Về thôn chỉ có… 1 hộ dân ở Quảng Trị
Chuyện khó tin xảy ra ở xã Triệu Ái ( Triệu Phong, Quảng Trị) khi địa phương này có thôn Tràng Sòi gồm 6 hộ dân đăng ký hộ khẩu nhưng chỉ duy nhất 1 hộ với 3 khẩu sống thường trực, 5 hộ khác sống kiểu “chân đồi, chân ruộng”. Ấy vậy mà, thôn này đã tồn tại tròn 25 năm, có đầy đủ chức danh bộ máy hành chính.
6 hộ đăng ký…
Tình cờ tôi gặp lại Phương – người bạn quê Triệu Phong (QuảngTrị) đã quen biết từ lâu. Trong cuộc hàn huyên bên cốc cà phê vỉa hè, bất chợt Phương nói rằng ở phía Tây Triệu Phong có thôn chỉ 6 hộ dân, mà duy nhất 1 hộ sống thường trực… Tôi bĩu môi chê Phương nói dối “không có sách”. “Trên đời này có ai lại lập ra cái thôn chỉ 6 hộ dân, quá phi lý và lãng phí” – tôi lắc đầu nói. Thế nhưng anh bạn quả quyết sự việc có thật, linh tính nghề nghiệp khiến tôi móc ngay điện thoại gọi cho Chủ tịch xã Triệu Ái là ông Đặng Sỹ Dũng để xác minh. Ngờ đâu, ông Dũng xác nhận sự việc có thật, đó là thôn Tràng Sòi.
Ngôi nhà của ông Nguyễn Các – Trưởng thôn Tràng Sòi. Ảnh: Nguyễn Vỹ
Sáng 3.11, tôi cùng đồng nghiệp gặp ông Dũng và trưởng thôn Tràng Sòi là Nguyễn Các tại trụ sở xã Triệu Ái để hỏi rõ sự tình. Ông Dũng cho biết, năm 1992 huyện có dự án di dân đi kinh tế mới ở Tây Triệu Phong với mục đích từng bước hình thành các điểm dân cư mới, phát triển sản xuất, ổn định lâu dài và thực hiện trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. Ba thôn Liên Phong, Trung Long và Tràng Sòi được thành lập từ đó. Số hộ dân ở thôn Tràng Sòi ngày mới thành lập không ai nhớ rõ. Chỉ biết hiện nay, Tràng Sòi còn 6 hộ có đăng ký hộ khẩu tại xã Triệu Ái nhưng chỉ duy nhất hộ ông Nguyễn Các sống thường trực tại thôn. Còn lại 5 hộ khác sống theo kiểu “chân đồi, chân ruộng”, một cảnh hai quê.
Hỏi lý do các hộ dân không sinh sống thường trực ở Tràng Sòi, ông Các nói lý do chung là vì thôn không được quan tâm đầu tư điện, đường. Thôn của ông cách địa phận TP.Đông Hà khoảng 6km, cách UBND xã Triệu Ái 10km nhưng đều phải đi đường rừng, khá hiểm trở. Bởi vậy, để thuận lợi cho con cái đi học, chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt… 5 hộ dân chọn phương án “chân đồi, chân ruộng”. Nghĩa là khi có công việc hành chính, sản xuất… thì 5 hộ ấy lên Tràng Sòi, còn bình thường thì ở quê cũ (xã đồng bằng Triệu Độ và Triệu Thuận, huyện Triệu Phong).
Thời điểm mới lập nghiệp, tất cả các hộ dân đều thuộc diện hộ nghèo. Tuy nhiên, được giao đất trồng rừng nên kinh tế người dân dần đi lên, nay đã thoát nghèo. Tuy có số dân ít ỏi và “trắng” đảng viên nhưng Tràng Sòi vẫn đầy đủ chức danh về hành chính.
Nhìn về tương lai, nếu hệ thống đường sá được xây dựng thì Tràng Sòi sẽ phát triển. Nếu sáp nhập với các thôn khác cách xa hơn 5km đường rừng thì người dân Tràng Sòi sẽ gặp nhiều khó khăn khi hội họp, vay vốn, thu nợ vốn vay…
Video đang HOT
Dùng vạt áo lau vội cái kính cận dày cộp, ông Nguyễn Các cho biết, ngoài đảm nhiệm chức vụ trưởng thôn, ông còn kiêm nhiệm chức trưởng ban mặt trận thôn, mỗi tháng được chi trả 1,5 triệu đồng. Chức vụ công an viên thuộc về ông Hoàng Minh Phong (nay đã tạm trú về thôn Hà Xá, xã Triệu Ái – gần Quốc lộ 1A để tiện cho con cái học hành), mỗi tháng nhận 1,1 triệu đồng. Bà Võ Thị Ba được thôn tin tưởng giao đảm trách tổ trưởng hội phụ nữ (không có phụ cấp), kiêm chi hội trưởng nông dân thôn được hưởng 450.000 đồng/tháng.
