VEC sẽ bán 5 tuyến cao tốc trị giá gần 6 tỷ USD
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam vừa lên tiếng về thông tin đơn vị này đang tiến hành nhượng, bán 5 tuyến đường cao tốc dài hơn 500 km.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang được Bộ Giao thông Vận tải giao làm chủ đầu tư 5 dự án đường cao tốc có tổng chiều dài 540 km, tổng mức đầu tư 125.570 tỷ đồng (gần 6 tỷ USD).
Tại 5 dự án nói trên, vốn ngân sách nhà nước tham gia đầu tư trực tiếp vào dự án 71.550 tỷ đồng (chiếm 57%); VEC tự huy động 54.000 tỷ đồng (chiếm 43%) từ nguồn vốn phát hành trái phiếu công trình, vốn vay vay thương mại (OCR) của ADB và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển (IBRD) thuộc World Bank.
Cuối tháng 10/2014, VEC đã đưa vào khai thác, thu phí các tuyến cao tốc như Cầu Giẽ – Ninh Bình; Nội Bài – Lào Cai và một phần tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây với tổng chiều dài 320 km.
Đường cao tốc giúp nâng cao chất lượng vận tải, rút ngắn thời gian lưu thông của phương tiện. Ảnh: Đoàn Loan
Video đang HOT
Theo kế hoạch, đến năm 2018, VEC sẽ lần lượt đưa vào khai thác phần còn lại của tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (2015); Đà Nẵng – Quảng Ngãi (2017) và Bến Lức – Long Thành (2018).
Theo chi đao mơi đây cua Bô Giao thông cũng như chỉ đạo tư cuôi năm 2013 cua Thu tương vê viêc tái cơ cấu nguồn vốn cho 5 dự án cao tốc, VEC đang khẩn trương hoàn thiện Đề án tái cơ cấu tổng thể mô hình tổ chức và hoạt động gắn với đổi mới phương thức quản lý tài chính và cơ chế quản lý dự án của Tổng công ty sau tái cơ cấu.
Theo đó, VEC đang xây dựng phương án cổ phần hóa tổng công ty song song với việc xây dựng phương án thành lập các Công ty cổ phần dự án, phương án chuyển nhượng quyền thu phí để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia.
Hiện VEC tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Giao thông Vận tải rà soát, nghiên cứu các cơ sở pháp lý cho việc triển khai chủ trương nói trên; tiến hành thăm dò nhu cầu thị trường; tính toán các phương án hợp lý nhất để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia góp vốn phù hợp với các quy định của pháp luật và nhu cầu huy động vốn của tổng công ty.
Vẫn theo VEC, sau khi xây dựng xong đề án, đơn vị này sẽ báo cáo Bộ Giao thông xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan trước khi trình Thủ tướng phê duyệt, tạo cơ sở pháp lý để có thể triển khai trong thời gian sớm nhất.
Theo Zing News
Việt Nam bán cao tốc cho nước ngoài: Được gì? Mất gì?
Chắc chắn khi mua, nhà đầu tư nước ngoài sẽ thu phí với mức cao hơn, lãi xuất cao hơn. Điều này tất nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến người dân...
Vừa qua, trao đổi với báo chí, ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), cho biết từ gợi ý của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, VEC đang lập tổ rà soát, nghiên cứu về cơ chế chính sách, tìm thị trường để bán quyền thu phí hoặc bán cổ phần các dự án đường cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài. Tại cuộc họp với VEC mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết chủ đầu tư dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chuẩn bị bán 70% dự án cho một nhà thầu của Ấn Độ. Chính vì thế VEC cũng nên tính toán để có thể bán một số tuyến cao tốc đang quản lý thì mới hy vọng có vốn quay vòng đầu tư các tuyến cao tốc khác, không phải trông chờ vào ngân sách hay trái phiếu Chính phủ.
Theo những dự tính của đơn vị này, có thể làm theo phương pháp BOT rồi bán cổ phần cho người ta, để nhà đầu tư nước ngoài cùng thu phí với mình trong một thời gian nào đó. Khả năng thành hay không thì phải trải qua phê duyệt, xem xét của các cấp, thậm chí phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ. VEC cũng dự kiến đưa 5 dự án đường cao tốc vào nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách để bán gồm tuyến Nội Bài - Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Bến Lức - Long Thành, TP HCM - Long Thành, Đà Nẵng - Quảng Ngãi...
