công nghiệp TPHCM và trường ĐH Phạm Văn Đồng bị kẻ trộm đột nhập lấy cắp tất cả điện thoại, tiền và xe đạp. Chủ nhà, anh Ngô Quang Long cho biết đối tượng đã lợi dụng lúc các sinh viên ngủ say, leo qua tường rào, đột nhập nhà trọ lấy xe đạp, sau đó tiếp tục độp nhật phòng ngủ lấy cắp tài sản.
Trước đó, công an phường Thanh Xuân nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội bắt giữ 3 đối tượng là Nguyễn Anh Nhật (SN 1989), Nguyễn Xuân Thuận (SN 1991) và Nguyễn Văn Vượng (SN 1992) – đều trú tại huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi trộm cắp tài sản. Cả ba đều là sinh viên một trường trung cấp học nghề. Lợi dụng phòng trọ vắng vẻ, ba kẻ gian đã vào phòng lục soát lấy trộm điện thoại, một máy tính xách tay.
Nữ sinh trộm đồ của bạn, dựng hiện trường giả. (Ảnh: ANTĐ).
Oái ăm hơn là trường hợp lợi dụng bạn cùng phòng đi học, sinh viên Hoàng Thị Linh (SN 1993, trú tại Lạng Sơn) thuê trọ tại ngõ 64, Trương Định, Hà Nội đã lấy trộm latop và điện thoại của bạn đi cầm đồ rồi dựng hiện trường giả như một vụ trộm đột nhập vào phòng. Tại cơ quan điều tra, Linh khai trước đó đã lấy trộm ví của một người phòng khác.
Video đang HOT
Những câu chuyện trên được phát hiện và thông báo với chính quyền địa phương, thực tế, phần lớn khi mất tài sản nếu là tài sản không có giá trị lớn, sinh viên chỉ báo cho chủ nhà. Chủ nhà có thể trang bị các thiết bị bảo vệ đảm bảo trật tư an ninh hoặc cũng có thể lơ đi, kệ đấy, không quan tâm. Nhiều sinh viên khi mất đồ chỉ còn biết kêu trời, chấp nhận cho số đen đủi.
Chuyển nhà trọ vì gái bán dâm, “yêu râu xanh”
Khi thời buổi kinh tế trở nên khó khăn, để tìm cách sống, gái mại dâm dạt về các khu trọ sinh viên tồi tàn vừa rẻ tiền vừa có thể kiếm chác bằng cách trà trộn vào giảng đường, đóng giả nữ sinh. Không ít trường hợp “dở khóc dở cười” khi sống thử với người yêu thời gian dài mới phát hiện đó là gái mại dâm.
H., sinh viên trường ĐH Công nghiệp TP.HCM thở dài vì từng sống chung với gái mại dâm ở phòng trọ cả năm trời vì nhầm tưởng là sinh viên do được bạn bè giới thiệu. Yêu nhau được mấy ngày, “cô sinh viên” thỏ thẻ xin dọn về sống cùng phòng để tiện chăm sóc nhau. Hơn một năm sống thử, cô “sinh viên” hết vòi tiền lại đi sớm về khuya, không học hành, H. đã chủ động chia tay. Thế nhưng, khi cô sinh viên khuất bóng, chiếc laptop và điện thoại di động xịn “không cánh mà bay”.
Phương Lan (sinh viên trường ĐH Sư Phạm Hà Nội) phải chuyển phòng vì trong xóm trọ có lẫn gái ăn sương sống cùng. “Mấy ngày đầu khi dọn đến, bọn em không để ý, cô chủ nhà luôn miệng nói “sống ở đây yên tâm lắm” nhưng được 5 tháng thì xuất hiện hai cô gái lạ mặt nhìn trẻ trung, ăn chơi trọ ngay phòng bên cạnh. Ban ngày họ đóng cửa im ỉm, chập tối mới quần ngắn áo hai dây, mặt trang điểm đậm ra ngoài. Bọn con trai trong xóm sáng mắt lên nhìn trêu đùa, chọc ghẹo. Nhiều tối họ đi muộn bật nhạc to, cười nói ầm ĩ, khiến bọn em không tập trung học. Đỉnh điểm vào chiều ngày hôm đó, khi đi học về, cả lũ trong xóm được phen thất kinh trước cảnh M. (tên gái bán dâm) bị đánh ghen náo loạn cả khu phố. Dù sống ở đây quen rồi, mọi người cũng yêu quý nhau, nhưng cứ tình trạng này, làm sao tập trung học được”.
