Vệ tinh của SpaceX bị tố gây nguy hiểm cho trạm vũ trụ của Trung Quốc
Tỷ phú Elon Musk bị chỉ trích vì có thông tin vệ tinh của dự án SpaceX đã suýt va chạm với trạm vũ trụ của Trung Quốc.
Theo một tài liệu do Trung Quốc gửi cơ quan vũ trụ của Liên Hợp Quốc hồi đầu tháng 12, các vệ tinh của Starlink Internet Services, một bộ phận của công ty hàng không vũ trụ SpaceX, đã có 2 lần suýt va chạm với Trạm vũ trụ Thiên Cung. Họ cho biết 2 vụ việc này lần lượt xảy ra vào ngày 1/7 và ngày 21/10.
“Để đảm bảo an toàn, Trạm vũ trụ Thiên Cung đã thực hiện biện pháp phòng ngừa nhằm tránh xảy ra va chạm”, Trung Quốc cho biết trong tài liệu về các vấn đề ngoài vũ trụ của Liên Hợp Quốc.
Elon Musk bị ném đá vì cố tình phớt lờ trạm vũ trụ của Trung Quốc.
Tuy báo cáo được gửi từ đầu tháng 12, nó chỉ được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc vào ngày 27/12. Ngay lập tức, Elon Musk đã bị dân mạng tại Trung Quốc “ném đá” vì công ty của ông có thể gây hại cho trạm vũ trụ của nước này.
Video đang HOT
Trong bài đăng ngày 27/12, một tài khoản Weibo đã gọi vệ tinh của Starlink là “đống rác trong không gian”. Trong khi đó, một người dùng khác mô tả chúng là những “vũ khí chiến tranh không gian của Mỹ”.
Hiện tại, với gần 30.000 vệ tinh và các mảnh vỡ khác được cho là đang quay quanh hành tinh, nhiều nhà khoa học đã kêu gọi chính phủ các nước chia sẻ dữ liệu để làm giảm nguy cơ xảy ra các vụ va chạm vệ tinh.
Đối với riêng SpaceX của Elon Musk, công ty này đã triển khai gần 1.900 vệ tinh để phục vụ mạng băng thông Starlink và đang lên kế hoạch để phóng nhiều vệ tinh hơn nữa.
“Những rủi ro của Starlink đang dần được phơi bày, cả nhân loại sẽ phải trả giá cho các hoạt động kinh doanh của họ”, người dùng có tên Chen Haiying bày tỏ quan điểm trên Weibo.
Trong khi đó, cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA đã buộc phải ngừng một chuyến đi bộ ngoài không gian vào cuối tháng 11, với lý do các mảnh vỡ trong không gian có thể gây nguy hiểm. Đáp lại, Musk tuyên bố trên Twitter rằng công ty của ông đã điều chỉnh quỹ đạo trên một số vệ tinh Starlink nhằm làm giảm khả năng va chạm.
Về phía Trung Quốc, họ bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ vào tháng 4 bằng việc việc phóng module Thiên Hà. Dự án này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022, hiện thực hóa tham vọng của Trung Quốc về việc tạo ra trạm vũ trụ thứ 2 trên không gian, bên cạnh ISS.
Trên các mạng xã hội của Trung Quốc, Elon Musk đã không ít lần trở thành nhân vật trung tâm của các cuộc bàn tán. Trước đó, vào tháng 4, một khách hàng đã leo lên nóc xe Tesla tại triển lãm ôtô Thượng Hải để phản đối dịch vụ chăm sóc khách hàng kém cỏi của công ty xe điện này.
Những rào cản với Internet vệ tinh
Internet vệ tinh là một lĩnh vực tiềm năng, song vẫn còn những khó khăn trong việc mang kết nối mạng đến với nhiều người hơn.
Internet vệ tinh là phát kiến công nghệ đầy hứa hẹn, ngày càng nóng lên với sự tham gia của SpaceX cùng nhiều tập đoàn công nghệ của Trung Quốc. Dù vậy, các chuyên gia công nghệ cho rằng khái niệm này sẽ không thực tế đối với mọi người và mọi nơi.
Cụ thể, những giới hạn của việc phát triển Internet vệ tinh bao gồm chính sách ở mỗi quốc gia, các rào cản về kinh tế và xã hội góp phần ảnh hưởng khả năng truy cập Internet của nhiều người.
"Việc chỉ tập trung vào phát triển công nghệ đôi khi là một hành động thiển cận. Thực tế, Internet vệ tinh còn rất nhiều hạn chế chưa được nhắc đến", cây viết Shira Ovide từ New York Times chia sẻ.
Elon Musk nói về tương lai của Starlink tại MWC 2021. Ảnh: HT Tech.
Về cơ bản, Internet vệ tinh là một giải pháp hữu ích cho những nơi hệ thống Internet thông thường không thể tiếp cận, chẳng hạn ở các khu vực miền núi hoặc vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, để tin rằng ý tưởng này sẽ giải quyết được các vấn đề Internet toàn cầu là không thể.
Ở sự kiện MWC 2021, Musk nói rằng dịch vụ Internet vệ tinh của SpaceX sẽ đáp ứng được nhu cầu của 5% dân số thế giới, nơi mạng không dây và cáp quang không thể tiếp cận.
Thực tế, con số mà Musk đề cập chỉ tương đương vài trăm triệu người, quá nhỏ so với vài tỷ người không sử dụng Internet hiện nay.
Công nghệ không phải là vấn đề duy nhất khiến nhiều người không tiếp cận được Internet. Vẫn còn đó những thách thức lớn hơn mà Elon Musk hiếm khi nhắc đến, đó là các quy định pháp lý không hiệu quả, bất bình đẳng xã hội và kinh tế, các lợi ích của doanh nghiệp.
Cụ thể, phần lớn tiền trợ cấp của các công ty Internet đến từ khoản thuế họ đóng cho chính phủ với mục đích cải thiện lượng người dùng Internet. Gần đây, Musk đã có một bài đăng trên Twitter về các khoản thuế mà ông phải trả. Tuy nhiên, ông lại không nhắc tới số tiền 65 tỷ USD của chính phủ đã tài trợ công ty cho kế hoạch mang Internet đến với nhiều người Mỹ hơn.
Mặt khác, thay vì tập trung vào phát triển dự án Internet vệ tinh, việc trợ cấp cho chính quyền tiểu bang và địa phương để chi tiêu cho các dự án mở rộng dịch vụ Internet sẽ thiết thực hơn. Bên cạnh đó, giải quyết các vấn đề về chi phí dịch vụ Internet di động cao ở một số nơi, can thiệp vào chính sách của các nhà cung cấp Internet lớn bởi những nhà lập pháp sẽ góp phần giúp nhiều người tiếp cận được với Internet.
Elon Musk 'lấy lòng' Trung Quốc: 'Có lẽ một phần trong tôi là người Trung Quốc' Ngông cuồng như Elon Musk vẫn rất biết cách lấy lòng Trung Quốc, nhất là khi nhà máy lớn nhất của Tesla đặt ở đây. Một người đàn ông đến từ Tô Châu, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc, đã trở nên nổi tiếng chỉ qua một đêm trên mạng xã hội Trung Quốc cũng như Facebook và Twitter khi cư dân...