Về thăm thôn Chênh Vênh bình yên giữa núi rừng Quảng Trị
Được bao bọc bởi sông suối và núi rừng, thôn Chênh Vênh thuộc xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, gần đây được nhiều du khách tìm đến để hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ và tìm hiểu nét văn hóa của đồng bào Vân Kiều.
Thôn Chênh Vênh với góc nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu
Thôn Chênh Vênh có diện tích 1.500 hec-ta, với khoảng 130 hộ, 100% cư dân là người Vân Kiều. Thôn nằm sát đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, được bao bọc bởi sông suối, đồi núi hoang sơ, hùng vĩ và đặc biệt là bởi cánh rừng Chênh Vênh.
Với vẻ đẹp nguyên sơ và nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Vân Kiều, nơi đây có tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái, du lịch gắn với phát triển rừng.
Anh Nguyễn Đức Hiếu (DucHieumedia) – Travel blogger đến từ Quảng Trị, chia sẻ du khách đến thôn Chênh Vênh sẽ cảm nhận được sự yên bình trong nếp sống của đồng bào Vân Kiều cùng sự trong lành của thiên nhiên nơi đây. Tiếng chim hót, tiếng suối chảy giúp khách du lịch như được đắm mình vào núi rừng nguyên sơ, rời xa nhịp sống hối hả.
Gần đây, thôn Chênh Vênh được nhiều du khách tìm đến để hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, cũng như tìm hiểu nét văn hóa của đồng bào Vân Kiều. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu
Được biết, rừng Chênh Vênh là cánh rừng đầu tiên tại Việt Nam do cộng đồng bà con Vân Kiều quản lý được cấp chứng chỉ chứng nhận quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC (một chứng chỉ có 10 bộ nguyên tắc với gần 200 nguyên tắc và tiêu chí của Hội đồng Quản trị rừng thế giới Forest Stewardship Council – FSC – một tổ chức phi chính phủ quy mô toàn cầu có trụ sở tại Đức biên soạn).
Video đang HOT
Vẻ đẹp còn khá hoang sơ, yên bình là một trong những điều khiến Chênh Vênh thu hút du khách. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu
Cơ sở để thôn Chênh Vênh nhen nhóm ý tưởng làm du lịch từ rừng bắt nguồn như thế. Nhưng dấu ấn “nâng tầm” du lịch sinh thái ở đây là việc Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCVN), phối hợp UBND xã Hướng Phùng tổ chức khai trương tour du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở thôn Chênh Vênh. Đây là tour du lịch gắn với phát triển rừng, kết hợp tìm hiểu đời sống người dân tộc thiểu số Bru – Vân Kiều.
Thôn được bao bọc bởi sông suối và cánh rừng xanh mướt. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu
Theo thông tin từ báo Quảng Trị, ngoài tài nguyên thiên nhiên thì các sản phẩm nông nghiệp cũng được coi là tiềm năng phục vụ phát triển du lịch tại Chênh Vênh. Với đặc trưng khí hậu và thời tiết ôn hòa, địa phương phát triển nhiều loại sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, trong đó tiêu biểu là sản phẩm cà phê arabica.
Ngoài ra, một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng khác như nếp than, măng rừng, gừng, nghệ, ớt, ngô, cà và một số loại cây ăn quả như xoài, nhãn, thanh long… cũng có chất lượng cao. Cùng với các tiềm năng được thiên nhiên ưu đãi, thì thôn Chênh Vênh còn có một tiềm năng rất đặc biệt, đó chính là bản sắc văn hóa phong phú và đa dạng của đồng bào dân tộc Vân Kiều.
100% cư dân ở thôn Chênh Vênh là người Vân Kiều. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu
Với cư dân ở thôn là người Vân Kiều nên nét văn hóa truyền thống còn rất “đậm đặc” để hút du khách tìm hiểu. Tùy vào từng thời điểm trong năm, du khách có thể được chứng kiến các lễ hội đặc sắc của người Vân Kiều như lễ hội mừng lúa mới, lễ cúng Trời, lễ hội cồng chiêng…
Thác Chênh Vênh được nhiều du khách tìm đến khám phá. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu
Chênh Vênh còn có một thác nước còn hoang sơ nằm lọt thỏm giữa rừng đại ngàn. Thác có độ cao hơn 20 mét, trông như một “dải lụa” vắt qua cánh rừng già, phía bên dưới có nhiều hồ nước vừa và nhỏ, nước trong xanh quanh năm. Thác Chênh Vênh được nhiều du khách khắp nơi lựa chọn làm điểm đến, nhất là vào mỗi dịp Hè.
Thôn Khun - Điểm đến bình yên và huyền bí
Những ngày hè nóng nực chúng tôi đến thôn Khun, xã Bằng Lang (Quang Bình) một không gian bình yên, thân thiện và nhiều bí ẩn giữa núi rừng và sông suối mát lành.
Như một nàng tiên mơ màng ngủ giữa núi rừng thôn Khun thanh bình, đẹp đẽ giữa những xô bồ của cuộc sống.
Bình yên thôn Khun, xã Bằng Lang (Quang Bình).
Nằm cách trung tâm huyện Quang Bình 8 km, thôn Khun có diện tích đất tự nhiên 1.513 ha. Với 178 hộ dân của 4 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc Tày, Dao, Nùng, La Chí. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa độc đáo, đặc trưng riêng tạo nên một kho tàng văn hóa giàu bản sắc, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc luôn được gìn giữ và phát huy như: Nhà sàn truyền thống, dệt thổ cẩm, đan lát, hát yếu, hát quan làng dân của dân tộc Tày, nghề đan quẩy tấu, nghề rèn, múa ngựa giấy, hát giao duyên, lễ cúng thần rừng của dân tộc Nùng, nghi lễ cấp sắc của dân tộc Dao, nghi lễ cúng mừng cơm mới của dân tộc La Chí. Không gian thoáng đãng và bình yên của thôn Khun tạo nên sức hút đặc biệt với sự thân thiện mến khách của người dân bản địa càng lưu luyến chân du khách.
