Vệ tinh tư nhân đầu tiên của VN chờ ngày rời ISS
Dự kiến ngày 27/9 tới, vệ tinh F-1 của Việt Nam cùng 4 vệ tinh khác trên trạm ISS sẽ được phóng vào không gian, sau đó được cấp điện và hoạt động.
Mô phỏng quá trình các vệ tinh nhỏ được thả ra từ ISS. Ảnh: JAXA.
“Đến khi nào thu được tín hiệu từ vệ tinh mới khẳng định chắc chắn là thành công” – Ông Vũ Trọng Thư, Trưởng Phòng FSpace, Viện Nghiên cứu Công nghệ (ĐH FPT) – cho hay.
Mục tiêu của vệ tinh F-1 là phải “sống” được trong không gian và phát tín hiệu về trái đất, chụp được ảnh độ phân giải thấp (640×480) của trái đất và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh về trái đất đạt 1.200 bit/giây.
Video đang HOT
Thời gian “sống” của các vệ tinh trên quỹ đạo tùy thuộc vào độ cao quỹ đạo của trạm ISS lúc thả vệ tinh. Vệ tinh được thả ở độ cao 400 km sẽ “sống” được 250 ngày hoặc 100 ngày nếu ở độ cao 350 km.
Trước đó, vào 21 giờ 40 (giờ Hà Nội) ngày 27/7, tàu vận tải HTV-3 mang theo 5 vệ tinh nhỏ, trong đó có F-1, đã lắp ghép thành công với ISS, sau hành trình 6 ngày trên không gian.
Sau khi ghép nối với ISS, các phi hành gia sẽ sang tàu HTV3 để chuyển các thiết bị J-SSOD và các vệ tinh nhỏ sang module Kibo. Để ra ngoài không gian, các vệ tinh nhỏ sẽ được đặt lên bàn trượt trong khoang điều áp của module Kibo để đưa ra ngoài cho cánh tay robot nắm lấy. Sau đó, thả ra ngoài không gian và bắt đầu nhiệm vụ của mình.
Vệ tinh F-1 được Phòng Nghiên cứu Không gian (FSpace) chế tạo từ năm 2008. Vệ tinh có kích thước 10×10x10 cm và trọng lượng 1 kg.
F-1 là vệ tinh tư nhân đầu tiên của Việt Nam được phóng thành công vào vũ trụ, là một minh chứng cụ thể rằng người Việt Nam hoàn toàn có thể chế tạo được vệ tinh nhỏ và làm việc được trong lĩnh vực vũ trụ.
Theo Dantri
Tàu vũ trụ của Nhật rời ISS
Tàu vận tải không người lái của Nhật vào hôm 12.9 đã rời khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), kết thúc thành công sứ mệnh tiếp tế hàng hóa của mình, RIA Novosti dẫn lời phát ngôn viên Trung tâm Kiểm soát sứ mệnh Nga cho biết.
Tàu Kounotori 3, hay còn gọi là HTV-3, là con tàu vận tải vũ trụ không người lái (H-II Transfer Vehicle) thứ ba của Nhật, được thiết kế để mang hàng hóa đến cung cấp cho trạm vũ trụ. HTV-3 bay đến kết nối với ISS vào ngày 27.7 qua, mang theo bốn tấn hàng hóa.
Tàu vận tải vũ trụ HTV-3 của Nhật - Ảnh: AFP/NASA
"Con tàu vận tải vũ trụ Nhật đã rời cổng kết nối ISS trên quỹ đạo vào lúc 22 giờ 50 phút ngày 12.9 (giờ VN)", phát ngôn viên Trung tâm Kiểm soát sứ mệnh Nga nói và cho biết thêm là HTV-3 sẽ bị đốt cháy khi bay vào khí quyển trái đất trong hôm 14.9.
Được biết, con tàu nặng 16,5 tấn này ngoài sứ mệnh mang hàng hóa đến ISS còn có nhiệm vụ "dọn rác" cho trạm vũ trụ khi mang đi khỏi trạm các thiết bị thí nghiệm đã sử dụng, quần áo cũ...
Theo RIA Novosti thì tàu HTV-3 dự kiến rời ISS vào ngày 6.9, tuy nhiên kế hoạch này đã phải hoãn lại do một mô-đun của Mỹ trên ISS hư hỏng khiến các phi hành gia phải sửa chữa khẩn cấp.
Hiện trên ISS có sáu phi hành gia làm việc của Đoàn bay quốc tế ISS thứ 32 gồm: Gennady Padalka, Sergei Revin (cùng của Nga) và Joe Acaba (Mỹ) do tàu Soyuz TMA-04M đưa lên trạm và Sunita Williams (Mỹ), Akihiko Hoshide (Nhật Bản), Yury Malenchenko (Nga) của tàu Soyuz TMA-05M.
Trong thời gian tới, dự kiến các phi hành gia trên ISS sẽ đón bốn tàu vận tải gồm hai của Nga, một của Nhật và một của châu Âu.
Ngoài ra, tàu Soyuz TMA-06M chở theo ba phi hành gia là Kevin Ford (Mỹ), Oleg Novitskiy và Evgeny Tarelkin (cùng của Nga) cũng sẽ rời bệ phóng tại Sân bay Vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan vào ngày 15.10 tới để bay đến ISS.
Theo TNO
Châu Âu hợp tác TQ đưa phi hành gia lên ISS Châu Âu muốn hợp tác với Trung Quốc đưa phi hành gia lên không gian Phi hành gia của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ được đưa lên quỹ đạo Trái đất bằng tàu vũ trụ của Trung Quốc vào cuối thập kỷ này. Mặc dù là một thành viên của chương trình Trạm không gian quốc tế (ISS), nhưng ESA...