Về vùng biên Tân Hồng thưởng thức món mì Quảng, bánh tráng trứ danh
Đến với huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, ắt hẳn nhiều người sẽ rất đỗi ngạc nhiên khi nơi đây có nhiều hàng quán chuyên bán món mì Quảng và bánh tráng mè nướng.
Đây là hai món ăn truyền thống trong văn hóa ẩm thực của người miền Trung được bà con nơi đây mang theo khi vào quê hương Tân Hồng lập nghiệp, từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước.
Mì Quảng được nấu với nhiều loại thịt như gà, cá, heo và ăn kèm với rau sống
Quán mì Quảng cô giáo Lượng tại thị trấn Sa Rài là địa chỉ quen thuộc của những “fan” yêu thích món ăn này khi đến thăm Tân Hồng. Mì Quảng tại đây hấp dẫn thực khách không chỉ bởi hương vị đậm đà mà còn chính bởi sự mộc mạc, bình dân của người chủ quán. Không xa hoa, đắt đỏ như những món ăn ở thành thị, mì Quảng cô giáo Lượng có giá rất bình dân. Vì vậy, đây là món ăn không chỉ dành riêng cho những người sành ăn mà nó còn là món ăn lót dạ cho những người lao động nghèo.
Bà Lê Thị Lượng – chủ quán mì Quảng cô giáo Lượng chia sẻ: “Khi tôi hơn 10 tuổi đã biết phụ bà nội để làm mì Quảng cho gia đình. Khi đó, ở Quảng Nam quê tôi, hầu như mỗi nhà đều có một cái lò be bé để làm mì. Trong thời buổi còn khó khăn, mì Quảng được nhiều gia đình dùng thay cơm. Mì Quảng không khó nấu cũng chẳng kén nguyên liệu, nhà chỉ cần có gạo, lò hấp và có thêm cá lóc, gà hoặc ếch là có thể nấu món này. Món mì Quảng đã gắn bó với tôi từ những ngày gian khó, vì vậy dù có xa quê hương nhưng tôi vẫn muốn lưu giữ nét mộc mạc và bình dân vốn có của món ăn này”.
Dù món mì Quảng cô giáo Lượng thơm ngon nức tiếng tại Tân Hồng nhưng đến nay cô chủ quán vẫn giữ giá bán rất bình dân để phục vụ thực khách. Trước đây, vào khoảng những năm 1997 – 1998, mỗi tô mì Quảng, cô Lượng bán chỉ vài ngàn đồng, giờ đây vật giá leo thang nhưng mì Quảng của cô cũng chỉ có 15 ngàn đồng/tô. Ngày nay, để phù hợp với khẩu vị của thực khách miền Tây, mì Quảng được người dân tại đây thay đổi và gia giảm công thức nấu ít nhiều. Dù vậy nhưng khi cảm nhận kỹ, thực khách sẽ thấy mì Quảng tại đây vẫn giữ được hương vị nồng nàn, đậm đà không khác nhiều so với phiên bản gốc ở quê nhà miền Trung.
Bà con giữ nghề làm bánh tráng truyền thống quê hương miền Trung
Ngoài món mì Quảng nổi tiếng thì món bánh tráng nướng, đặc sản của người miền Trung cũng rất được ưa chuộng tại huyện biên giới Tân Hồng. Thú vị hơn, ngoài là món ăn vặt bình thường thì món bánh tráng nướng còn được kết hợp với món mì Quảng. Đối với người sành ăn, chắc sẽ cảm thấy thiếu vắng khi ăn mì Quảng nhưng lại không được dùng kèm với bánh tráng nướng.