Không được quản lý chặt chẽ, ham tiền vô hình chung nhiều chủ nhà tiếp tay “chứa chấp” nhiều đối tượng bất hảo khiến môi trường sống của sinh viên ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều nữ sinh trở thành nạn nhân của “yêu râu xanh” rồi từ đó để lại hậu quả nặng nề.
Phần lớn nhiều khu trọ sinh viên có sử dụng nhà vệ sinh chung. Lợi dụng điều này, nhiều kẻ biến thái tranh thủ nhìn trộm bạn thay đồ hay quay lén cảnh người khác đang tắm, chọc phá, quấy rối đêm khuya. Nguy hiểm hơn và không thể lường trước là những yêu râu xanh có thể hãm hiếp bất cứ lúc nào.
Đinh Chí Sáng (trái) và Nguyễn Anh Tuấn (phải). (Ảnh: VnMedia).
Mới đây, công an quận Tây Hồ bắt giữ hai sinh viên nam đang theo học cao đẳng trên TP.Hà Nội là Đinh Chí Sáng (SN 1993) và Nguyễn Anh Tuấn (SN 1994, cùng trú tại Gia Viễn, Ninh Bình tạm trú tại ngõ 4, phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội), để làm rõ hành vi hiếp dâm bạn trọ.
Theo đó, tối ngày 11/10, sau khi đi uống rượu say về, Tuấn, Sáng sang phòng chị N. (SN 1980, Thái Nguyên) để trả xe máy mượn lúc chiều. Sẵn hơi men trong người, Tuấn nổi cơn thú tính, bất ngờ ôm chặt người phụ nữ này, bịt miệng khống chế và gọi Sáng sang giúp sức. Hai tên đã sử dụng vũ lực để hiếp dâm chị N.
Trước đó, một nữ sinh khi đến tìm chỗ thuê trọ ở làng sinh viên Hacinco đã bị hãm hiếp.
Được biết, Trịnh Đăng Giang (SN 1977, trú tại phòng 1208, Nhà 2E phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) là khách trọ của Làng sinh viên Hacinco, thấy chị T. (23 tuổi) có nhu cầu thuê phòng đã giả danh nhân viên, hẹn lên phòng của mình nói chuyện. Khi chị T. vừa lên phòng, hắn liền lộ rõ ý đồ xấu xa, nhanh tay khóa trái cửa, đánh và nhét giẻ vào mồm rồi thực hiện hành vi hiếp dâm đối với chị T.
Không thể kể hết những vụ hãm hiếp nữ sinh trong các khu trọ sinh viên, có những vụ được trình báo lên cơ quan công an nhưng cũng có những trường hợp im lặng vì xấu hổ.
Dưới những mái nhà trọ, đã, đang tồn tại những vấn đề nhức nhối gây bức xúc dư luận và câu hỏi được đặt ra là vai trò của chủ nhà và cơ quan chính quyền địa phương ở đâu? Hay chủ nhà chỉ ra sức vét tiền sinh viên, ép tăng giá phòng trọ, tiền điện nước nhưng bỏ qua điều kiện an toàn trật tự. Những vụ mất cắp được cho là trộm cắp vặt, cửa cổng không an toàn, kẻ lạ dễ bề đột nhập không được sửa chữa, nâng cấp giờ giấc ra vào lung tung… cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến nhiều phòng trọ trở thành nơi “khiếp hãi” với sinh viê
Theo xahoi
Chàng sinh viên nghèo nuôi người hàng xóm bại liệt
Khu nhà trọ ở khu Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn, Bình Định) lâu nay lặng lẽ bỗng dưng thay đổi kỳ lạ.
Những thay đổi trong xóm trọ ấy bắt đầu từ sự lan tỏa câu chuyện về chàng sinh viên nghèo năm năm nuôi một người hàng xóm bị liệt toàn thân. Đó là Hồ Công Danh (sinh viên năm 1 Trường ĐH Quy Nhơn) và người đàn ông 32 tuổi bị liệt là Nguyễn Thanh Tùng.