Chủ tịch xã Triệu Ái Đặng Sỹ Dũng cho biết, ông Nguyễn Các tuy tuổi đã cao nhưng rất tích cực trong lao động sản xuất, công tác xã hội… nên nhiều lần được khen thưởng. “Khen thưởng vì ông Các có tinh thần trách nhiệm cao, lại xung phong sản xuất nhiều mô hình kinh tế hiệu quả” – ông Dũng nói.
Cần sáp nhập để tinh gọn
Khi tôi hỏi ông Các muốn giữ lại thôn hay nên sáp nhập với thôn khác, ông trả lời rằng nếu muốn duy trì thôn thì phải đầu tư hệ thống điện, đường để người dân đến sinh sống. Nhìn về tương lai, nếu hệ thống đường sá được xây dựng thì Tràng Sòi sẽ phát triển. Nếu sáp nhập với các thôn khác cách xa hơn 5km đường rừng thì người dân Tràng Sòi sẽ gặp nhiều khó khăn khi hội họp, vay vốn, thu nợ vốn vay…
Ông Nguyễn Các – Trưởng thôn Tràng Sòi (trái) làm việc với ông Đặng Sỹ Dũng – Chủ tịch xã Triệu Ái. Ảnh: Ngọc Vũ
Còn ông Đặng Sỹ Dũng thì cho rằng, thực trạng thôn Tràng Sòi do lịch sử để lại. Về lâu dài các cấp chính quyền cần đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút dân đến sinh sống. Còn trước mắt, với quy mô thôn có quá ít dân thì cần xem xét sáp nhập.
Không chỉ Tràng Sòi, theo số liệu thống kê của Sở Nội vụ Quảng Trị vào năm 2013 thì tỉnh này có khá nhiều thôn rất ít hộ dân. Đơn cử như xã Hải Vĩnh (Hải Lăng) có 6 thôn thì đến 3 thôn ít dân gồm thôn Thượng An chỉ 6 hộ/32 khẩu, thôn Lương Chánh 7 hộ/22 nhân khẩu và thôn Thuận Đức 11 hộ/47 khẩu. Xã Triệu Độ (Triệu Phong) có thôn Đồng Giám chỉ 7 hộ/30 khẩu. Thôn Phổ Lại Phường (xã Cam An, huyện Cam Lộ) chỉ 10 hộ/25 khẩu. Và đặc biệt, ngay phường Đông Giang (TP.Đông Hà) có khu phố 10 với chỉ 18 hộ dân.
Trong một cuộc trao đổi với phóng viên, nguyên Bí thư Huyện ủy Gio Linh (Quảng Trị) Lê Quang Chiến cho biết, huyện bị chia nhỏ thành 21 đơn vị xã, thị trấn. “Theo tôi Gio Linh chỉ cần chia thành 10 đơn vị là được”.
Theo thống kê của một cán bộ Sở Nội vụ Quảng Trị, trên địa bàn có nhiều đơn vị hành chính không đảm bảo tiêu chí về số dân và diện tích theo quy định của Nhà nước, nhưng vì nhiều yếu tố nên vẫn phải thành lập. Nhẩm tính trên đầu ngón tay với một xã loại 3 (khoảng 1.000 dân) thì Nhà nước cần trả lương, phụ cấp cho khoảng 80 cán bộ xã, thôn và các chức vụ liên quan. Ngoài ra, trụ sở xã, cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa… cũng phải xây dựng sẽ tiêu tốn nguồn ngân sách rất lớn.
Ông Hồ Ngọc An – Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Trị cho biết, thôn chỉ có 6 hộ dân như Tràng Sòi mà đầy đủ các chức vụ hành chính, đoàn thể là không hợp lý. Bởi lẽ, có thể công nhận cho địa phương đó tên thôn nhưng bộ máy thì phải phù hợp với quy mô của thôn. “Không thể 6 hộ dân mà có đầy đủ bộ máy như vậy được, chỉ cần cử một người làm nhiệm vụ liên lạc là đủ rồi” – ông An nói.
Ông An cho hay, lâu nay chưa nghe phản ánh về thực trạng tại thôn Tràng Sòi, Sở sẽ làm việc với huyện Triệu Phong và đề nghị không thể có thôn ít người như vậy được. Cũng theo ông An, Sở đã rà soát trên địa bàn tỉnh có 28 xã không đảm bảo quy định về diện tích và dân số, trong đó Gio Linh có đến 9 đơn vị. Việc điều chỉnh tinh gọn bộ máy hành chính đã có trong nghị quyết Trung ương VI, còn cụ thể thì tỉnh sẽ có đề án trình các cấp có thẩm quyền xem xét.
