Vén màn bí mật vị hoàng đế si tình Trung Hoa đã bất chấp tất cả khi Hoàng hậu qua đời
Chỉ vì quá yêu thương Hoàng hậu của mình mà Hoàng đế đã bất chấp tất cả, thậm chí đánh mất đi đất nước.
Tình yêu luôn khiến người ta mù quáng. Một khi con người hết mình vì tình yêu thì lí trí thường bị coi nhẹ. Và một Hoàng đế khi yêu đến điên cuồng thì sẽ như thế nào đây. Câu chuyện tình si Hoàng đế Mộ Dung Hy thời nhà Hậu Yên với Hoàng hậu họ Phù khiến người đời sau cũng phải đưa ra nhiều ý kiến khác nhau.
Vị Hoàng hậu được sủng ái quá đà
Vua Mộ Dung Hy lên ngôi vào năm 402. Sau khi ngồi yên vị, cuộc tuyển chọn hậu cung cho Hoàng đế bắt đầu. Thời đó, Phù Duẫn là một vị đại quan vốn có dòng dõi là Hoàng tộc Tiền Tần. Bởi vậy, hai con gái của ông là Phù Tùng Nga và Phù Huấn Anh đã được đưa vào cung để làm nữ nhân của Hoàng đế.
Hai người con gái này có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành và thông minh hơn người nên Mộ Dung Hy rất ưng ý. Ông tỏ ra rất sủng ái cả hai. Tuy nhiên cô em Phù Huấn Anh vẫn được lòng Hoàng đế hơn.
Khi hai mỹ nhân nhập cung, Mộ Dung Hy đã phong cho Phù Tùng Nga làm Quý nhân còn Phù Huấn Anh là Quý tần. Sau một thời gian ngắn, Phù Huấn Anh được phong hậu, trở thành mẫu nghi thiên hạ.
Phù Hoàng hậu có nhan sắc, mê hoặc được Hoàng đế nhưng lại chẳng biết thương con dân. Bà luôn nghĩ ra đủ mọi cách thức để hưởng thụ cuộc sống của người phụ nữ đứng đầu thiên hạ, chẳng quan tâm đến bất cứ điều gì.
Hoàng đế lại sủng ái vợ vô điều kiện. Bất cứ thứ gì Hoàng hậu muốn, ông sẽ tìm cách đáp ứng bằng được mới thôi. Thậm chí, việc nước hay đưa ra bất cứ một quyết định nào, Mộ Dung Hy cũng hỏi qua ý kiến Phù Hoàng hậu.
Hoàng hậu thích chơi trò săn bắn, Mộ Dung Hy chiều lòng vợ trèo lên cả những ngọn núi cao ở phía Bắc để chơi. Có hàng chục ngàn binh lính đi theo bảo vệ cặp Đế Hậu và có đến 5000 người đã bỏ mạng vì bị sói ăn thịt hoặc chết rét trên các ngọn núi phủ tuyết.
Năm 406, Đại Yên tiến quân đánh Khiết Đan. Thế nhưng đối thủ quá mạnh, Hoàng đế định rút quân về nhưng Phù Hoàng hậu không đồng ý. Bà chưa bao giờ chứng kiến chuyện đánh trận và muốn một lần được thấy.
Chiều lòng Hoàng hậu, vào ngày mùng 2 Tết Nguyên Đán, Mộ Dung Hy đã yêu cầu chuẩn bị ngũ cốc, cỏ cho ngựa để tấn công. Tuy nhiên, kết quả không như mong đợi, việc phải di chuyển quãng đường quá dài cũng như không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng đã khiến nhiều binh lính kiệt sức, họ bị thua trong cuộc chiến, thương vong vô số.
Hoàng hậu cũng là người rất có “năng khiếu” trong chuyện ăn uống. Thế nhưng sở thích của bà lại quá khác người. Vào mùa hè vốn nắng gắt thì bà muốn được ăn vây cá đông hảo hạng và ngược lại những loại thực phẩm chỉ mùa đông mới có thì bà muốn ăn giữa tiết hè.
Thời gian đấy, nông dân làm gì biết thâm canh trái vụ, tất cả chỉ dựa vào thời tiết. Thế nhưng Hoàng đế không những không ngăn cản cho sở thích ngược đời của Hoàng hậu mà bắt quan lại và dân chúng tìm kiếm để dâng lên.
