Vẽ tranh trên lưng trần thiếu nữ
Thiếu nữ bán nude, đeo mặt nạ ngồi làm mẫu cho họa sỹ vẽ tranh lên tấm lưng trần ngọc ngà trước hàng trăm ánh mắt theo dõi.
Để kêu gọi người dân bản địa nói riêng và cộng đồng thế giới quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, nghệ sỹ 8X Đường Tường Phi mới đây đã tổ chức hoạt động body painting bên sông Tương Giang tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Anh sử dụng thiếu nữ bán nude, dùng cây cỏ “che đậy” vòng 1, đeo mặt nạ và chỉ mặc quần chip ngồi làm mẫu.
Tác phẩm body painting mang tên “Mẫu thân hà rơi lệ – Tương Giang”
Trước sự theo dõi và tập trung của rất đông khán giả, phóng viên báo giới, Đường Tường Phi thực hiện bức họa trên lưng trần thiếu nữ. Bức tranh body painting của anh được đặt tên “”Mẫu thân hà rơi lệ – Tương Giang” (Mẹ sông rơi lệ).
Theo giới thiệu của Đường Tường Phi: “Nền xanh đại diện cho đại dương, mầu trắng của da thịt đại diện cho hình ảnh mẫu thân hà Tương Giang , mầu tóc đen tượng trưng cho văn hóa Trung Quốc nói chung và văn hóa Hồ Tương nói riêng. Những đợt sóng đen cuộn trào thể hiện sự ô nhiễm dần tiến tới sông Tương Giang”.
Anh cũng cho biết thêm: “Mỗi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ sông Tương Giang cũng như môi trường xung quanh xanh sạch đẹp”.
Nghệ sỹ thế hệ 8X Đường Tường Phi vẽ tranh trên người mẫu bán nude
Trước câu hỏi của phóng viên: “Anh đã cố tình dùng hình thức body painting để thu hút sự chú ý của mọi người?”, Đường Tường Phi đáp: “Đây chỉ là 1 hình thức bộc lộ tình yêu của tôi với sông Tương Giang và quê nhà. Hy vọng mọi người tập trung quan sát tác phẩm nghệ thuật và chung sức bảo vệ tài nguyên môi trường”.
Có mặt theo dõi hoạt động đặc biệt này, thị trưởng thành phố Chu Châu tỉnh Hồ Nam cũng chia sẻ: “Tôi sẽ giậy dỗ con cái của mình không nên vứt rác bừa bãi, không được lãng phí nước sạch và cần bảo vệ môi trường xung quanh, yêu quý dòng sông quê hương…”.
Theo 24h.com.vn
Người đàn ông không tay vẽ tranh siêu đỉnh
1 nghị lực phi thường rất đáng khâm phục.
Nếu không được chứng kiến tận mắt cách mà ông Huang Guofu vẽ tranh, thì chắc hẳn chẳng ai trong số chúng ta tin rằng những tác phẩm cực kỳ sống động và rất có hồn lại được ông Huang vẽ bằng đôi chân của mình.
Ông Huang đang vẽ tranh bằng chân.
Ông Huang Guofu - 41 tuổi, đến từ Trùng Khánh, Trung Quốc, đã mất đi cả hai cánh tay trong một lần bị điện giật khi mới 4 tuổi, nhưng điều đó đã không ngăn cản ông từ bỏ giấc mơ trở thành họa sĩ của mình. Vào năm 12 tuổi, ông Huang bắt đầu tập vẽ tranh bằng chân. Người nghệ sỹ tài hoa này nhớ lại thuở ban đầu, tác phẩm của ông không hề giống với những gì ông dự định vẽ ra. Nhưng nhiều năm trôi qua, ông đã cải thiện được đáng kể kỹ thuật của mình.
Năm 18 tuổi, bố Huang bị bệnh nặng và ông đã phải bỏ học và nghĩ cách kiếm tiền để điều trị cho bố. Ông bắt đầu đi tới các thành phố lớn ở Trung Quốc, vẽ tranh trên phố và bán cho khách qua đường. Vào thời điểm này, ông Huang bắt đầu tập kỹ năng dùng miệng để vẽ, bởi có nhiều khách hàng cho rằng, việc ông vẽ tranh bằng chân trông không được "thanh lịch" lắm.
Trong một lần tới Tứ Xuyên để vẽ tranh, ông Hoang Guofu tình cờ gặp chị Ho Guoui - một người phụ nữ yêu tranh và cảm phục ý chí cũng như tài năng của ông Huang. Tình yêu giữa hai người đã nhanh chóng nảy nở, và họ đã kết hôn vào năm 2000. Kể từ đó, chị Ho Guoti trở thành một trợ lý đắc lực của ông Huang. Ngoài việc chăm lo cho cuộc sống gia đình, hàng ngày chị vẫn thường xuyên dậy sớm để chuẩn bị cọ vẽ và giấy vẽ cho ông.
Với những thành tựu nghệ thuật và tinh thần vượt khó vươn lên của mình, mới đây, ông Huang Guofu đã được bổ nhiệm vào vị trí phụ trách một bảo tàng nghệ thuật tại Trùng Khánh. Ông đã tạo cơ hội và giúp đỡ rất nhiều họa sĩ bị tật nguyền khác, và luôn luôn có một niềm tin rằng: "Khi cuộc sống đóng 1 cách cửa, nó sẽ cùng lúc mở ra 1 cách cửa khác cho bạn. Số phận sẽ không quá khắc nghiệt đối với những ai có ý chí vươn lên mạnh mẽ." Ông cũng tuyên bố rằng ông rất hạnh phúc và hài lòng với những gì Chúa đã ban tặng.
Clip về ông Huang.
Theo PLXH
"Máy in người" "The human printer" là một nhóm họa sỹ được Louise Naunton Morgan thành lập nhằm để "cạnh tranh" với "máy in thứ thiệt". Công việc của họ là vẽ lại những bức ảnh, nhưng không phải vẽ theo kiểu nhìn y như ảnh chụp mà họ sẽ vẽ theo kiểu "dot by dot", bằng các hệ màu CMYK (Cyan-Magenta-Yellow-Black) hoặc B&W (Black &...