Vén bức màn bí mật đằng sau dịch vụ “bóng đá ôm” trá hình ở Sài thành
Để nhanh chóng lôi kéo được khách hàng thu lợi, các tụ điểm này đã tuyển dàn tiếp viên nữ bắt mắt làm “dịch vụ ăn theo”. Loại hình này dân chuyên “ăn sương” gọi là dịch vụ “bóng đá ôm”.
Những vị thượng khách bật đèn xanh để “ du lịch” khắp cơ thể các tiếp viên nữ (Ảnh: Q.Huy)
Những năm gần đây, các tụ điểm xem bóng đá công cộng nở rộ khắp nơi ở Sài Gòn, với những dịch vụ ăn theo gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh xã hội. Khi các ngành chức năng ráo riết vào cuộc truy quét thì những tụ điểm này lại “lách luật” biến thái với chiêu thức hoạt động hoàn toàn mới. Để nhanh chóng lôi kéo được khách hàng thu lợi, các tụ điểm này đã tuyển dàn tiếp viên nữ bắt mắt làm “dịch vụ ăn theo”. Loại hình này dân chuyên “ăn sương” gọi là dịch vụ “bóng đá ôm”.
Một đêm với tín đồ “bóng đá ôm”
Ở Sài Gòn, mô hình café kiêm bóng đá ôm (tiếng lóng chỉ dịch vụ xem bóng đá có các tiếp viên nữ phục vụ bên cạnh – PV) thời gian gần đây xuất hiện và đang nở rộ. So với mô hình “café chân dài” mà lâu nay báo chí thường lên án, thì các tụ điểm café kiêm “bóng đá ôm” xuất hiện như một hình thức mới nhưng không kém phần hấp dẫn. Tuy không được sang trọng, độ trẻ đẹp của các nhân viên nữ cũng thuộc hạng “thường thường bậc trung”, nhưng về khả năng “chiều” khách thì các nữ nhân viên ở đây chẳng “thua chị kém em”.
Với dịch vụ biến thái này chỉ có những tín đồ bóng đá mới nhạy cảm nhận ra và bắt nhịp hưởng ứng. Cũng từ khi xuất hiện dịch vụ mới, các trận cầu tại nhà đã trở nên nhạt nhẽo, quê mùa. Bởi khi tìm đến đây, chỉ cần bỏ ra chút ít tiền, thì các “thượng đế” đã có không gian cổ vũ, vừa nhâm nhi café, lại được “giải trí” cùng các em trẻ đẹp ngay tại chỗ. Vì vậy, khi các tín đồ bảo đi xem bóng đá là không đơn thuần chỉ xem, mà bao gồm cả dịch vụ “giải khuây”.
Dạo quanh khu phố nằm trên đường Nguyễn Thị Thập (Q.7) cùng anh bạn là dân “canh me” những trận cầu xuyên đêm, người viết được “tiết lộ”, nếu ở đâu có những tụ điểm đông đúc, có những em chân dài ăn mặc nửa kín nửa hở lấp ló đón khách thì chắc chắn trong đó đang kinh doanh dịch vụ xem bóng đá trá hình này. Tuy nhiên, với những phương thức ngụy trang tinh vi thì người đi đường rất khó lòng phát hiện ra điều gì khác lạ đang diễn ra bên trong.
Để mục sở thị dịch vụ trá hình trên, chúng tôi quyết định chọn quán “cà phê tổng hợp” có tên T.B (nằm trên đường Nguyễn Thị Thập). Khi chúng tôi vừa trờ tới, các nhân viên gửi xe ở đây đã tiếp đón với thái độ rất ân cần. Tiếp theo là màn chào hỏi của dàn nhân viên ăn mặc “ỡm ờ” với lời lẽ như rót mật vào tai khách. Tôi và anh bạn vừa chọn được nơi ngồi, chưa kịp định hình thì một tiếp viên ăn mặc mát mẻ chủ động kéo ghế sát, buông lời hỏi han trò chuyện như thể quen biết từ lâu. Tiếp theo tiếp viên này cố tình “câu khách” bằng cách cố tình ưỡn vòng một căng đầy cùng tay chân mơn trớn và buông lời lẽ đầy khiêu gợi. Đang chưa biết xử lý tình huống thế nào, nhìn sang phía bên cạnh, tôi thấy một đôi đã quấn nhau như sam, ngay trên chiếc ghế trước mặt bàn dân thiên hạ. Tiếp tục đảo mắt nhìn quanh, hầu hết các tiếp viên đang quay cuồng trong những pha “đãi khách” tự nhiên như chốn không người.
