Vệ tinh Anh đã lần ra hướng bay của máy bay MH370 như thế nào?
Thủ tướng Malaysia Najib Razak vào hôm 24.3 cho biết một công ty vệ tinh Anh đã lần ra được đường bay của máy bay Malaysia mất tích “nhờ áp dụng một phương pháp phân tích chưa bao giờ được dùng cho điều tra vụ việc dạng này”. Vậy phương pháp này là gì?
Thân nhân hành khách Trung Quốc ngồi khóc sau khi nghe tường thuật trực tiếp bài phát biểu thông báo số phận chiếc máy bay Malaysia mất tích – Ảnh: Reuters
Công ty quản lý vệ tinh Inmarsat (Anh quốc) chia sẻ với AFP rằng họ đã tính toán được hướng bay của chiếc máy bay mất tích bằng cách đo đạc hiệu ứng vật lý Doppler của những tín hiệu “ping” truyền hàng giờ từ chiếc Boeing 777.
Được biết, hiệu ứng Doppler là một hiệu ứng vật lý, đặt tên theo nhà vật lý người Áo Christian Andreas Doppler, trong đó tần số và bước sóng của các sóng âm, sóng điện từ hay các sóng nói chung, bị thay đổi khi mà nguồn phát sóng chuyển động tương đối với người quan sát.
Trong cuộc họp báo hôm 24.3, thủ tướng Malaysia cũng cho biết phân tích của Inmarsat chỉ ra vị trí cuối cùng của chiếc MH370 là ở vùng biển xa xôi phía tây nước Úc, tức là máy bay chỉ có thể đã cạn nhiên liệu trên vùng biển phía nam Ấn Độ Dương.
Bằng cách tính toán hiệu ứng Doppler của tín hiệu “ping” từ máy bay, Inmarsat đã phỏng đoán được 2 hàng lang bắc và nam mà máy bay có thể đã hướng tới và bay trong ít nhất là 5 tiếng đồng hồ.
Mặc dù hệ thống liên lạc trên máy bay đã bị tắt, các tín hiệu “ping” từ chiếc máy bay vẫn tiếp tục được truyền cho vệ tinh, theo Inmarsat.
Tín hiệu “ping” là tín hiệu được máy bay phát tự động đến vệ tinh và xuống trạm kiểm soát không lưu mặt đất, để đáp lại các tiếng ping phát từ trạm mặt đất lên thông qua vệ tinh.
Do loại tín hiệu này không chứa dữ liệu định vị toàn cầu (GPS) hay thông tin về thời gian, quãng đường, nên Inmarsat phải dựa vào khoảng thời gian tiếng ping đáp lại từ máy bay.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã tính toán hiệu ứng Doppler, tính toán sự thay đổi về tần số dựa theo sự chuyển động của vệ tinh trong quỹ đạo”, ông Chris McLaughlin, phó giám đốc đối ngoại của Inmarsat, giải thích.
“Kết quả là chúng tôi có được hướng bay dự đoán lên hành lang phía bắc và một hướng bay dự đoán xuống hành lang phía nam”, ông này nói.
“Chúng tôi không rõ là chiếc máy bay có vẫn bay theo một tốc độ cố định hay không, không rõ là nó có chuyển hướng tiếp sau đó hay không”, theo ông McLaughlin.
“Do đó, chúng tôi đã áp dụng tốc độ bay tự động, tức khoảng 650 km/giờ. Chúng tôi áp dụng cái mà chúng tôi biết về lượng nhiên liệu và tầm bay của chiếc máy bay để lần ra một loạt các thông tin về tín hiệu ping mà chúng tôi có đây”.
“Thường thì các bạn muốn có số liệu 3 chiều, thông thường mình sẽ có số liệu GPS. Nhưng vì máy bay bay trong khu vực đó không phát tín hiệu cho biết vị trí của chúng, nên chúng tôi làm việc như mù. Đây là một phương pháp độc đáo, lần đầu tiên được sử dụng”, ông McLaughlin bình luận.
Các chuyên gia của Inmarsat sau đó đã so sánh những con số này với dữ liệu từ những chiếc máy bay thuộc Malaysia Airlines khác và dữ liệu của những đường bay tương tự, từ đó rút ra kết luận chắc chắn rằng chiếc máy bay MH370 chỉ có thể đi xuống phía nam và đã rơi sau khi cạn nhiên liệu.
Inmarsat đã giao phân tích này cho Cục Điều tra tai nạn hàng không Anh (AAIB) vào hôm 23.3 để kiểm tra.
“Đến ngày 24.3 họ đã có thể khẳng định chắc chắn rằng chiếc máy bay đã đi xuống hành lang phía nam”, ông McLaughlin nói.