Thậm chí, ông từng ra lệnh giết chết nhiều người được giao nhiệm vụ tìm kiếm đồ ăn trái mùa không thành công.
Sự sủng ái và si mê của Hoàng đế Mộ Dung Hy dành cho Hoàng hậu của mình trở thành gánh nặng cho dân chúng. Rất nhiều lần, dân chúng phải chịu đựng những đòi hỏi vô cớ, ngược đời từ người chủ hậu cung.
Video đang HOT
Cái chết của Hoàng hậu
Được yêu chiều là vậy nhưng Phù Hoàng hậu lại phận bạc, bà qua đời vào năm 407. Hoàng đế đã khóc lóc rất nhiều. Ông liên tục vuốt ve cơ thể ngày càng lạnh của vợ và hoảng loạn, than thở cho cuộc đời quá ngắn ngủi của Hoàng hậu.
Hoàng đế ngất đi rồi tỉnh lại, biết được thực tế Hoàng hậu đã qua đời lại tiếp tục ngất đi như muốn quên đi thực tế cuộc sống. Liên tiếp những ngày sau khi Phù hậu mất, Mộ Dung Hy chỉ ăn cháo chứ không nuốt nổi đồ ăn gì khác.
Khi chuẩn bị đậy nắp quan tài, ông lại chạy đến ôm lấy quan tài khóc lớn vì không muốn âm dương cách biệt. Có những tài liệu ghi chép lại rằng, Hoàng đế đã chui vào quan tài nằm chùng Hoàng hậu và ân ái với xác chết của bà dù bà qua đời không ít ngày.
Sau khi quan tài Hoàng hậu được đưa đến cung điện, Hoàng đế đã ra sắc lệnh lập lễ đường và yêu cầu hàng trăm vị quan đến để khóc thương cho bà. Hàng loạt người được trao nhiệm vụ kiểm soát, nếu thấy vị quan nào không khóc hoặc khóc giả vờ thì phải trừng phạt. Ai khóc lóc thảm thiết là trung quân ái quốc.
Chừng đó chưa đủ, Hoàng đế còn ép chết Trương Vương phi – vợ của Cao Dương Vương để đi cùng Hoàng hậu xuống suối vàng cho bà đỡ cô đơn. Ba cô con gái của Vương phi và Vương gia đã hết sức cầu xin cũng không khiến Hoàng đế thay đổi dự định.
Mộ Dung Hy cũng dùng sạch tiền quốc khố để xây cất lăng mộ lớn cho Hoàng hậu.
“Hãy xây nó thật to đẹp, sau này ta cũng sẽ được an táng ở đây”, Hoàng đế đã nói như vậy.
Ngày đưa tang, Mộ Dung Hy với cái đầu rối bời, đi chân trần đằng sau cỗ xe của Hoàng hậu. Chiếc xe quá to để ra được khỏi cổng thành. Hoàng đế ngay lập tức tuyên bố phá hủy cổng phía Bắc để đi ra.
Lúc đó, nhiều trưởng bối ngăn cản không thành đã tự nghĩ với nhau: “Hoàng đế phá hủy đi cánh cửa dẫn đến kinh thành, triều đại của ngài ấy sẽ chẳng được lâu”.
Vì Hoàng hậu qua đời, Hoàng đế ngập trong buồn đau, bỏ bê triều chính. Nhân lúc này, Đại tướng Cao Vân và Phùng Bạt lên kế hoạch tạo phản. Đúng ngày đưa tang Hoàng hậu, họ đã tấn công Hoàng cung, kiểm soát kinh thành.
Tin tức đến tai Hoàng đế, ông bình thản tuyên bố: “Những kẻ này chỉ là tên trộm nhỏ, ta sẽ xử chúng khi quay lại”.
Xong xuôi mọi việc, ông mặc áo giáp và chạy về tấn công lại Hoàng cung nhưng không thành công. Hoàng đế phải thay đồ của dân, trốn trong rừng nhưng bị bắt lại.
Hoàng đế bị xử tử ngay sau đó. Tân đế mới đã cho chôn Mộ Dung Hy cùng lăng mộ với Hoàng hậu như cách tác thành cho nguyện vọng cả đời của ông. Cái chết của Mộ Dung Hy cũng là dấu chấm hết cho triều đại nhà Yên trong lịch sử Trung Hoa.
Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng (Kỳ 1): Đội quân đất nung nghìn năm
Triều đại hưng suy thay đổi, nhân gian vật đổi sao dời, nhưng dưới lòng đất, lăng mộ ngầm ngàn năm của Tần Thủy Hoàng trải qua phong sương vẫn không bị xói mòn. Vinh quang và trí tuệ của đế chế cổ đại đã khép lại nhưng vô số điều vẫn còn là ẩn đố với hậu thế.
Cái tên Tần Thủy Hoàng luôn gắn liền với rất nhiều lần "Đệ nhất" và "Duy nhất" trong lịch sử Trung Quốc. Ông là Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa (từ Hoàng đế chính do ông sáng tạo ra). Vào thời điểm đó, ông cũng là hoàng đế duy nhất của đế chế vĩ đại trên địa cầu.
Trong suốt cuộc đời mình, Hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã đặt nhiều bước đầu tiên trong lịch sử. Ông chế định hoàng quyền, luật pháp, kinh tế, tiền tệ bằng văn bản, và hệ thống đo lường đến các triều đại sau này. Ông mới lên ngôi đã bắt đầu xây dựng lăng mộ của mình. Sau khi chết, ông để lại lăng mộ lớn nhất thế giới, tổng diện tích lớn gấp 78 lần cố cung.
Đội quân đất nung
Từ những năm 1970, dưới chân núi Lệ Sơn hoang vắng, người ta đã phát hiện một đội quân đất nung khổng lồ hàng nghìn năm yên lặng canh giữ lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Khi các nhà khảo cổ nghiên cứu các bức tượng, họ phát hiện: Những tượng đất nung này ban đầu có màu sắc sơn vẽ phong phú, sau khi được khai quật 15 giây, chúng bắt đầu mất màu, sau 4 phút thì bên trong thoát nước, bong tróc, đột nhiên chuyển từ màu sắc sặc sỡ sang màu đen xám. Bây giờ các chiến binh đất nung và ngựa đều bị oxy hóa trong khi ban đầu quần áo của họ rất đẹp, có mười mấy màu sắc được tô điểm như xanh, đỏ thắm, tím, xanh da trời...
Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Hố chiến binh đất nung hơn 20.000 mét vuông này được biết đến là một trong "Tám kỳ quan di sản văn hóa thế giới". Chiều cao của một chiến binh khoảng 1,8 mét, được khắc họa chân thực sống động, thần thái từng người đều khác nhau. Các công đoạn chế tạo tượng đất nung từ tạo hình, sấy, vận chuyển đến lò nung thì ngay cả công nghệ hiện đại cũng khó mà sánh bằng.
Với hơn 8.000 bức tượng gốm mặc áo giáp và những cỗ xe ngựa, đội hình quân sự trang nghiêm dường như sẵn sàng đối mặt với kẻ thù bất cứ lúc nào.
Điều kỳ lạ là quân đoàn khổng lồ này cùng toàn bộ lăng mộ được sắp xếp đứng quay mặt về hướng đông. Tại sao lại như vậy?
Xe ngựa đồng thời Tần
Vào những năm 1980, người ta phát hiện xe ngựa lớn thời Tần bằng đồng ở độ sâu 7 mét dưới mặt đất bao gồm 2 cỗ xe tứ mã, 8 con ngựa đồng, hai vệ sĩ bằng đồng. Nó bao quát hết thảy các kỹ thuật đúc và công nghệ trang trí đồng thau Trung Quốc cổ.
Chiếc xe số một còn được gọi là cao xe, gồm 3064 bộ phận. Trên xe trang bị đầy đủ các vũ khí phòng vệ như kiếm, lá chắn...
Chiếc ô trên xe có thể xoay chuyển 180 độ tự do tùy theo chuyển động của mặt trời. Cán dù được trang bị đôi khoen chốt, có thể linh hoạt tháo ra hoặc lắp vào xe. Ở giữa cán dù có một thanh kiếm ngắn dùng để phòng thân. Chỉ riêng trong chiếc dù đơn giản này đã sáng tạo ra một số thứ "đầu tiên" của thế giới như: Khóa chìm sớm nhất trong lịch sử, kiểu che nắng bãi biển sớm nhất...