Trên màn hình trận đấu bóng ngoại hạng Anh vẫn diễn ra, thi thoảng giây phút gây cấn, tràng cổ vũ lại rôm rã vang, xen lẫn là những câu tiếc nuối, than vãn, chửi thề… dậy lên tạo nên thứ âm thanh hỗn tạp. Song song với các tín đồ thực thụ có vẻ nghiêm túc cổ vũ cho đội bóng của mình, không ít những vị “thượng đế” lại lấy việc xem bóng đá làm cái cớ để trốn vợ con nhằm thỏa mãn nhu cầu “ngoài luồng” của mình.
Video đang HOT
Hậu họa từ dịch vụ biến tướng
Chúng tôi chủ động làm quen với một nữ tiếp viên tên My (19 tuổi, quê Hậu Giang). Cô tiếp viên cho biết, bản thân làm công việc “tư vấn” bóng đá cho khách tại đây gần được một năm, nhưng đã ngán ngẩm vì ngày ngày phải nếm các chiêu trò bỡn cợt của những tay rửng mỡ. Nhiều lần cô muốn bỏ nghề, nhưng với một người không học vấn, ngoài nghề tiếp viên này khó mà kiếm được công việc gì khác để nuôi thân, nên đành nhắm mắt đưa chân, ngày ngày mua vui cho khách.
My cho biết, chủ quán này là một phụ nữ đứng tuổi, luôn chủ trương “thả” nhân viên làm những gì tùy ý, miễn là moi được tiền khách. Theo đó, “điều lệ” hoạt động có khoản quy định tiếp viên phải ăn mặc “mát mẻ” và ngồi bên cạnh khách khi trận cầu diễn ra để “tư vấn” bóng đá, tăng thêm phần khí thế. Mặc dù từ lúc cha sinh mẹ đẻ, My chẳng hiểu ngang dọc gì về túc cầu, nhưng ngồi tiếp khách nhiều thì được khách… bổ trợ ngược kiến thức. Thế rồi nghe nhiều thì biết, nói nhiều thành quen, và nay, My trở thành “chuyên gia bóng đá” thực thụ ở quán, có trong tay rất nhiều khách ruột.
Bên cạnh các màn hình trực tiếp bóng đá, nhân ăn mặc kiểu “xuyên thấu” đến phục vụ khách. (Ảnh: Q.H).
Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết dịch vụ dành cho khách ở tụ điểm này khá giản tiện. Khi vào các tụ điểm trá hình này, các “thượng đế” chỉ cần gọi chai nước ngọt, hay ly cafe và “boa” cho tiếp viên từ 100 nghìn cho đến 150 nghìn là có thể viên mãn với một trận cầu thâu đêm suốt sáng. Còn tiếp viên cứ y một công thức quen thuộc là ăn mặc mát mẻ ngồi bên khách để “cổ vũ”, chấp nhận cho các “thượng đế” ôm ấp, vuốt ve, hết giờ nếu không có “làm thêm” thì về. Chính vì dịch vụ “lợi người lợi ta” mà tụ điểm này luôn là nơi chen chân của đấng mày râu mê bóng tròn, ưa sắc vọng.
Cùng mục sở thị các dịch vụ, anh bạn tôi tiết lộ mô hình cafe “bóng đá ôm” giờ đây không chỉ đơn thuần dừng lại ở dịch vụ “kích dục” mua vui cho khách, mà còn biến thái tiến xa hơn nữa, bởi chủ quán sẵn sàng cho nhân viên phục vụ khách “từ A- Z”. Trong bối cảnh “nhà nhà làm bóng đá, người người xem bóng đá” hiện nay, mặt bằng giá cả mà các chủ quán đưa ra khá linh hoạt để cạnh tranh. Tùy theo thỏa thuận giữa chủ và khách, giá có thể sẽ dao động từ 300.000 đến 500.000 đồng/lần một chuyến “đi” tại chỗ. Nếu sau giờ bóng lăn, khách có thể hẹn hò các tiếp viên ra ngoài qua đêm, lúc này giá cả hoàn toàn theo thỏa thuận.
Như vậy, ngoài việc đấng mày râu đến đây để được được nghe giọng điệu ngọt ngào từ những nhân viên kiêm “chuyên gia” bóng đá thì còn là nơi lý tưởng cho những thanh niên hám của lạ, gạ gẫm các nữ nhân viên để qua đêm. Theo như những gì anh bạn tôi tiết lộ, không ít những người đang dán mắt vào màn hình kia, sau khi quả bóng sân cỏ dừng lại mới chính thức bắt đầu “chuyến đi” mới với các nhân viên quán, mà bãi đáp là những nhà nghỉ, khách sạn. Rất nhiều người sau khi đến đây xem một vài trận dính vào khoản “vui vẻ” thì thành nghiện, nhất định không chịu xem ở nhà nữa. Cũng từ đây, không ít chuyện bi hài đã diễn ra.