Ngành GTVT dự kiến sẽ bán quyền thu phí một số tuyến cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài.
Liên quan vấn đề trên, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều. Một số ý kiến đồng thuận cho rằng đây là chủ trương đúng đắn để có vốn hoàn thành nhiều tuyến cao tốc phục vụ người dân. Nhưng đa số ý kiến đều cho rằng, việc bán quyền thu phí hoặc bán cổ phần các dự án đường cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ đẩy mức phí lên cao, người dân sẽ phải chịu mức phí này bởi không nhà đầu tư nào đầu tư mà không thu lãi. Hơn nữa, bên nhà đầu tư nước ngoài khi mua quyền thu phí cũng như mua cổ phần các dự án đường cao tốc, họ sẽ trực tiếp quản lý hay thuê người Việt Nam làm quản lý cho họ. Nếu nhà đầu tư nước ngoài họ đưa người nước họ sang làm thì người Việt Nam lại mất việc làm. Nhiều ý kiến thẳng thắn, nếu bán cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài thu phí thì việc di chuyển của người Việt Nam sẽ phải chịu sự cho phép của người nước ngoài trên chính những con đường trên đất nước của mình.
Trao đổi với PV Kiến Thức về vấn đề trên cũng như những băn khoăn trên của người dân, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội nhận định, trong khi việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài đang gặp khó khăn khi nợ công của nước ta cao thì việc bán quyền thu phí cho nhà đầu tư nước ngoài cũng là một giải pháp để có vốn đầu tư những tuyến quốc lộ khác.
"Đất nước muốn phát triển phải có đột phá để thoát khỏi tư duy cũ, chuyển sang tư duy mới, vượt qua thách thức trong hoàn cảnh hiện tại. Trong thực tế hiện nay, cơ sở hạ tầng giao thông ở nhiều địa phương trên cả nước có trong tình trạng yếu kém. Nên phải xã hội hóa để có vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài hiện nay rất khó khăn vì nước ta đang nợ công nhiều. Thực tế bản quyền thu phí cũng là hình thức BOT. Có vốn nhà đầu tư ứng ra ngay để lấy tiền đầu tư. Không chỉ có trong lĩnh vực giao thông, hiện Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều ngành. Người nước ngoài họ bỏ vốn ra nhưng vẫn phải triển khai theo quy định của Việt Nam", ông Bùi Danh Liên cho biết.
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội.
"Chắc chắn rằng, khi đầu tư vào, nhà đầu tư nước ngoài sẽ thu phí với mức cao hơn, lãi xuất cao hơn. Điều này tất nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến người dân nhưng tôi nghĩ mức độ ảnh hưởng không đáng kể. Bởi mức phí có tăng cũng chỉ cao hơn một chút. Bởi mức phí thấp nếu một tuyến quốc lộ được thu phí 20 năm, nhà đầu tư nước ngoài họ chỉ thu trong khoảng 15 năm. Hơn nữa, đó là hình thức ứng vốn để đầu tư những tuyến quốc lộ khác phục vụ người dân, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội", ông Liên phân tích.
Tuy nhiên ông Bùi Danh Liên cũng cho rằng, khi nhà nước mình đầu tư vốn làm đường, xong bán lại quyền thu phí cho nhà đầu tư nước ngoài trong một thời gian nhất định để ứng vốn đầu tư tuyến đường khác cũng nên xem xét cụ thể thời gian nhà đầu tư nước ngoài được quyền thu phí bao nhiêu năm ứng với số tiền họ bỏ ra. Khi bán quyền thu phí phải quy định rõ sau khi hết quyền khai thác tuyến quốc lộ thì nhà đầu tư nước ngoài phải trao trả lại với bao nhiêu phần trăm khi mua. Hơn nữa cùng với việc khai thác, nhà đầu tư nước ngoài phải bảo trì tuyến đường theo quy định, tránh tình trạng khai thác cứ khai thác, đường xuống cấp thì nhà nước lại phải tu sửa.
Theo Kiến thức
Nhận diện "thủ phạm" gây nứt cao tốc Nội Bài - Lào Cai Xung quanh việc tuyến đường cao tốc Nội Bài Lào Cai bị nứt khi vưa thông xe, chiều 7/10, ông Lê Kim Thành, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, đoạn nứt nằm trong đoạn địa chất phức tạp, có bất thường về địa tầng. Trao đôi vơi bao chi...