Đến thôn Khun chúng tôi được trải nghiệm không gian văn hóa đời sống hằng ngày của người dân. Bởi sự giao thoa của các dân tộc khiến thôn Khun như một không gian cộng đồng các dân tộc nhưng mỗi dân tộc đều gìn giữ riêng những giá trị văn hóa truyền thống của mình càng khiến nơi dây thực sự đáng để trải nghiệm. Bên cạnh đó, một trong những điểm nhấn của thôn Khun là ẩm thực đa dạng với các mon ăn đậm chất riêng của dân tộc Tày, Nùng, Dao, La Chí. Thôn Khun được thiên nhiên ưu đãi với cảnh sắc hài hòa, không gian mênh mang bình yên và hệ thống núi non, suối, hang động càng khiến mảnh đất này như một chốn tiên cảnh giữa trần gian.
Hang Bó Mỳ với kết cấu nhũ đá đa dạng hình khối.
Điểm nhấn mà thiên nhiên ban tặng cho thôn Khun chính là hang Bó Mỳ, một hang động cũng là mạch nguồn nước tưới tiêu của người dân nơi đây. Hang Bó Mỳ có độ dài hơn 2 km với không gian hang rộng rãi, hệ thống nhũ đá muôn hình vạn trạng như đưa ta vào một thế giới, một không gian đầy kỳ ảo trong các câu truyện cổ tích. Cùng với sự kiến tạo của thiên nhiên qua hàng ngàn năm, nhũ đá, thạch đá trong hang Bó Mỳ có rất nhiều hình khối mà ta chưa bao giờ bắt gặp trước đó trong các hang động đã được khám phá như: Lùng Khúy hay Khố Mỷ (Quản Bạ), Bó Mỳ luôn cuốn hút đôi mắt du khách như càng ngắm càng say không muốn rời khỏi hang.
Càng vào sâu, những khối đá, dải thạch nhũ hình thù kỳ lạ xuất hiện càng nhiều, khiến du khách không khỏi trầm trồ và tưởng tượng ra khi thì hình cây cầu, khi thì như những rèm buông chiếu rủ của một tòa lâu đài, có khối nhũ lại giống một dải lụa nằm hờ hững trên vách đá. Cũng có những khối đá hình dáng kì dị như những bộ phận trên cơ thể người, hình tượng phật, ông bụt, có những vân đá uốn lượn như hình dáng của những thửa ruộng bậc thang của người tí hon trong các câu truyện cổ tích. Phần ấn tượng hơn cả có lẽ là đoạn hai vách đá hẹp và cao vút với hình khối uốn lượn tựa như một thông đạo dẫn vào miền tiên cảnh... tạo cho du khách cảm giác vô cùng thích thú và tò mò.
Không gian rộng nhiều nhũ đá kỳ ảo bên trong hang Bó Mỳ.
Xuyên suốt hang là dòng suối ngầm, có những đoạn nước sâu hơn 2 m, người dân dựng bè để du khách tiện di chuyển tham quan, chụp ảnh. Nơi đây chính là mạch nguồn sinh sống của loài cá đặc sản nổi tiếng của thôn Khun. Cá Mỳ loại cá đặc sản quý và có giá trị của Hà Giang, loại cá này cũng được bà con lấy để đặt tên cho hang động này.
Khám phá hang Bó Mỳ là một hành trình nhiều bất ngờ, hấp dẫn, mạch nước tinh khiết chạy theo hang Bó Mỳ điểm dừng cuối cùng tạo thành một dòng thác chảy trong veo, với một hồ nước nhỏ trong lành, xanh biếc, quý khách có thể trải nghiệm bơi tại đây, chụp ảnh và nghỉ ngơi lấy sức trước khi quay về thôn thưởng thức các món ăn truyền thống như món rêu đá, gỏi cá Bỗng, nộm rau rớn, gói xôi ngũ sắc...
Ngoài Hang Bó Mỳ và văn hóa đặc sắc của mình, thôn còn có hang Sum Khuất, thác nước, khe suối và các điểm phụ cận khác dành cho những du khách có nhiều thời gian cũng mong muốn được trải nghiệm dài ngày hơn tại nơi đây.
Anh Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công ty Du lịch Hà Giang Trẻ cho biết: Qua trải nghiệm không gian thiên nhiên ở thôn Khun tôi vô cùng ấn tượng với sự thân thiện và hiếu khách của bà con nơi đây. Bà con cũng bắt nhịp với xu thế đưa thế mạnh của mình ra quảng bá và chào đón du khách. Hiện, trong thôn có 7 hộ có thể đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ và trải nghiệm của du khách. Lợi thế về cảnh sắc thiên nhiên và con người thôn Khun chính là một điểm du lịch sinh thái gắn với môi trường và nông nghiệp đầy sức hút của huyện Quang Bình.
Đồng bào Bru - Vân Kiều làm du lịch cộng đồng Tận dụng lợi thế cảnh quan thiên nhiên sẵn có, đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều ở xã miền núi Hướng Việt, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã khai thác làm du lịch cộng đồng tại thác Tà Puồng. Mô hình mới hoạt động không lâu nhưng đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận, qua đó mở ra hướng phát...