Nhiều nhân viên không cưỡng lại được sự cám dỗ của đồng tiền, ban đầu mua vui cho khách tại quán, sau đó chuyển hẳn sang làm gái gọi đi khách, cuối cùng sa ngã lúc nào không hay. Bên cạnh đó, không ít những quý ông vì mê bóng đá sau khi tò mò tìm đến chốn này rồi nghiện luôn khoản em út, và cũng từ đó mở ra những bi kịch gia đình. Trong khi báo chí vẫn âm thầm vào cuộc cảnh cáo hậu họa từ những dịch vụ biến thái ở những tụ điểm “bóng đá tổng hợp”, thì dịch vụ “bóng đá ôm” trá hình vẫn đang nở rộ. Bởi đơn giản một điều nguồn lợi mà các chủ thu về sau những trận bóng là không hề nhỏ.
Tiếp viên My cho biết thu nhập mỗi tháng cho một nhân viên cũng không phải ít. Đối với nhân viên có ngoại hình kha khá như cô, ngoài mức lương cứng (từ 3- 4,5 triệu đồng), còn nhận được một khoản tiền “boa” (cho thêm) nếu thái độ phục vụ nhiệt tình và biết “chiều” khách. Mỗi lần ngồi “buôn nước bọt” cổ vũ cùng khách, cô chỉ phải chia cho chủ 50.000 đồng, còn tiền “boa” có quyền giữ riêng. Nhiều hôm, khách thắng độ lớn thì tiền “boa” có thể bằng cả tháng gộp lại, bởi khách thường quan niệm “lộc” ấy là do những tiếp viên “mát tay” vun vén.
Theo Dantri
Mật ngữ ở "chợ tình" giữa Sài thành
Giữa lòng Sài Gòn hoa lệ, náo nhiệt, một "bến đợi" kiểu như chợ tình Khâu Vai nổi tiếng ở Hà Giang dành riêng cho những người giúp việc tại công viên Phạm Đình Hổ, phường 1, quận 6.
Hằng tuần, vào tối thứ bảy mà nhất là tối chủ nhật, những thanh niên nam nữ, trong đó phần lớn là người Khmer hội tụ về đây. Hầu hết các bạn từ miền quê sông nước Nam bộ lên thành phố với công việc phụ giúp, và cuối tuần đến đây để được trò chuyện cùng đồng hương, những người cùng cảnh ngộ, đặc biệt là... tìm một nửa kia cho mình.
Mật ngữ yêu đương đáng yêu
Theo lời giới thiệu của người bạn ngụ tại địa phương, vào những đêm cuối tuần vừa qua chúng tôi đến "chợ tình". Từ 18h trở đi, công viên Phạm Đình Hổ trở nên đông đúc lạ thường. Từng tốp từng tốp thanh niên nam nữ, quần áo tươm tất, sạch đẹp đứng ngồi khắp ghế đá bên trong lẫn hành lang bên ngoài hoa viên tạo nên một khung cảnh giống như ngày hội! Có nơi chỉ thấy toàn là các bạn nữ, ngược lại cũng có chỗ toàn nam thanh niên. Tất cả cười nói vui vẻ, thỉnh thoảng có người đứng lên đi qua đi lại chào đón những người quen mới đến hay liếc mắt sang chiếc ghế đá nơi có những cô gái, chàng trai mà họ để ý.
Tại hành lang bên ngoài mé đường Phạm Đình Hổ, chúng tôi làm quen một tốp thanh niên đang vui vẻ trò chuyện. Anh Thạch Mạ (19 tuổi) vui vẻ nói: "Nhóm tụi em đa số là người Khmer ở Sóc Trăng và một số bạn người Kinh ở Vĩnh Long, Bến Tre... lên thành phố để giúp việc cho người ta. Vào thứ bảy, chủ nhật hằng tuần xin chủ cho đi đến đây chơi một lần, mà cũng chỉ được một lần thôi. Thứ bảy đi thì chủ nhật phải ở nhà làm việc và tụi em chủ yếu đến đây vào tối chủ nhật". Đang ngồi trò chuyện thì bất ngờ Thạch Mạ chỉ tay về phía nhóm những cô gái ngồi bên trong ghế đá công viên và nói thì thầm với chúng tôi. Thì ra, anh để ý một người trong số ấy nhưng không dám qua trò chuyện vì: "Em ngại quá, không biết qua đó ngồi rồi mình nói cái gì với người ta đây, nghĩ đến là hồi hộp lắm! Ngồi bên này, em thấy bạn ấy cười, mình cũng cười lại nhưng không dám sang". Trong nhóm Thạch Mạ cũng có nhiều người như anh, cũng thương thầm, trộm nhớ một bóng hồng tại đây như lại không dám tỏ tình mà đành... đứng bên này nhìn sang bên ấy cuời nói vu vơ vậy thôi.