Theo Danviet
Quảng Trị: Lạ kỳ thôn chỉ 1 hộ dân vẫn đầy đủ bộ máy hành chính
Thôn Tràng Sòi, xã Triệu Ái (Triệu Phong, Quảng Trị) có 6 hộ dân đăng kí hộ khẩu nhưng chỉ 1 hộ sống thực mà vẫn đầy đủ chức danh bộ máy hành chính.
Ngày 3.11, ông Đặng Sỹ Dũng - Chủ tịch UBND xã Triệu Ái xác nhận với PV Dân Việt việc trên địa bàn có thôn Tràng Sòi chỉ có 6 hộ dân đăng kí hộ khẩu nhưng vẫn đầy đủ bộ máy tổ chức hành chính. Thôn Tràng Sòi được thành lập năm 1992 theo dự án di dân đi kinh tế mới Tây Triệu Phong.
Ông Nguyễn Các - Trưởng thôn Tràng Sòi (trái) nói chuyện với ông Đặng Sỹ Dũng - Chủ tịch UBND xã Triệu Ái. Ảnh: Ngọc Vũ.
Hiện nay thôn có 6 hộ dân đăng kí hộ khẩu tại xã nhưng chỉ duy nhất hộ ông Nguyễn Các sống thường trực tại thôn (gọi là sống thực), 5 hộ còn lại sống theo kiểu "chân đồi, chân ruộng", một cảnh hai quê. Nghĩa là khi có công việc hành chính, sản xuất... thì 5 hộ ấy lên Tràng Sòi, còn bình thường thì ở quê cũ (xã đồng bằng Triệu Độ và Triệu Thuận, huyện Triệu Phong).
Lý do các hộ dân không sinh sống thường trực vì thôn không được quan tâm đầu tư điện, đường. Thôn Tràng Sòi cách địa phận TP.Đông Hà khoảng 6km, cách UBND xã Triệu Ái 10km nhưng đều phải đi đường rừng, khá hiểm trở.
Một ngôi nhà ở thôn Tràng Sòi khóa cửa im lìm. Ảnh: Nguyễn Vỹ
Tuy có số dân ít ỏi và trắng đảng viên nhưng Tràng Sòi vẫn đầy đủ bộ máy hành chính. Ông Nguyễn Các đảm nhiệm chức vụ trưởng thôn, kiêm trưởng ban mặt trận, mỗi tháng hưởng 1,5 triệu đồng. Chức vụ công an viên do ông Hoàng Minh Phong (nay đã tạm trú về thôn Hà Xá, xã Triệu Ái - gần quốc lộ 1A để tiện cho con cái học hành) đảm trách, mỗi tháng 1,1 triệu đồng. Bà Võ Thị Ba giữ chức tổ trưởng hội phụ nữ (không có phụ cấp), kiêm chi hội trưởng nông dân thôn, hưởng 450.000 đồng/tháng.
Ông Đặng Sỹ Dũng cho rằng, thực trạng thôn Tràng Sòi do lịch sử để lại. Về lâu dài các cấp chính quyền cần đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút dân đến sinh sống. Còn trước mắt, với quy mô thôn quá ít dân thì cần xem xét sáp nhập.
Thống kê của Sở Nội vụ Quảng Trị, năm 2013 xã Hải Vĩnh (Hải Lăng) có 6 thôn thì đến 3 thôn ít dân gồm thôn Thượng An chỉ 6 hộ/32 nhân khẩu, thôn Lương Chánh 7 hộ/22 nhân khẩu và thôn Thuận Đức 11 hộ/47 nhân khẩu. Xã Triệu Độ (Triệu Phong) có thôn Đồng Giám chỉ 7 hộ/30 nhân khẩu. Thôn Phổ Lại Phường (Cam An, Cam Lộ) chỉ 10 hộ/25 nhân khẩu. Và đặc biệt, ngay phường Đông Giang (TP.Đông Hà) có khu phố 10 chỉ 18 hộ dân.
Ông Hồ Ngọc An - Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Trị cho biết, thôn chỉ có 6 hộ dân mà đầy đủ các chức danh hành chính, đoàn thể là không hợp lý. Bởi lẽ, có thể công nhận cho địa phương đó tên thôn nhưng bộ máy thì phải phù hợp với quy mô của thôn.
Theo Danviet
Nước lũ bủa vây, thuyền vẫn chạy đầy... đường Đến hôm nay (8/11), do mưa lớn kéo dài nên nước lũ rút chậm, người dân vùng trũng huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vẫn phải chung sống với tình trạng nước lũ bủa vây. Hàng trăm hộ dân còn bị ngập từ 0,2 - 0,7m, có nơi ngập sâu 1,5m; đường giao thông nhiều đoạn bị chia cắt. Sau mấy ngày xảy...