Dàm trên đầu ngựa do nhiều ống vàng, bạc tạo thành, khá giống với chiếc dây xích hiện đại. Tua treo dưới cổ ngựa được làm bằng dây đồng mỏng như tóc. Quan sát bằng kính lúp, người ta thấy không có vết rèn và các khớp mộng được bịt kín. Vào thời điểm đó không có máy tiện và các thiết bị luyện kim hiện đại, vậy người Tần đã dùng phương pháp nào để chế tạo những chi tiết tinh xảo này?
Chiếc xe số hai có thể sánh với "xe giường nằm" của thời hiện đại. Phía trước được chia thành hai phần, một phần dành cho người lái, và khoang chở chủ nhân ở phía sau. Các cửa sổ của khoang được mở và đóng theo cách kéo-đẩy và khi được khai quật, cửa sổ vẫn hoạt động bình thường. Trần hình lưng rùa được đúc trong một lần, phần mỏng nhất là 1 mm và dày nhất chỉ 4 mm. Chiếc xe bao gồm 3462 linh kiện tạo thành, nhiều bộ phận tương tự như các linh kiện chính xác do công cụ máy móc hiện đại sản xuất. Công nghệ đúc này người hiện đại không thể bắt chước. Vậy người Tần đã làm như thế nào?
Cả hai chiếc xe đều được sơn toàn bộ, hơn nữa hoa văn không chỉ để trang trí mà còn có tác dụng chống gỉ.
Kiếm đồng
Khi khai quật hố số một của đội quân đất nung, một thanh kiếm bằng đồng đã bị bức tượng gốm đè cong. Sau khi nhấc bức tượng lên, thanh kiếm bật thẳng lại một cách kỳ diệu. Thật khó tin vì đây là công nghệ "Hợp kim nhớ hình" mãi tới năm 1950 mới được phát triển.
Khi đo đạc 19 thanh kiếm đồng trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng các nhà khoa học dùng thước đo vecnie cho thấy tám mặt của thanh kiếm có khác biệt không đến một sợi tóc.
Một trong những thanh kiếm tìm thấy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Sau khi khai quật và loại bỏ những vết rỉ sét, những thanh kiếm bằng đồng sáng như mới, sắc bén đến mức có thể xé rách tờ báo 19 lớp. Sau khi kiểm nghiệm, nhà nghiên cứu tìm thấy một lớp màng oxit có chứa crôm có độ dày khoảng 10 micrometer trên bề mặt những thanh kiếm đồng, có thể gây ra phản ứng khử oxy hóa của thân kiếm. Điều này tương tự công nghệ mạ crôm hiện đại được Đức phát triển năm 1937.
Áo giáp đá
Trong những năm gần đây, người ta đã tìm thấy một hố chôn cách lăng mộ của Tần Thủy Hoàng 200 mét, có diện tích hơn 13.000 mét vuông, bên trong là hàng ngàn áo giáp đá, mũ sắt, áo giáp ngựa chiến, đều được làm từ đá xanh.
Áo giáp đá có giáp bảo vệ phần ngực, lưng và giáp vai có thể lật lên lật xuống linh động. Các mảnh giáp đá có các hình dạng khác nhau thiết kế linh hoạt tùy theo các bộ phận khác nhau của cơ thể con người. Hình chữ nhật, hình vuông, hình thang cân, hình tròn, nghiêng, vòng cung, đuôi nhọn... Số mảnh giáp lên tới 5 triệu.
Thí nghiệm cho thấy phải mất một năm để chế tạo thủ công một chiếc áo giáp 600 mảnh. Vậy làm thế nào để người Tần tạo ra được chiếc áo tuyệt vời đến vậy.
Những tác phẩm tinh xảo và sang trọng như vậy được tìm thấy ở bên ngoài lăng mộ, vậy còn có bao nhiêu kho báu bên trong lăng ngầm?
Trung Quốc có 494 vị Hoàng đế, nhưng chỉ 4 người được coi là "Thiên cổ nhất đế" Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Trung Quốc chứng kiến sự thịnh suy của 24 triều đại với 494 vị hoàng đế. Tuy nhiên trong số đó, để được xưng là "Thiên cổ nhất đế" (Hoàng đế tài ba nhất) lại chỉ có 4 người. Tần Thủy Hoàng (259-210 TCN) Nói về Thiên cổ nhất đế chắc chắn phải nhắc ngày đến...