VEAM có lãi hơn 1.570 tỷ đồng trong quý 3, đi lùi 9% so cùng kỳ
Nguồn thu từ liên doanh liên kết sụt giảm khiến lợi nhuận của VEAM trong quý 3 cũng đi lùi 9%.
Theo Báo cáo tài chính quý 3, Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM, VEA) ghi nhận doanh thu trong kỳ đạt 909 tỷ đồng, giảm 18% so cùng kỳ. Tuy vậy lợi nhuận gộp đã cải thiện lên mức 108 tỷ đồng từ mức lỗ 5 tỷ đồng của cùng kỳ.
VEAM đã tiết giảm hầu hết các chi phí trong kỳ, theo đó chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 11% và 19% về mức 17 tỷ và 90 tỷ đồng.
Trong khi doanh thu hoạt động tài chính, chủ yếu là lãi tiền gửi ngân hàng và hỗ trợ vốn tăng 2%, đạt 259 tỷ đồng.
Lợi nhuận đóng góp nhiều nhất của VEAM đến từ công ty liên doanh liên kết (đáng kể nhất là liên doanh với Honda Việt Nam) khi đạt 1.373 tỷ đồng quý 3, nhưng lại giảm 17% so với cùng kỳ. Khấu trừ thuế, VEAM ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 1.576 tỷ đồng, giảm 9%.
Video đang HOT
Luỹ kế 9 tháng, VEAM ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.668 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3.853 tỷ đồng, giảm 20% và 25% so cùng kỳ. Như vậy, VEAM đã thực hiện được 57% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Tại thời điểm 30/9, VEAM có 17.672 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, tiền gửi, tăng 3.000 tỷ đồng so với 30/6. Doanh nghiệp tăng nắm giữ tương đương tiền thêm gần 4.500 tỷ đồng trong khi giảm tiền gửi. Đây vẫn là một trong những doanh nghiệp nhiều tiền nhất trên sàn chứng khoán, chiếm đến 56% tổng tài sản.
Các khoản phải thu tăng 38% lên mức 5.787 tỷ đồng, trong đó có 4.558 tỷ đồng là cổ tức và lợi nhuận được chia từ Công ty Honda Việt Nam.
Tài sản dài hạn giảm 37% xuống 6.453 tỷ đồng. Khoản mục đầu tư vào công ty liên doanh liên kết giảm 49% xuống còn 3.700 tỷ đồng, trong đó, phần đầu tư vào Honda Việt Nam giảm từ 5.372 tỷ đồng xuống 2.301 tỷ đồng.
Nợ ngắn hạn giảm đến 84% xuống 1.043 tỷ đồng, trong đó chủ yếu giảm phần cổ tức, lợi nhuận phải trả từ 5.161 tỷ đồng xuống chỉ còn 906 triệu đồng.
Ngân hàng dồn dập rao bán từ sắt thép đến ô tô để thu nợ, giá chỉ từ hơn 60 triệu đồng
Hàng loạt tài sản đảm bảo như ô tô, tàu cá, vật liệu,... đang được các ngân hàng ồ ạt thanh lý gần đây, có chiếc ô tô giá rẻ chỉ từ hơn 60 triệu đồng.
Cụ thể, NCB đang rao bán 2 ô tô khách nhãn hiệu Ford Transit, 2 ô tô tải hiệu Veam và Chevrolet cùng với 3 ô tô con hiệu Toyota, Huyndai, Chevrolet. Theo nội dung rao bán, có chiếc ô tô đã lăn bánh từ năm 2014 nhưng có những chiếc mới chỉ đăng ký năm 2018 và giá khởi điểm cho các tài sản đấu giá này chỉ từ 142,2 triệu đồng/chiếc.