Không phải tự dưng hai món ăn nhìn có vẻ “không gắn kết” với nhau lại được người xứ Quảng ăn kèm. Theo nhiều bậc cao niên gốc miền Trung sinh sống tại huyện Tân Hồng, món mì Quảng và món bánh tráng nướng vốn dĩ được “sinh ra” cùng một chỗ chính là chiếc lò hấp, được chế biến từ bột gạo. Điểm khác nhau là sợi mì được sử dụng tươi cùng với nước dùng còn bánh tráng thì được phơi khô. Loại bánh tráng này khá đa dụng có thể làm lương khô, món ăn vặt, nhúng nước để cuốn rau sống, cá hấp…
Bà Trần Thị Năm – chủ một lò bánh tráng lâu đời ở khóm 2, thị trấn Sa Rài tâm sự: “Nghề làm bánh tráng này đã gắn bó với gia đình tôi qua nhiều thế hệ. Thật lòng chia sẻ, nghề này làm mãi cũng không thể giàu lên được bởi giá thành mỗi chiếc bánh khá thấp. Tuy nhiên với nhiều người miền Trung vào Tân Hồng lập nghiệp thì chiếc bánh tráng không chỉ đơn thuần là một món ăn mà còn là ký ức, hồn quê của những người con xa xứ”.
Video đang HOT
Với người dân xứ Quảng thì bánh tráng và mì Quảng thật sự trở thành một nét văn hóa rất riêng, niềm tự hào. Hiện toàn huyện Tân Hồng có trên 60 hộ đang hoạt động sản xuất và kinh doanh mì Quảng và bánh tráng. Hai món ngon này không chỉ được người dân địa phương yêu thích mà còn được thực khách gần xa mong muốn tìm đến Tân Hồng để thưởng thức.
Cách làm món bánh tráng nướng Đà Lạt đơn giản mà ngon
Bánh tráng nướng Đà Lạt nổi tiếng là một trong những món ăn được giới trẻ vô cùng yêu thích và gọi với cái tên "Pizza Đà Lạt".
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bánh tráng: 1 bịch
- Trứng cút: 10 quả
- Sả cây, hành lá
- Sa tế: 100gr
- Mắm ruốc: 100gr, dầu ăn: 1 bát nhỏ
- Tương ớt, sốt mayonaise -
- Phô mai, chà bông, xúc xích, gà xé sợi
Hướng dẫn cách làm
Bước 1: Sơ chế
- Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và thái nhỏ
- Phi thơm hành tím với dầu ăn đến khi vàng giòn, bỏ ra đĩa có lót giấy ăn thấm dầu
- Sả rửa sạch, đập dập và thái nhỏ rồi phi thơm, sau đó bỏ sả đã phi ra bát riêng.
- Hành lá rửa sạch thái nhỏ. Để riêng 1/2 và 1/2 còn lại phi thơm với dầu ăn, không để hành quá chín, sau đó múc hành đã phi cùng dầu ăn ra bát riêng.
Bước 2: Thực hiện nướng bánh tráng cùng nguyên liệu đã sơ chế:
- Sử dụng bếp than hoặc bếp ga, đặt vỉ nướng lên bếp rồi cho bánh tráng lên nướng sơ qua.
- Múc vào bánh tráng 1 thìa nhỏ sả, 1 thìa nhỏ sa tế, 1 thìa nhỏ mỡ hành, 1 thìa nhỏ mắm ruốc.
- Tiếp tục đập 3 quả trứng cút lên bánh tráng và nhanh tay đảo trứng quyện cùng các gia vị, rồi dàn đều khắp mặt bánh tráng. Giảm nhỏ lửa để vỏ bánh tráng không bị cháy và nhân bánh chín đều.
- Nếu thích các bạn có thể thêm lớp nhân tùy thích như chà bông, thịt băm, xúc xích, phô mai hay gà xé sợi.....
- Trong lúc nướng bánh với lửa nhỏ, khi lớp nhân đang độ chín, các bạn rắc thêm hành lá thái nhỏ lên mặt bánh.
- Tiếp theo xịt tương ớt sốt mayonaise theo vòng tròn lên mặt bánh và cuối cùng rắc hành khô đã phi lên.
- Canh bánh tráng nướng đến khi vàng lớp vỏ, chín lớp nhân thì nhấc bánh tráng nướng ra đĩa và thưởng thứ ngay khi còn nóng nhé.
Mì Quảng - món chưa ăn như chưa đến Đà Nẵng Là món ăn dân dã trứ danh ở miền Trung, mì Quảng được xem là sự lựa chọn đầu tiên về ẩm thực khi đến Đà Nẵng, Hội An. Món mì Quảng có những nét đặc trưng riêng, từ nước dùng đến sợi mì. Khi gọi, bạn sẽ thấy đầu bếp cho một lớp rau sống vào bát rồi phủ một lớp mì...