Về U Minh thưởng thức gỏi nhộng ong
Nhắc đến xứ U Minh, mọi người nghĩ ngay đến một đặc sản mang thương hiệu quốc gia, đó là mật ong rừng tràm U Minh Hạ.
Nhưng ít ai biết rằng, có một thứ bỏ đi khi khai thác mật ong, đó là nhộng ong non, được người dân U Minh tận dụng, chế biến ra một món ăn vô cùng tinh tuý, đó là mắm ong và gỏi nhộng ong trộn rau má, các loại rau rừng khác.
Gọi là nhộng ong, tức là những con ong non khoảng 20 ngày tuổi còn nằm trong tấm tàng ong. Khi những người làm nghề phong ngạn (gác kèo ong) khai thác mật, họ phải cắt một phần mật ong kèm theo một ít tổ có nhộng ong để đàn ong tiếp tục phát triển.
Nguyên liệu nhộng ong dùng để làm gỏi.
Nhộng ong khi khai thác về, cho vào chảo nước sôi luộc đến khi tan phần tổ (phần sáp ong), sau đó vớt phần nhộng ong nổi trên bề mặt ra để ráo nước trước khi chế biến món gỏi.
Rau má đồng quê xứ rừng tràm U Minh được hái về rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra, rửa sạch lại để ráo nước. Nguyên liệu trộn gỏi rau má nhộng ong gồm: cà chua, hành tây, chanh, ớt, tỏi, giấm gạo, tương ớt cùng ít dầu ăn… Món gỏi này không thể thiếu nước sốt làm từ tỏi và ớt giã nhuyễn, thêm đường, bột ngọt, hạt nêm, tương ớt, giấm gạo… nêm cho vừa ăn, sau đó khuấy đều các gia vị cùng ít dầu ăn để nước sốt hoà quyện vào nhau rồi tiến hành trộn gỏi.
Những cọng rau má xanh non được cắt từ ngoài vườn vào để làm món gỏi nhộng ong thì còn gì bằng.
Video đang HOT
Gỏi nhộng ong trộn rau má vườn – món ngon tinh tuý, đậm đà của xứ rừng U Minh.
Thời tiết giao mùa tháng Tư – tháng diễn ra sự kiện “Hương rừng U Minh” vào những ngày cuối tháng, đây cũng là thời điểm người dân U Minh thu hoạch mật ong nên có được những tấm tàng ong non như ý. Du khách đừng bỏ lỡ cơ hội này, hãy đến U Minh vừa tham quan du lịch, vừa thưởng thức những món đặc sản của xứ rừng, đặc biệt là các món ngon tinh tuý từ nhộng ong non, sẽ làm cho du khách nhớ mãi./.
4 loại ấu trùng được thực khách ưa chuộng ở Việt Nam
Các loại sâu trưởng thành đẻ trứng vào cây dừa, trứng nở sẽ thành con đuông.
1. Đuông dừa
Những con đuông này ngày đêm ăn hết cây dừa và làm chết cây. Một cây dừa có thể có cả hàng trăm con đuông. Với người trồng dừa, đây là "kẻ phá hoại giấu" mặt nguy hiểm nhất, song với thực khách, đuông dừa là một đặc sản đầy thách thức. Cách thưởng thức đuông ngon nhất là sau khi chặt thân dừa, cho đuông vào chén nước mắm đã xắt ớt sẵn. Sau khi đuông uống no nước mắm thì lấy đũa, gắp chặt đầu con đuông và đưa phần đuôi vào miệng. Khi cắn vào thân, đuông sẽ xịt ra một loại nước trắng đục có vị béo béo ngọt ngọt, lại có vị của nước dừa.
Ngoài món đuông tắm nước mắm ăn sống, đuông còn có thể làm nhiều món khác như đuông lăn bột chiên, đuông nướng, đuông luộc nước dừa, đuông hầm. Thông thường các món chín dành cho những thực khách mới làm quen với loại côn trùng đặc biệt này hay những người "nhát vía".
2. Nhộng ong
Là ấu trùng của ong, nhộng ong mê hoặc thực khách với vị ngọt, béo, bổ dưỡng.
Cháo ong vò vẽ
Gỏi nhộng ong
Cách lấy nhộng ong ra khỏi tảng khá cầu kỳ. Người ta chế nước sôi vào thau rồi thả nguyên tảng ong vào. Phần sáp gặp nước nóng tan chảy ra sền sệt. Dùng một tấm lưới, đổ nước sôi lẫn sáp để lọc nhộng. Sau khi nước sáp chảy qua khe lưới, còn lại trên mặt lưới toàn là nhộng.
Nhộng ong có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như chiên, xào, trộn với bưởi, đậu phộng ăn kèm bánh tráng... Nguyên liệu vốn hảo hạng nên những món ăn chế biến từ nhộng ong không yêu cầu đầu bếp có tay nghề cao hay gây khó khăn trong việc điều chỉnh, phối hợp gia vị.
Tuy nhiên, món ong non trông hấp dẫn này không phải ai cũng có thể ăn được. Một số người không hợp có thể bị dị ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa da nhẹ.
3. Nhộng ve sầu
Hàng năm, nhộng ve sầu chỉ xuất hiện vào đầu mùa hè nên đây là món ăn được nhiều người chờ đợi nhất.
Bắt nhộng ve khá đơn giản với một đèn pin và một lon sữa bò nhỏ, cứ canh trời gần sáng, khi nhộng bắt đầu bò từ đất lên cây thì bắt. Đơn giản như thế nhưng nếu không nhanh tay hay không cẩn thận, bạn sẽ dễ bị thương do gai cào hay nhộng hóa thành ve non.
Nhộng ve đem về rửa sạch, để cho ráo nước. Bắc chảo, phi thơm hành tỏi thơm rồi đổ nhộng vào, nêm một ít nước mắm, tiêu bột. Sau hàng loạt tiếng kêu xèo xèo, âm thanh nổ lốp bốp là đã có một chảo nhộng ve chiên thơm lừng, có vị ngọt bùi, béo đậm, ăn mãi không chán.
Ngoài chiên, nhộng ve có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như nhúng bột chiên, nấu cháo, xào hành hay kho mặn ăn cùng với cơm.
4. Nhộng tằm
Nếu đuông dừa, nhộng ong và nhộng ve sầu được biết như một đặc sản mang tính vùng miền thì nhộng tằm có từ sau khi kỹ thuật dệt tơ ra đời và trở thành món ăn phổ biến khắp các vùng, miền của nước ta.
Nhộng tằm có khá nhiều dưỡng chất và thuộc món mà ai ăn được thì sẽ thích mê, còn ai không quen, hay những ai nghĩ đến nguồn gốc chuẩn của nó (họ sâu) thì chẳng dám ăn. Nhộng tằm có thể chế biến thành nhiều món ăn như xào, chiên...
Lưu ý khi chọn nhộng nên chọn những con vừa phải, hơi cứng, có màu vàng. Nhộng mà to, căng mọng, trắng sáng rất có thể đã bị ngâm hóa chất.
Đặc sản đất Mũi ngon nức tiếng bạn nên thử một lần Đặc sản đất Mũi gỏi nhộng ong và tiết canh cua là những món ăn mà bất kỳ du khách nào cũng muốn thưởng thức khi du lịch đến vùng đất Mũi Cà Mau.Vậy các bạn hãy cùng cùng tìm hiểu món đặc sản đất Mũi qua bài viết sau nhé! Đặc sản đất Mũi ngon nức tiếng: Gỏi nhộng ong: Gỏi nhộng...