May mà có Danh
Anh Tùng nhớ chính xác ngày mình bất ngờ bị té khi trèo hái vú sữa ở độ cao gần 10m. Một luồng tê lạnh chạy buốt sống lưng, rồi không thể tự gượng dậy được. Sau bao nhiêu cố gắng chạy chữa, bác sĩ kết luận: liệt vĩnh viễn. Cánh cửa cuộc đời như đóng sập lại với chàng trai mới 25 tuổi đang khỏe mạnh, siêng năng, chuẩn bị lên xe hoa xây cuộc sống mới. Từ phần cổ xuống tứ chi không còn cử động được, chích không biết đau nhưng tâm hồn đang phơi phới tuổi thanh xuân ấy vẫn còn đủ minh mẫn để giằng xé nỗi đau bế tắc.
Choáng váng với tai nạn của con trai và liên tiếp hai người con lớn bỗng dưng bị tâm thần, người cha nghèo khổ già yếu không còn đủ sức chống chọi với hoàn cảnh đã đột quỵ sau hơn nửa năm lo chạy chữa cho con. Nỗi đau chồng lên nỗi đau rồi dồn lên đôi vai người mẹ già, hai năm sau bà cũng kiệt sức rồi đi theo ông.
Danh và chú Tùng trong căn phòng trọ
Vết lở trên thân thể ngày càng nhiều do hoại tử, Tùng cần bàn tay chăm sóc, cần rửa vết thương, cần ăn uống, làm vệ sinh, cần gãi khi ngứa... công việc thường nhật tưởng chừng đơn giản ấy anh không thể tự làm được. Người dân trong xóm nghèo ở Phú Nam Đông (xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, Quảng Nam) ai cũng xót xa, họ đến thăm nom, tặng tiền, tặng gạo rồi về. Họ còn cuộc sống riêng phải lo... Trong nỗi đau cùng cực, Tùng quyết từ hôn người vợ chưa cưới rồi lặng lẽ tuyệt thực mong giảm gánh nặng cho đời... "Nếu lúc đó Danh không xuất hiện, có lẽ tôi đã chết lâu rồi" - Tùng nhớ lại.
Danh là đứa trẻ ở gần nhà Tùng. Một lần tình cờ đến nhà thấy Tùng nằm một mình, cơn sốt làm môi tím ngắt, răng đánh bần bật. "Cháu lấy khăn nhúng nước ấm lau hạ sốt. Sau cơn nóng lạnh mê man, chú Tùng tỉnh lại nhìn cháu cười. Chú ấy vui tính lại hiền, cháu chưa thấy ai cười hiền như vậy" - Danh kể. Sau lần ấy, hình ảnh chú Tùng lúc nào cũng ám ảnh. Lỡ chú ấy sốt cao, lỡ không có ai tới..., bao nhiêu suy nghĩ cứ đeo bám tâm hồn cậu học sinh lớp 10 còn non nớt. Danh đến chăm sóc theo mách bảo của nỗi lo, dần thành quen, không ngày nào vắng mặt.
"Ông bụt" có... sổ hộ nghèo
"Ngày nào hắn cũng đến lo cho tui, tui la mô hắn vẫn cứ làm". Tùng phản đối nhưng Danh lủi thủi làm tất cả những gì một người bệnh cần làm. "Chăm sóc người bị bại liệt hoàn toàn không chỉ có tấm lòng yêu thương. Rất nhiều người thân, vợ chồng, tình mẫu tử chỉ quan tâm được một thời gian rồi bỏ. Một người liệt phải 2-3 người chăm, không chỉ rành về y tế mà còn phải tập vận động, matxa để người bệnh không bị tắc mạch... Chăm sóc cho bệnh nhân khỏe mạnh trong một thời gian dài không chán nản và có tình người như Danh là điều kỳ diệu, hiếm gặp" - một bác sĩ khoa thần kinh cột sống chia sẻ.
Từ ngày có Danh, giường nằm của Tùng không còn mùi hôi, vết lở ít hơn và những cơn sốt cũng thưa dần. Những con đường mòn xóm nhỏ không còn xa lạ với hình ảnh xe kéo do Danh kéo Tùng đi dạo mát hình ảnh Danh đạp xe hơn 8km mua về một bao tải đầy bông gạc, vải mùng, nước muối, thuốc chống sốt, chống viêm rồi về cắt may thành từng tấm để dành thay băng... Đó là những lúc có tiền ai đó cho, Danh vội mua để dành sử dụng. Chuyện hết tiền phải ăn cháo trắng nhiều ngày hai chú cháu đã quen nhưng không có băng thay, thuốc uống một ngày là không thể.