Trên trang web của mình, TPBank đã ra thông báo bán đấu giá 5 ô tô thương hiệu Veam, Chevrolet, Ford,... để thu hồi nợ. Các mẫu xe rao bán đợt này gồm Ford Transit giá khởi điểm 425 triệu đồng, Chevrolet Aveo giá 140 triệu đồng, 1 xe hiệu Veam giá 200 triệu đồng và 2 xe Samco Felix giá 700 triệu đồng. Ngoài ra, ngân hàng này còn đang thông báo quyết định xử lý tài sản bảo đảm của nhiều khách hàng khác, dự kiến thời gian tới sẽ còn rao bán nhiều hơn nữa.
Tương tự, Sacombank hiện đang có 7 ô tô cần đấu giá ở Hà Nội và Bạc Liêu, thuộc các dòng xe đầu kéo, xe cần cẩu, xe tải đông lạnh hiệu Maz, Veam, Dongfeng, Hino đều đã qua sử dụng nhưng đã được khách hàng sửa chữa và tu bổ. Giá bán cho những tài sản này chỉ từ 419 triệu đồng.
Đáng chú ý, hôm 17/8, VPBank thông báo bán đấu giá 62 chiếc ô tô các loại thuộc nhiều nhãn hiệu khác nhau sản xuất năm 2014 - 2018. Theo nội dung tin đấu thầu, hầu hết các tài sản đều có giá chưa tới 500 triệu đồng, có những chiếc ô tô hiệu Changan chỉ được bán với giá 61 và 67,5 triệu đồng. Bên cạnh đó, một vài dòng xe cao cấp hơn như BMW 640i sản xuất năm 2016 được rao bán với giá 1,76 tỷ đồng, Hyundai Universe sản xuất năm 2017 có giá 1,656 tỷ đồng hay 1 chiếc Toyota Fortuner chỉ có giá 800 triệu đồng.
Ngoài ra, nhiều tài sản đảm bảo khác như vật liệu, tàu cá,... cũng được nhiều ngân hàng rao bán. Đơn cử như VPBank mới đây vừa thông báo bán đấu giá tài sản là 10 cuộn thép không gỉ, đơn giá từ 9.500 - 19.000 VNĐ/kg, với tổng mức giá khởi điểm hơn 400 triệu đồng.
Vietcombank cũng đang rao bán tài sản đảm bảo của nhiều khoản nợ hàng tỷ đồng. Hôm 12/8, Vietcombank chi nhánh Thành Công thông báo phát mại 1 hệ thống dây chuyền sang đậu và 1 xe nâng Toyota tại Khu công nghiệp Phố Nối, Hưng Yên với mức giá khởi điểm lần lượt là 1,08 tỷ đồng và 151 triệu đồng.
Vietcombank chi nhánh Nghệ An mới đây cũng ra thông báo lựa chọn đơn vị đấu giá tài sản là 1 tàu cá vỏ gỗ của Công ty TNHH MTV Đóng tàu thuyền Hải Châu - Khối 2, phường Trung Đô, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi phát mại tàu cá tại Cảng Cá Thọ Quang, Đà Nẵng và tàu cá tại Cảng Cá Quy Nhơn, Bình Định.
Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh của nhiều ngành nghề gặp khó, đặc biệt gần đây còn bị tác động mạnh bởi Covid-19, việc người dân và các doanh nghiệp không còn khả năng trả nợ cũng như các ngân hàng phải rao bán tài sản đảm bảo là diễn biến được dự báo từ trước. Tài sản đưa ra rao bán thường có giá "mềm" hơn nhiều so với thị trường, tuy nhiên, phải qua nhiều thủ tục giải chấp, nếu phát sinh trục trặc thì người mua sẽ phải chịu thiệt. Do vậy, nhiều chuyên gia khuyến cáo người dân và nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định mua lại tài sản thanh lý từ ngân hàng.
VEAM: Quý II lợi nhuận đạt trên 970 tỷ đồng Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020 của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM- mã chứng khoán VEA) cho biết doanh thu thuần quý II của doanh nghiệp đạt 782 tỷ đồng, giảm 30 % so với cùng kỳ trong khi chi phí giá vốn giảm 38% nên lợi nhuận gộp về bán...