Mới 18h, bến hẹn đã đông đúc ngay từ hành lang bên ngoài hoa viên.
Khi chúng tôi sang trò chuyện cùng các bạn nữ ngồi trên ghế đá bên trong hoa viên thì nhận thấy các bạn cũng có cảm giác giống như nhóm của anh Thạch Mạ. Đó là cũng để ý, thấy thích và cũng chỉ nhìn rồi bẽn lẽn cười thôi chứ không dám sang. Chị Lý Thị Hạnh (19 tuổi, quê ở Trà Vinh) giải thích: "Mặc dù thấy kết anh ấy (một chàng trai trong nhóm của anh Thạch Mạ) lắm nhưng mình là con gái không lẽ sang bên ấy trước thì bạn bè chọc cho". Chúng tôi hỏi: "Vậy thì không lẽ mình cứ ngồi bên này mà nhìn hoài vậy sao? Chị Hạnh cho biết: "Thì tụi mình cũng... phát tín hiệu mời sang trò chuyện nhưng hổng thấy mấy ảnh sang. Nói nhỏ cho anh chị biết thôi, ngoài nhìn rồi cười với nhau, tụi em luôn chừa sẵn một chỗ ngồi bên cạnh để anh ấy sang trò chuyện, nếu tinh ý thì ảnh nhận ra ngay!".
Hầu hết các bạn trẻ có mặt tại hoa viên này đều đến từ những vùng quê Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long... Họ bạn lên thành phố làm những công việc hằng ngày là phụ giúp việc. Nhiều người giữ em bé, làm việc nhà; có người phụ bán quán ăn, đi giao hàng cho chủ, rồi người thì phụ việc ở cơ sở sản xuất sơn, keo dán... với mức lương trung bình khoảng 1,6-2,5 triệu đồng/tháng, chủ lo cho chỗ ăn, ở. Tuy vậy cũng có nhiều bạn không được chủ lo cho chỗ ở, nhất là các bạn làm công trong các cơ sở sản xuất, phải ra ngoài thuê phọng trọ nên cuối tháng nhận lương xong, trừ tiền nhà thì còn được chẳng là bao.
Đến với "đêm hội" cuối tuần này, nhiều bạn phải đạp xe hàng chục cây số, thậm chí có bạn còn đi bộ nữa! Anh Lâm Trọng Nghĩa (20 tuổi, quê ở Ba Tri, Bến Tre) phụ việc cho một cửa hàng bán gạo trên đường Bến Bình Đông, quận 8 tâm sự: "Mình lên thành phố đã được hai năm rồi, ban ngày vác, xếp gạo cho chủ còn ban đêm chỉ có ngủ nghỉ chứ chẳng biết đi đâu. Hôm tết vừa rồi được về quê thì gặp thằng bạn cùng xóm, cũng lên thành phố phụ việc. Nó nói tối thứ bảy, chủ nhật rảnh thì qua hoa viên Phạm Đình Hổ chơi... Thế là từ sau Tết đến nay, tối chủ nhật nào mình cũng xin chủ rồi mượn xe đạp đến đây chơi, thấy vui lắm!". Và anh Nghĩa cũng cho biết những lần đến đây anh quen một cô bạn đồng hương đang giúp việc ở tiệm thuốc đông y, quận 5. Hai người trò chuyện thấy hợp nhau và cuối tuần là hẹn đến hoa viên để tâm sự.
Ngồi "bên này" nhìn sang "bên ấy"
Những tình yêu nở hoa từ góc đường phố thị
Trên thực tế thì cư dân địa phương lẫn "những người trong cuộc" cũng không biết chính xác "chợ tình" này hình thành từ khi nào và ai là người khởi đầu. Chỉ biết rằng, nó xuất hiện đã vài năm nay và theo lời của anh Thạch Thắng (22 tuổi, người Khmer, quê ở Sóc Trăng) một trong những "thành viên thâm niên" nơi đây thì: "Hai năm trước, trên đường đi giao hàng cho chủ ngang qua đây thấy các bạn tụ tập đông đúc, mà toàn người Khmer nên ghé vào chơi, thấy vui. Và từ đó đến nay, nơi đây đông đúc như vậy".