Theo TNO
'Phải chấp nhận sự thật đau lòng MH370 đã mất tích và không ai sống sót'
Lãnh đạo hãng hàng không Malaysia Airlines cho rằng vẫn chưa có mảnh vỡ máy bay nào được tìm thấy sau khi Malaysia tuyên bố máy bay MH370 của hãng này mất tích hồi 8.3 đã rơi xuống vùng biển nam Ấn Độ Dương và không ai sống sót.
CEO Malaysia Airlines, ông Ahmad Jauhari Yahya - Ảnh: Reuters
Nói về thông máy bay MH370 rơi xuống Ấn Độ Dương trong buổi họp báo ngày 25.3, CEO Malaysia Airlines, ông Ahmad Jauhari Yahya cho biết: "Chúng tôi không biết tại sao, chúng tôi không biết như thế nào, chúng tôi không biết thảm kịch này xảy ra như thế nào".
Cũng trong buổi họp báo, Chủ tịch Malaysia Airlines, Md Nor Yusof cho rằng: "Dựa trên các chứng cứ mới, chúng ta phải chấp nhận sự thật đau lòng rằng MH370 đã mất tích và không ai sống sót".
Ông Yahya cho biết Malaysia Airlines sẽ hỗ trợ 5.000USD cho mỗi gia đình hành khách và đang chuẩn bị hỗ trợ thêm.
"Chúng tôi nhận ra rằng hỗ trợ tài chính không vẫn chưa đủ nhưng công tác tìm kiếm kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các thân nhân", ông Yahya.
Khi được phóng viên hỏi liệu rằng ông Yahya sẽ từ chức, vị CEO này từ chối trả lời và cho rằng đây là một quyết định cá nhân của ông.
Trong cuộc họp báo tối 24.3, Thủ tướng Malaysia Najib Razak tuyên bố máy bay Boeing 777-200 (MH370), mất tích hồi 8.3, đã rơi xuống nam Ấn Độ Dương và không có người nào sống sót, theo AFP. Trước đó, Malaysia Airlines cũng đã gửi tin nhắn thông báo cho thân nhân.
Theo AFP, việc ông Razak và Malaysia Airlines công bố thông tin khiến chính quyền và thân nhân hành khách Trung Quốc giận dữ.
Trong cuộc họp tối ngày 24.3, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Xie Hangsheng đề nghị Đại sứ Malaysia tại Trung Quốc Iskandar Bin Sarudin cung cấp đầy đủ chứng cứ, dữ liệu vệ tinh và thông tin chi tiết dẫn đến kết luận máy bay MH370 rơi xuống Ấn Độ Dương.
Nhiều thân nhân hành khách Trung Quốc ngày 25.3 đã giận dữ xuống đường biểu tình, tuần hành đến đại sứ quán Malaysia ở Bắc Kinh, yêu cầu được biết thêm thông tin về số phận máy bay MH370.
Nhưng ông Yahya cho rằng việc Malaysia công bố thông tin này là nhằm để chia sẻ sự thật với thân nhân hành khách, "một sự thật mà tất cả chúng ta phải chấp nhận".
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân và vị trí chính xác máy bay MH370 rơi trên vùng biển nam Ấn Độ Dương, theo AFP.
Bộ trưởng Quốc phòng Úc ngày 25.3 cho hay ông "tự tin" vào đánh giá của Malaysia khi công bố thông tin máy bay MH370 rơi ở vùng biển nam Ấn Độ Dương.
Tuy nhiên, ông Yahya cho biết hiện vẫn chưa thể tìm được mảnh vỡ máy bay MH370.
Tờ USA Today (Mỹ) ngày 25.3 dẫn lời các chuyên gia hàng không cho rằng việc tìm kiếm hộp đen và mảnh vỡ máy bay MH370 sẽ phải mất nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.
AFP cho biết 10 máy bay từ Úc, Mỹ New Zealand, Trung Quốc và Nhật Bản đã tìm kiếm trên khu vực rộng 68.000 km2 trên nam Ấn Độ Dương, cách thành phố Perth (Úc) 2.500 km trong những ngày qua, cùng với tàu Úc HMAS Success với cần trục có khả năng trục vớt bất kỳ mảnh vỡ nào của máy bay.
Nhưng công tác tìm kiếm trên không và dưới biển đã bị hoãn vào ngày 25.3 do thời tiết xấu, Cơ quan An toàn Hàng hải Úc thông báo.
Thủ tướng Úc Tony Abbott ngày 25.3 cho rằng chính phủ Úc sẽ hỗ trợ thủ tục visa để thân nhân có thể đến Úc.
Theo TNO
Thân nhân hành khách MH370: Giận dữ, đau đớn và tuyệt vọng Đau đớn, gào khóc, giận dữ và tuyệt vọng là những cảm xúc của người nhà các hành khách trên chuyến bay MH370 sau khi đón nhận thông tin máy bay rơi ở Ấn Độ Dương, theo ghi nhận của Reuters và AFP ngày 25.3. Một người đàn ông Trung Quốc khóc nức nở sau khi xem tường thuật trực tiếp bài phát...