VEAM lãi “khủng” nhờ 3 “ông lớn” ngành ô tô Việt Nam
Tổng công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) vừa báo “lãi” hơn 7 nghìn tỷ đồng. Nguồn thu lớn nhất đến từ các liên doanh Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam và Ford Việt Nam.
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu tài chính và lợi nhuận sau thuế của VEAM đã vượt kế hoạch cả năm. Theo đó, doanh thu tài chính đạt 7.561 tỷ đồng vượt 4% kế hoạch cả năm và vượt 41% so với cùng kỳ 2018, lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty cũng đạt 7.074 tỷ đồng vượt 10% so với kế hoạch năm 2019.
Với mức lợi nhuận này, VEAM tiếp tục ghi nhận nguồn thu lớn nhất đến từ các liên doanh Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam.
Giai đoạn hiện nay, VEAM hoạt động dựa trên 3 trụ cột chính là công nghiệp ô tô, máy nông nghiệp và công nghiệp hỗ trợ. Trong đó công nghiệp hỗ trợ phần nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường và có tăng trưởng nhất định.
Theo Cartimes.vn
Video đang HOT
Lộc Trời (LTG) đạt 292 tỷ lãi ròng 9 tháng đầu năm, tăng 24% chủ yếu nhờ mảng thuốc bảo vệ thực vật thuận lợi
9 tháng đầu năm, doanh thu thuốc bảo vệ thực vật tăng trưởng và chiếm tỷ trọng hơn 50% doanh thu Lộc Trời (LTG) với 3.820 tỷ đồng. Tăng trưởng còn có doanh thu bao bì và doanh thu khác. Ngược lại, doanh thu lương thực - gạo giảm đáng kể, từ 2.335 tỷ về 1.942 tỷ đồng, hạt giống cây trồng cũng giảm.
Tập đoàn Lộc Trời (LTG) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2019 với doanh thu thuần 1.939,6 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Tương ứng lợi nhuận gộp thu về 348 tỷ, giảm so với mức 390 tỷ thu về hồi quý 3/2018.
Về chi phí, LTG tiết giảm đáng kể các loại từ chi phí lãi vay, quản lý đến chi phí bán hàng. Kết quả, Công ty tăng lãi trước thuế từ 53 tỷ lên gần 63 tỷ đồng. Khấu trừ chi phí thuế TNDN, Công ty còn lãi ròng 42 tỷ, giảm so với mức 45 tỷ cùng kỳ.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, LTG ghi nhận doanh thu 6.597 tỷ, lợi nhuận sau thuế 292 tỷ đồng, tăng 24%.
Trong đó, doanh thu thuốc bảo vệ thực vật tăng trưởng và chiếm tỷ trọng hơn 50% doanh thu với 3.820 tỷ đồng. Tăng trưởng còn có doanh thu bao bì và doanh thu khác. Ngược lại, doanh thu lương thực - gạo giảm đáng kể, từ 2.335 tỷ về 1.942 tỷ đồng, hạt giống cây trồng cũng giảm.
Theo LTG, 9 tháng đầu năm ngành lương thực đối mặt với điều kiện thị trường xuất khẩu khó khăn. Việc giá lúa thương phẩm sụt giảm từ đầu năm, chạm đáy trong quý 3 đã dẫn tới diện tích gieo trồng lúa giảm 3%. Một hệ quả gián tiếp là sự chuyển dịch trong cơ cấu giống lúa được sử dụng trên thị trường. Cụ thể, thay vì lựa chọn các giống gạo trắng thông thường (được bán xuất khẩu với giá thấp, giá biến động không ổn định), một bộ phận nông dân có xu hướng đầu tư vào các giống lúa thơm, phẩm chất cao như Jasmine 85, OM 18,.. để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu vào các thị trường cao cấp trả giá cao và nhu cầu ổn định.
Về mảng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), nhu cầu đối với thuốc trừ bênh và thuốc trừ sâu khá tương đồng với tình hình dịch hại do nấm/vi khuẩn và sâu/côn trùng gây ra. Cầu tăng vọt đối với sản phẩm thuốc BVTV chứa hoạt chất Glyphosate dẫn đến doanh thu của nhóm sản phẩm thuốc trừ cỏ tăng mạnh tới 38%. Do ảnh hưởng bởi tính thời vụ, doanh thu của ngành thuốc BVTV dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong quý 4/2019 khi nông dân bắt đầu gieo trồng vụ Đông - Xuân.
So với kế hoạch 8.287 tỷ doanh thu và 460 tỷ lãi sau thuế, 9 tháng đầu năm LTG lần lượt thực hiện được 80% chỉ tiêu doanh thu và 63,5% chỉ tiêu lãi ròng.
Dự báo xu hướng cho quý cuối năm, LTG cho biết dự kiến các giống lúa thuần sẽ bán chạy trong quý 4 để chuẩn bị gieo trồng cho vụ mùa chính trong năm - vụ Đông Xuân. Với giống bắp, quý 4 không phải là mùa vụ chính, do đó, nhu cầu bắp giống chủ yếu tập trung ở các giống bắp lai kháng sâu bệnh tốt, phù hợp thổ nhưỡng khu vực Miền Đông - Tây Nguyên.
Nói về thị trường gạo 9 tháng đầu năm, ghi nhận bởi Tập đoàn, Việt Nam xuất khẩu 5,09 triệu tấn gạo, tăng 1,3% về lượng nhưng giá trị xuất khẩu giảm 12,3%. Giá bán gạo trung bình giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước. Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam biến động theo chiều hướng giảm từ tháng 11/2018 cho đến nay, có thời điểm giá gạo đã chạm mốc thấp nhất 12 năm là 325 USD/tấn.
Nhìn chung, cơ cấu thị trường xuất khẩu vẫn không thay đổi nhiều so với 6 tháng 2019, khi Philippines tiếp tục dẫn đầu chiếm 38% tổng lượng xuất khẩu - tăng 1% theo quý), nhập khẩu của thị trường Bờ Biển Ngà và Ghana đứng thứ hai, chiếm 14%. Malaysia đạt 9% - giảm 2%. Thị trường Trung Quốc duy trì ở mức 8%, không đổi so với 6 tháng 2019. Thị trường Cuba giảm nhẹ 2%, về mốc 6%.
Trong đó, Trung Quốc tiếp tục áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu gạo từ Việt Nam trong bối cảnh tồn kho trong nước cao do nguồn cung nội địa tăng khi bước vào thời điểm thu hoạch trong các tháng cuối năm.
Còn Philippines dù vẫn tăng trưởng tốt, nhưng đang có dấu hiệu điều chỉnh sau thời gian nới lỏng các chính sách nhập khẩu dẫn đến cung vượt cầu, giá gạo giảm làm sản xuất trong nước gặp khó khăn. Hiện tại, nước này đang dùng biện pháp kỹ thuật là ngưng cấp giấy chứng nhận Vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) cho các l-ô hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
DRH Holdings (DRH): Cổ phiếu về đáy 3 năm, hết 3 quý chỉ mới thực hiện 3% chỉ tiêu doanh thu và 17% chỉ tiêu lãi ròng Tính đến ngày 30/9/2019, DRH Holdings đạt 2.561 tỷ tổng tài sản, tăng 17% so với đầu kỳ. Tài sản ngắn hạn đạt 1.921 tỷ, riêng hàng tồn kho chiếm hơn 59% tỷ trọng với hơn 1.137 tỷ đồng - ghi nhận giá trị bất động sản dở dang Kết thúc quý 3/2019, DRH Holdings (DRH) ghi nhận doanh thu hơn 10 tỷ,...