Trong lúc quan sát các bạn trẻ đến đây để trò chuyện, chúng tôi thấy một điều là các bạn khá hiền lành và vui vẻ. Đối với những cặp yêu nhau, họ ngồi đối diện nhau hay dường như họ giữ một khoảng cách nào đó trong lúc hai người tâm sự trên ghế đá. Họ không có những hành động... "quá trớn", lộ liễu như một số cặp tình nhân ở nhiều con đường, hoa viên khác trong thành phố. Một điều khá thú vị khác mà chúng tôi được biết nơi đây là hầu hết các bạn trẻ này là người Khmer và người Khmer có phong tục là hai người yêu nhau chỉ khi nào người con trai đường hoàng ngỏ lời và được người con gái chấp nhận thì lúc đó "nàng mới để cho chàng nắm tay"! Và có lẽ các bạn trẻ ở đây cũng đang thể hiện phong tục ấy (!?).
Một cặp đang tìm hiểu nhau
Thông thường "chợ tình" chỉ xôm tụ trong khoảng 3-4 giờ đồng hồ rồi tan bởi vì hầu hết các bạn đều đi làm những công việc phụ giúp nên thường ở luôn nhà chủ và chủ quy định chỉ được đi chơi đến 22h là phải về đóng cửa, mà mỗi tuần chỉ được một lần như vậy thôi. Trong những giờ phút ngắn ngủi ấy, làm sao tâm sự hết cùng bạn bè, đồng hương đặc biệt là cho những ai có... "nguời ấy" nhỉ (?). Anh Lâm Trọng Nghĩa tâm sự: "Đến giờ về thì tiếc lắm, nhưng cũng phải về chứ chủ la thì dễ bị mất chỗ làm. Khi ấy tụi mình chỉ mong cho những ngày trong tuần qua thật mau để chủ nhật lại được đến đây trò chuyện".
Cũng với những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi ấy nhưng qua nhiều buổi chiều thứ bảy, chủ nhật trong tuần mà một số đôi bạn trẻ đã nên vợ nên chồng. Theo lời anh Thạch Thắng thì cách đây ba tuần, hai người bạn của anh cũng là đồng hương Sóc Trăng, anh Lê Quốc Cường (23 tuổi) và chị Lý Thị Nên (19 tuổi) đã xin phép chủ để về quê tổ chức đám cưới. Họ quen nhau cũng tại "bến hẹn" này cách đây hai năm. Qua những lần trò chuyện từ những "đêm hội" cuối tuần, hai người cảm thấy hợp nhau và thế là họ quyết tâm làm việc nhiều hơn để dành tiền cho đám cưới hôm nay. Cách đây không lâu, "bến đợi" lại vắng đi hai người, đó là chị Kim Thị Loan và anh Lý Văn Khen. Cả hai cùng rời quê lên thành phố phụ việc. Trong một lần đến hoa viên, họ đã tìm được nhau. Qua tháng ngày tìm hiểu, cuối cùng họ quyết định "góp gạo thổi cơm chung" mặc dù cuộc sống của họ còn nhiều khó khắn lắm.
Qua tâm sự, chúng tôi nhận thấy còn nhiều đôi bạn trẻ nơi đây thương nhau và tình chuyện trăm năm, nhưng thu nhập của các bạn quá thấp, hơn nữa công việc bấp bênh chưa cho phép được như vậy. Cũng có nhiều bạn tự ti, mặc cảm với thân phận mà đành im lặng. Và "bến đợi" hoa viên Phạm Đình Hổ vào những đêm thứ bảy, chủ nhật trông như một đêm hội của những người xa quê lên thành phố giúp việc.
Theo 24h
Ấm lòng quán cơm 2.000 đồng giữa đất Sài thành Chỉ trong vòng 1h buổi trưa thứ 2, 4, 6 hàng tuần, khoảng trên 400 suất ăn chỉ với giá 2.000 đồng đã đến với người nghèo giữa một TP.HCM phồn hoa, đô hội. Ngày 15/3/2013 vừa qua, quán cơm từthiện xã hội Nụ cười 2 đã chính thức khai trương, đi vào hoạt động tại địa chỉ số 46/22 đường Nguyễn Ngọc...