VEAM sắp trả cổ tức, Bộ Công Thương nhận về hơn 4.500 tỷ đồng
Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam ( VEAM, HoSE: VEA) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc chi trả cổ tức năm 2018.
Cụ thể, VEAM sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 38,84%. Với gần 1,33 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Công ty sẽ chi ra 5.161 tỷ đồng để thanh toán cổ tức trong đợt này.
Bộ Công Thương hiện đang nắm giữ gần 88,5% cổ phần tại VEAM, sẽ nhận gần 4.566 tỷ đồng trong đợt cổ tức vào đầu năm 2020.
Đây là đợt chi trả cổ tức tiền mặt thứ hai của VEAM kể từ ngày đầu tiên đưa cổ phiếu lên giao dịch tại UPCoM. Trước đó, vào đầu tháng 8/2018, doanh nghiệp này đã chi hơn 490 tỷ đồng để trả cổ tức cho năm 2017.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VEA đã giảm hơn 23% kể từ mức đỉnh lập hồi cuối tháng 7 vừa rồi, sau đợt tăng giá kéo dài từ những ngày đầu giao dịch tại sàn UPCoM. Kết phiên 13/12, cổ phiếu VEA có giá 49.600 đồng/cp.
VEAM sắp trả cổ tức với tỷ lệ 38,84%.
Video đang HOT
Được biết, VEAM hiện đang sở hữu 30% cổ phần Honda, 20% cổ phần Toyota, 25% cổ phần Ford và đây cũng là nguồn lợi nhuận chủ yếu của Công ty trong nhiều năm qua.
Theo đó, dù hoạt động kinh doanh chính thua lỗ, VEAM được cứu bởi cổ tức từ các liên doanh. Cụ thể, 9 tháng, VEAM đạt doanh thu 3.352 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận đến từ công ty liên doanh, liên kết và tiền gửi nên lợi nhuận sau thuế của VEAM tăng lên hơn 5.151 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2018.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương giảm doanh thu, tồn kho cao như núi
Doanh nghiệp do Bộ Công Thương nắm 88,4% vốn giảm sâu lợi nhuận sau 9 tháng đầu năm và duy trì hàng tồn kho ở mức hơn 2.000 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý III của Tổng công ty cổ phần Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM, mã chứng khoán VEA) ghi nhận doanh thu thuần giảm gần 28,4% trong 9 tháng đầu 2019, chỉ đạt hơn 3.352 tỷ đồng, do tiêu thụ sản phẩm không đạt kế hoạch.
VEAM nằm trong nhóm doanh nghiệp chậm thực hiện thoái vốn theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Dù doanh thu đi lùi nhưng nhờ lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết và tiền gửi nên lãi ròng của VEAM đạt hơn 5.151 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo, doanh nghiệp có 88,4% vốn của Bộ Công Thương đang sở hữu 30% cổ phần Honda, 20% cổ phần Toyota, 25% cổ phần Ford. Việc nhận cổ tức lớn từ các công ty liên doanh, liên kết giúp VEAM sở hữu hơn 14.935 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn.
Tính riêng quý III, VEAM đạt hơn 1.111 tỷ đồng doanh thu và hơn 1.733 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm đáng kể so cùng kỳ năm trước (lần lượt ghi nhận 1.318,6 tỷ đồng, 1.848 tỷ đồng).
Tại thời điểm 30/9, tổng giá trị tài sản của VEAM là 31.044 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả chiếm tỷ trọng không đáng kể, chỉ hơn 1.200 tỷ đồng.
Đáng chú ý, việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khiến VEAM tồn kho trên 2000 tỷ đồng. Theo đánh giá của VEAM, hết tháng 9/2019, sản lượng ôtô tiêu thụ của VEAM chưa đạt 1/4 kế hoạch cả năm và chỉ bằng 62% cùng kỳ năm trước.
Ngoài ôtô ế ẩm, nhiều nhóm hàng khác của VEAM như hộp số, máy nông nghiệp, máy xay xát, máy gặt lúa... cũng rơi vào tình cảnh khó bán.
Trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều đơn vị không đạt hiệu quả, thậm chí thua lỗ thì hoạt động quản lý, điều hành tại VEAM và một số đơn vị thành viên còn tồn tại nhiều sai phạm, thiếu sót.
Hồi tháng 8, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra VEAM và một số đơn vị thành viên;
Đồng thời C03 cũng ra quyết định khởi tố 4 bị can gồm Trần Ngọc Hà, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị, nguyên tổng giám đốc VEAM; Lâm Chí Quang, nguyên Tổng giám đốc VEAM; Vũ Từ Công, Phó Tổng giám đốc VEAM; Nguyễn Mạnh Chung, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Máy kéo nông nghiệp.
Các bị can bị khởi tố điều tra về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí quy định tại điều 219 Bộ luật hình sự năm 2015.
Trên sàn chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày 15/11, mã VEA có giá 50.000 đồng/cổ phiếu, tăng nhẹ so với phiên giao dịch liền trước. Tính từ đầu năm, cổ phiếu VEAM tăng 30,2%, tương đương mỗi cổ phiếu thêm 11.600 đồng.
HOÀ BÌNH
Theo VTC.vn
Chi trả cổ tức năm 2018 tại VEAM - Chậm do đâu? Sau hơn 4 tháng kể từ ngày thông qua Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên (30/6/2019), đến nay Tổng công ty Máy động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) vẫn chưa thể chi trả cổ tức cho các cổ đông, sự chậm trễ này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của VEAM trước các nhà đầu...