Vén màn bí mật đằng sau hiện tượng bí ẩn cồn cát ‘biết hát’
Trong thời tiết khô ráo, cồn cát này sẽ tạo ra âm thanh tựa tiếng đàn organ. Vậy điều bí ẩn gì khiến cồn cát có thể phát ra âm thanh du dương như thế?
Công viên quốc gia Altyn-Emel là khu bảo tồn lớn nhất của Kazakhstan, nằm gần biên giới Trung Quốc. Một trong những điều đặc biệt ở công viên này là cồn cát dài gần 3 km, cao khoảng 150m và có thể phát ra những âm thanh du dương huyền bí.
Bất kỳ ai đến đây cũng đều vô cùng ngạc nhiên trước âm thanh tựa như tiếng đàn organ phát ra từ cồn cát trong những ngày trời khô ráo. Thậm chí âm thanh sẽ to và rõ hơn nếu du khách ngồi trượt từ trên đỉnh cồn cát xuống.
Âm thanh không phát ra liên tục, mỗi lần chỉ kéo dài vài phút và chỉ có thể nghe thấy khi thời tiết hanh khô. Nhiều người còn mô tả âm thanh từ cồn cát phát ra khá giống tiếng đàn cello hay kèn bassoon.
Có khá nhiều truyền thuyết lý giải về nguồn gốc âm thanh của cồn cát “ biết hát”. Một trong số đó là câu chuyện cho rằng âm thanh phát ra từ một linh hồn đang ẩn nấp phía dưới. Tuy nhiên hiện tượng kỳ lạ này đã được giải thích dưới góc độ khoa học. Một số nhà nghiên cứu cho rằng giữa những hạt cát có khe hở, không khí chuyển động trong đó tạo thành những bầu cộng hưởng âm thanh. Song giải thích được nhiều người đồng tình nhất là sự cọ xát giữa các hạt cát cùng với tác động của gió đã tạo ra âm thanh nghe như tiếng nhạc cụ. Khi trượt từ trên đỉnh xuống khiến cát chuyển động và cọ vào nhau nhiều hơn nên nghe thấy âm thanh cũng rõ ràng hơn.
Video đang HOT
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra loại âm thanh này thường chỉ được phát ra trong điều kiện thời tiết gió nhẹ, nắng đẹp. Bên cạnh đó, hạt cát càng khô thì tiếng kêu càng to. Còn những ngày ẩm ướt hay mùa đông thì những hạt cát đó lại thường “câm lặng”. Điều này càng giúp khẳng định hiện tượng đồi cát “biết hát” là do ma sát giữa những hạt cát chứ không hề có hiện tượng tâm linh hay ma quỷ nào.
Được biết tại công viên Altyn-Emel, các chuyên gia khảo cổ còn khám phá ra nhiều hóa thạch động vật như của tê giác và loài rùa cổ đại, có những hóa thạch đã được hàng triệu năm tuổi. Khu bảo tồn này cũng là nơi trú ngụ của hơn 260 loài động vật, rất phong phú về giống, loài.
Ngoài cồn cát “biết hát”, khu bảo tồn Altyn – Emel còn có hẻm núi Sharyn cùng phong cảnh hoang sơ rất thú vị. Vì thế công viên quốc gia Altyn – Emel ngay càng thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều du khách, đặc biệt đây là địa điểm được dân du lịch bụi trên thế giới rất ưa thích.
Bí ẩn về những hòn đá 'biết đi' ở Thung lũng Chết khiến giới khoa học đau đầu
Trong suốt nhiều năm, bí ẩn về những hòn đá biết đi đã khiến các nhà khoa học trên thế giới đau đầu.
Trong nhiều năm, những tảng đá bí ẩn tại Thung lũng Chết đã khiến các nhà khoa học bối rối. Mặc dù đã có nhiều nhà khoa học cố gắng đưa ra lời giải đáp hợp lý nhưng trên thực tế, vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng cho hiện tượng kỳ lạ này.
Nằm tại khu vực hẻo lánh của Vườn quốc gia Thung lũng Chết thuộc bang California, Mỹ, những tảng đá nặng trông như thể đang di chuyển trên lòng hồ khô có tên Racetrack Playa, để lại dấu vết của chúng ở phía sau trong lớp bùn nứt nẻ. Người ta nghĩ ra đủ mọi lý do để lý giải cho sự chuyển động của những tảng đá, từ người ngoài hành tinh cho đến từ trường. Nhưng không ai thực sự nhìn thấy những tảng đá di chuyển, điều này càng làm tăng thêm sự bí ẩn.
"Ngoài kia rất yên tĩnh và rất rộng mở, bạn càng ở đó lâu, nó càng mang đến cảm giác bí ẩn", kiểm lâm viên Alan van Valkenburg nói.
Các nhà khoa học đã cố gắng giải mã bí ẩn của những tảng đá hình cánh buồm này trong nhiều thập kỷ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng lốc cát có thể đã di chuyển các tảng đá nặng nề này, có hòn lên tới 318 kg. Một số nghiên cứu khác thì tin rằng chính những cơn gió mạnh thường xuyên thổi qua lòng hồ rộng lớn có thể khiến đá trượt trên mặt đất. Hết giả thuyết này đến giả thuyết khác đều bị bác bỏ và đến nay giới khoa học vẫn chưa có lời giải thích chính xác nhất.