Nhớ lại lần đi xa Tùng lâu nhất là lúc Danh ôn thi ĐH ở Đà Nẵng. Cứ hai ngày Danh phải bắt xe đò về làm vệ sinh, nhờ hàng xóm cho ăn rồi bắt xe đò ra học. Đi về như con thoi, Danh không ngại, chỉ có Tùng muốn chết vì sợ ảnh hưởng việc học của Danh. Nhưng làm sao để chết được thì Tùng bất lực. Tuyệt thực đến ngày thứ bảy ngất xỉu thì được đưa đi cấp cứu, lại sống. Lần ấy, Danh khẩn khoản: "Chú phải sống để mừng cháu đậu ĐH chứ!", Tùng mới chịu ăn. Để chăm lo cho Tùng, Danh quyết định ở nhà tự học ôn.
Gia đình Danh có sổ hộ nghèo, cha tật nguyền lại có hai chị gái đang học ĐH, cuộc sống chỉ nhờ vào gánh rau quả mẹ bán ở chợ. Mùa thi 2012, Danh trúng tuyển vào ngành điện kỹ thuật Trường ĐH Quy Nhơn, ba chị em cùng vào ĐH là quá sức cho người mẹ quê. Mừng đã đành nhưng lo cũng không ít. "Không có tiền thì làm thêm sẽ có nhưng nếu không làm vệ sinh ba ngày là chú Tùng không sống được. Mình có khả năng làm được thì không thể nhìn chú ấy chết" - Danh nghĩ.
Để chăm sóc được chỉ còn cách đưa chú ấy đi cùng mình. Làng Phú Nam Đông một lần nữa lại xôn xao. Người ta nghẹn ngào và ái ngại cho quyết định của Danh. Cha mẹ lo lắng việc học của con, hai chị gái đều là sinh viên năm 4 đã biết chuyện ăn ở, học hành khó khăn đến mức nào khuyên em suy nghĩ kỹ. Danh xin cha mẹ cho mình tự quyết định. Tùng lại tuyệt thực cương quyết không chịu đi vì muốn Danh thảnh thơi lo việc học, Danh nói thẳng: "Chú có chuyện gì con vào trường cũng không học được, chú có muốn nhìn con đi học thành đạt không?". Hai chú cháu ôm nhau khóc.
Gói ghém ít tiền lẻ cùng 4 triệu đồng cầm cố hai sào ruộng cha mẹ để lại làm chi phí cho cuộc sống của mình, Tùng vào Quy Nhơn "nhập học" với Danh, nơi hai chú cháu chưa bao giờ đặt chân đến. Căn phòng trọ thuê giá 1,2 triệu đồng/tháng. Danh bỏ ra một ngày dọn dẹp rồi thiết kế quạt, bóng điện và vòi dẫn nước uống vào miệng để Tùng tự sinh hoạt mỗi khi cậu đi vắng. "Tạm thời ở trường chỉ học một buổi, còn một buổi ở nhà làm vệ sinh cho chú Tùng. Nếu phải học hai buổi thì chuyển làm ban đêm, cứ đảm bảo 24 giờ phải làm một lần, để lâu sẽ bị sốt ngay" - Danh tâm sự. Bà chủ trọ cám cảnh giảm cho họ 200.000 đồng/tháng. Cả khu nhà trọ nhìn hai con người lạ lẫm, cứ tự hỏi: "Sao lại có người tốt đến kỳ lạ vậy?". Mấy người bạn sinh viên cùng trang lứa tò mò hỏi Danh có vất vả không khi thấy cậu đóng kín cửa phòng hơn hai giờ mỗi sáng để làm vệ sinh, Danh cười thật tươi: "Tớ thấy bình thường".
Gần tám năm nằm một chỗ, Tùng sống chỉn chu trong sự bình thường ấy. Cơ thể nặng khoảng 25kg thoi thóp với cuộc đời nhưng nghị lực và lòng yêu thương thì ngày càng lớn hơn qua hình ảnh một người trẻ hơn 13 tuổi hằng ngày chăm sóc cho mình.
Theo tuổi trẻ
Ký sự tân sinh viên, nụ cười và nước mắt Với nhiều bạn trẻ, thử thách đầu đời của cuộc sống sinh viên không phải là sách vở, nhà trường mà chính là những xô bồ trên đất Hà Thành với cả nụ cười và nước mắt. Khác xa với sự hứng khởi, hào hứng ban đầu, không ít tân sinh viên thú nhận, những va chạm đầu tiên ở Hà Nội khiến...