Về ‘thủ phủ’ đá quý, xem chế tác tranh đắt tiền
Lâu nay, huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái) được xem là ‘thủ phủ’ đá quý ở miền Bắc. Tại đây, nhiều viên ngọc quý đã được tìm thấy, giao dịch hàng trăm, hàng tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tại thị trấn Lục Yên, còn có làng nghề chuyên làm tranh đá quý hết sức tinh xảo, đem lại kinh tế cao.
Nghề làm tranh đá quý ở Lục Yên có từ vài chục năm trước. Năm 2019, làng tranh đá quý Lục Yên (thị trấn Lục Yên) được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống. Ảnh: Trung Dũng.
Để làm ra những bức tranh khổ lớn, tỉnh xảo, có giá trị hàng chục, hàng trăm triệu đồng phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ. Ảnh: Trung Dũng.
Đầu tiên là khâu chọn đá, rửa sạch, để ráo nước. Ảnh: Trung Dũng.
Tiếp đến là đập nhỏ để chọn màu (do cùng viên đá nhưng có nhiều màu khác nhau). Ảnh: Trung Dũng.
Việc lựa chọn màu phải là người có kinh nghiệm, để khi đính lên tranh mới chuẩn màu. Ảnh: Trung Dũng.
Tiếp đến là giã nhỏ những viên đá quý bằng tay, như vậy mới đảm bảo được kích thước theo yêu cầu của từng bức tranh. Ảnh: Trung Dũng.
Video đang HOT
Đối với những bức tranh cần phủ bột mịn, các người thợ cần phải dùng sàng để rây lấy những hạt mịn. Ảnh: Trung Dũng.
Để có bức tranh đẹp, người thợ phải vẽ phác thảo, chọn kích cỡ và màu đá phù hợp để chế tác, dù dùng nguyên liệu là đá tự nhiên nhưng màu sắc ăn nhập, mượt mà. Ảnh: Trung Dũng.
Công đoạn dính keo cho chắc nhìn có vẻ đơn giản, nhưng người thợ cũng phải có tay nghề nhiều năm đảm nhận. Ảnh: Trung Dũng.
Từ những bức tranh gắn đá thô hoặc phủ mịn đơn thuần, giờ đây, những bức tranh đá quý ở Lục Yên còn được chế tác thành hình 3D, giúp bức tranh sống động, có chiều sâu. Ảnh: Trung Dũng.
Hiện nay, làng tranh Lục Yên có khoảng 50 hộ làm tranh đá quý, doanh thu khoảng 25 tỷ đồng/năm. Ảnh: Trung Dũng.
Tranh đá quý Lục Yên hiện đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường, đặc biệt, bắt đầu từ Tết Nguyên đán 2024, sản phẩm tranh đá quý Lục Yên đã được cấp tem truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Trung Dũng.
Bên trong xưởng chế tác linh vật rồng 'khổng lồ' cho đường hoa Tết ở Đà Nẵng
Hàng chục công nhân ở Đà Nẵng đang gấp rút hoàn thiện dàn linh vật để kịp đưa ra trang trí tại đường hoa Tết Giáp Thìn 2024.
Trong đó, ấn tượng nhất là con rồng 'khủng' dài khoảng 50 mét, nặng khoảng 1 tấn được chế tác và tạo hình tỉ mỉ, công phu.
Những ngày này, tại xưởng chế tác trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng), hàng chục công nhân đang tất bật hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để kịp đưa dàn linh vật rồng ra trang trí tại các vị trí đường hoa Tết Đà Nẵng 2024.
Năm nay, Đà Nẵng đầu tư gần 20 tỷ đồng từ ngân sách để thực hiện dự án trang trí hoa và điện chiếu sáng dịp Tết Nguyên đán nhằm phục vụ người dân, du khách vui chơi xuân.
Anh Phan Văn Việt (nghệ nhân tại xưởng) cho biết, điểm nhấn của dàn linh vật Tết tại Đà Nẵng năm nay là con rồng dài khoảng 50m. Ước tính sau khi trét bột, lên màu và hoàn thiện, rồng sẽ nặng hơn 1 tấn.
Hình dáng một linh vật rồng của Đà Nẵng đang dần hoàn thiện.
Thợ dùng bút vẽ lên xốp, rồi dùng dao cắt theo để tạo móng, vẩy cho linh vật rồng.
Với kích thước "khủng" như trên, con rồng sẽ được chia thành nhiều phần để vận chuyển đến nơi thi công đường hoa, sau đó, lắp ráp hoàn chỉnh.
Ngoài làm linh vật rồng, công nhân còn làm cụm chi tiết Lạc Long Quân và Âu Cơ với ý tưởng 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi, cùng nhiều tiểu cảnh trang trí khác.
Theo Trung tâm tư vấn kỹ thuật xây dựng Đà Nẵng, chủ đề chính của năm nay là "Con Rồng, Cháu Tiên", đây là chủ đề quen thuộc có nhiều ý nghĩa, phù hợp với nguồn cội Việt Nam.
Xuyên suốt các điểm trang trí hoa là hình ảnh linh vật rồng được thiết kế cách điệu với nhiều hình dáng tư thế, vừa đảm bảo sự uy nghi hùng mạnh, vừa có sự gần gũi phù hợp với văn hóa Á Đông.
Ngoài mẫu rồng truyền thống, xưởng còn chế tác rồng chibi ngộ nghĩnh cho đường hoa.
Các công nhân đang gấp rút hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để cho ra sản phẩm linh vật rồng ưng ý và đẹp nhất, trang trí đường hoa Tết.
Các linh vật và cụm biểu tượng đã hoàn thành đều nhanh chóng được vận chuyển về điểm lắp ráp tại các vị trí đường hoa Tết.
Dự kiến, đường hoa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 ở Đà Nẵng sẽ hoàn thành trước ngày 7/2/2024 (28 tháng Chạp năm Quý Mão) để mở cửa phục vụ người dân đến tham quan, thưởng lãm đến hết ngày 19/2/2024 (mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Kiếm 'bộn tiền' nhờ linh vật hình rồng Gần một tháng trở lại đây, nhiều nông dân ở huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre), thủ phủ cây hoa kiểng tất bật với vụ hoa kiểng Tết. Trong số đó, những linh vật hình rồng phục vụ cho Tết Giáp Thìn 2024 đang rất được ưa chuộng, bán với giá hàng chục triệu đồng vẫn hút người mua. Tạo hình linh vật...