Theo Slate.com, một số vệt mòn do đá để lại dài tới 250 m. Một số vệt mòn tạo thành những đường cong duyên dáng, có vệt thì tạo thành đường thẳng, sau đó đột ngột chuyển sang trái hoặc phải khiến các nhà nghiên cứu bối rối.
Năm 2006, Ralph Lorenz, một nhà khoa học của NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ) đang nghiên cứu điều kiện thời tiết trên các hành tinh khác. Ông đã quan tâm đến Thung lũng Chết và đặc biệt quan tâm đến việc so sánh các điều kiện khí tượng ở thung lũng này với những điều kiện gần Ontario Lacus, một hồ hydrocacbon rộng lớn trên Titan, một mặt trăng của Sao Thổ. Nhưng khi điều tra Thung lũng Chết, ông bị những viên đá bí ẩn của hồ Racetrack Playa hấp dẫn.
Ralph Lorenz đã sử dụng hộp đựng thực phẩm Tupperware thông thường để cho thấy cách mà những tảng đá có thể lướt trên mặt lòng hồ. "Tôi lấy một tảng đá nhỏ và bỏ vào hộp Tupperware, đổ nước vào đó sao cho để viên đá hở ra hơn 2cm", ông nói với trang Smithsonian.com. Sau khi đặt hộp đựng vào tủ đông, Ralph lấy viên đá bị đóng băng, bỏ vào khay nước lớn có cát ở đáy. Lúc này, ông chỉ cần thỏi nhẹ là tảng đá tự di chuyển trên mặt nước. Và khi tảng đá nhúng băng di chuyển, nó tạo thành một đường mòn trên cát ở đáy khay.
Nhóm nghiên cứu của Ralph tính toán rằng trong một số điều kiện mùa đông nhất định ở Thung lũng Chết, đủ nước và băng có thể hình thành để giúp tảng đá trôi qua đáy bùn của hồ Racetrack Playa nhờ một cơn gió nhẹ, để lại vệt bùn khi đá di chuyển.
Đến cuối năm 2013, hai nhà khoa học là Jim và Richard Norris đã đến khảo sát khu vực lòng hồ Racetrack Playa tại Thung lũng Chết. Họ phát hiện ra có rất nhiều yếu tố phối hợp để khiến những tảng đá ở đây di chuyển. Thứ nhất, bề mặt thung lũng phủ một lớp nước có độ sâu vừa đủ để tạo thành băng nổi. Khi nhiệt độ xuống thấp, mặt hồ sẽ có một lớp băng mỏng ở trên, bên dưới vẫn là nước. Lượng băng sau đó dày lên đủ độ cứng và tạo lực đẩy tảng đá.
Thứ hai, khi mặt trời lên, nhiệt độ tăng, lớp băng trên bề mặt sẽ nứt thành từng mảng. Lúc này, các mảng băng bị gió đẩy trôi, đẩy cả đá đi theo. Tuy nhiên, 2 nhà nghiên cứu mới chỉ quan sát được hiện tượng này ở những hòn đá nhỏ. Với các tảng đá lớn, họ cần nghiên cứu thêm để đi đến kết luận cuối cùng.
Tuy nhiên, một số du khách khi đến Thung lũng Chết dường như thích cách lý giải huyền bí cho những tảng đá thuyền buồm này. "Mọi người luôn hỏi: "Bạn nghĩ điều gì khiến chúng di chuyển?". Nhưng nếu bạn cố gắng giải thích thì không phải lúc nào họ cũng muốn nghe câu trả lời. Mọi người thích những điều bí ẩn, họ thích một câu hỏi chưa có câu trả lời", kiểm lâm viên Alan van Valkenburg nói.
Cho đến nay, bản thân Thung lũng Chết và những hòn đá tự di chuyển tại đây vẫn còn là bí ẩn với nhân loại. Vào năm 1849, một đoàn người đi tìm vàng bị lạc vào thung lũng này và mất phương hướng. Họ bị hành hạ bởi nắng nóng, đói khát và các loài sâu bọ, rắn rết. Đến tháng 1/1850, chỉ một thành viên duy nhất của đoàn người này thoát ra được bên ngoài.
Năm 1941, một đoàn thám hiểm người Mỹ cũng lạc vào đây và phải bỏ mạng toàn bộ. Năm 1949, một đoàn thám hiểm khác cũng gặp thảm cảnh tương tự. Có một vài người thoát ra ngoài nhưng sau đó họ cũng chết một cách khó hiểu. Chính vì những lẽ đó mà nơi này được mệnh danh là Thung lũng Chết.
Thi thể thiếu nữ đã chết 2 tháng vẫn đầy máu, tóc cùng móng tay vẫn mọc dài ra, hiện tượng kỳ lạ về 'ma cà rồng' khiến khoa học đau đầu Hiện tượng kỳ lạ này chưa từng xảy ra khiến các nhà khoa học cũng không thể giải thích nổi. Cô bé có tên là Marcy Brown, sinh ra và lớn lên ở hòn đảo Rhode (Mỹ). Marcy Brown qua đời khi ở độ tuổi xuân thì vì sự hành hạ của căn bệnh lao quái ác, năm đó là năm 1892. Không...