VEAM lãi hợp nhất 3.418 tỷ đồng sau 6 tháng, nắm giữ hơn 12.300 tỷ đồng tiền và tương đương tiền
Lũy kế 6 tháng đầu năm, VEAM ghi nhận 3.418 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết lên tới 3.318 tỷ đồng, tăng 12%. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 6 tháng đầu năm VEAM đạt 2.558,71 đồng.
Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – VEAM (Mã CK: VEA) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2019 với doanh thu thuần 1.116 tỷ đồng, giảm 31% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, lợi nhuận sau thuế quý 2 của VEAM lại ghi nhận mức tăng trưởng 8% lên 2.147 tỷ đồng.
Lợi nhuận của VEAM chủ yếu đến từ phần lãi trong công ty liên doanh liên kết với 2.109 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Hiện tại, VEAM là đơn vị nắm giữ 30% cổ phần Honda, 20% cổ phần Toyota, 25% cổ phần Ford và đây cũng là nguồn lợi nhuận chủ yếu của công ty trong nhiều năm qua.
Bên cạnh lợi nhuận đột biến từ các công ty liên kết, hoạt động kinh doanh lõi của VEAM mang về khoản lãi gộp 101,3 tỷ đồng trong quý 2/2019, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu tài chính quý 2 của VEAM mang về 193 tỷ đồng (chủ yếu lãi tiền gửi ngân hàng), tăng trưởng 56% so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Lũy kế 6 tháng đầu năm, VEAM ghi nhận 3.418 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết lên tới 3.318 tỷ đồng, tăng 12%. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 6 tháng đầu năm VEAM đạt 2.558,71 đồng.
Tính tới cuối quý 2/2019, tổng tài sản VEAM đạt 29.421 tỷ đồng, tăng 3.000 tỷ so với đầu năm. Trong đó, lượng tiền và tương đương của VEAM lên tới 12.377 tỷ đồng, chiếm 42% tổng tài sản công ty. Việc nắm giữ lượng tiền và tương đương lớn (bao gồm hơn 10.000 tỷ đồng gửi ngân hàng) đã giúp VEAM thu về hàng trăm tỷ doanh thu tài chính mỗi quý.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
VEAM: Đạt lợi nhuận 6.200 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2019
Theo kết quả công bố, 6 tháng đầu năm, doanh thu tài chính của VEAM là 6.476 tỷ đồng, đạt 89% kế hoạch năm 2019, lợi nhuận sau thuế là 6.200 tỷ đồng, đạt 97% so với kế hoạch năm 2019. Kết quả lợi nhuận tốt đến từ các công ty liên doanh, liên kết là Honda, Toyota và FVL.
Mặc dù chưa có báo cáo tài chính chính thức, song kết quả sản xuất kinh doanh được lãnh đạo Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) thông tin tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy, các công ty chiếm tỉ trọng doanh thu sản xuất công nghiệp lớn như DISOCO, SVEAM, PUTU1, FOMECO đóng góp lớn vào mục tiêu tăng trưởng chung Công ty mẹ - công ty con.
Ông Ngô Văn Tuyển lý giải, nguyên nhân giảm sút doanh thu, lợi nhuận là do các đơn vị không khai thác được năng lực đầu tư, không tăng được doanh thu tương ứng làm tăng gánh nặng khấu hao...
Giá trị sản xuất công nghiệp tính gộp của công ty mẹ tăng trưởng thấp là do tình trạng khó khăn trong hoạt động của nhiều công ty con dẫn đến các công ty này tiếp tục bị lỗ trong 6 tháng đầu năm như SVEAM, Cơ khí Trần Hưng Đạo, TAMAC, NAKYCO, Cơ khí Vinh.
Ông Ngô Văn Tuyển, quyền Tổng Giám đốc VEAM lý giải, nguyên nhân giảm sút doanh thu, lợi nhuận gộp âm hoặc suy giảm (trừ SVEAM có tăng trưởng mạnh về doanh thu) là do các đơn vị "Không khai thác được năng lực đầu tư, không tăng được doanh thu tương ứng làm tăng gánh nặng khấu hao, điển hình là Cơ khí Trần Hưng Đạo và SVEAM"
Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước, do phải cạnh tranh với các sản phẩm Trung Quốc, hàng qua sử dụng nên các sản phẩm máy nông nghiệp tiêu thụ chậm. Các loại hộp số giảm mạnh do năm 2018 sản lượng tăng rất cao theo chu kì của thị trường. Tình hình tiêu thụ ô tô 6 tháng đầu năm chỉ đạt 10.990 xe, thấp hơn cùng kỳ năm 2018 là 6.019 xe.
Xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh so với năm 2018 với sản phẩm động cơ và ru lô. Máy kéo 2 bánh mặc dù tăng trưởng mạnh so với cùng kì, nhưng mục tiêu kế hoạch cả năm rất thấp.
Kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu do sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Các đơn vị đóng góp nhiều cho giá trị xuất khẩu như FOMECO (6 triệu USD). SVEAM (4,8 triệu USD), Đúc VEAM (3,2 triệu USD), DISOCO (2,4 triệu USD), FUTU1 (1,2 triệu USD).
Toàn cảnh Hội nghị Sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm 2019 của VEAM
Nhìn chung tỉ trọng sản phẩm ô tô trước đây khá cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm nhưng có xu hướng giảm mạnh từ 2018 đến nay. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tiếp tục tăng trưởng; sản phẩm máy nông nghiệp và các sản phẩm khác tính chung doanh thu vẫn duy trì ổn định.
Các liên doanh HVN, TMV và liên doanh với DISOCO (FVL) có kết quả tiêu thụ ô tô tăng trưởng mạnh so với cùng kì năm 2018. Nhìn chung hoạt động tốt của các liên doanh đóng góp phần lớn với lợi nhuận của VEAM liên tục những năm qua.
6 tháng cuối năm được dự báo sẽ thuận lợi hơn khi một số chỉ tiêu trong 6 tháng đầu năm đã gần đạt được kế hoạch của cả năm. Mục tiêu đến hết năm 2019 là tổ chức đánh giá giá trị các sản phẩm tồn kho để có giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nhằm cắt lỗ, thu hồi vốn. Hoàn chỉnh kế hoạch tái cơ cấu công ty mẹ và công ty con. Chuẩn bị mọi điều kiện thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE.
Phạm Ân
Theo tapchicongthuong.vn
Vĩnh Hoàn (VHC) lãi ròng 307 tỷ đồng trong quý 1/2019, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước Trên TTCK, cổ phiếu VHC dao động quanh vùng 90.000 - 95.000 đồng/cp trong khoảng 4 tháng qua. Riêng phiên giao dịch 22/4, VHC bị bán khá mạnh và đóng cửa giảm 3.300 đồng (3,5%) xuống 91.500 đồng/cp. CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2019 với doanh thu thuần 1.789 tỷ đồng, giảm nhẹ 15 tỷ...