Về thăm nhà Bác ở làng Dương Nỗ
Làng Dương Nỗ bên dòng sông Phổ Lợi – nơi lưu dấu bước chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng cha và anh trai đã sống và học tập từ năm 1898 -1900.
Làng cổ Dương Nỗ thuộc xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế ngày qua ngày nép mình bên dòng sông Phổ Lợi. Tuy nằm ngoài vùng di sản Cố đô Huế, nhưng làng cổ Dương Nỗ thu hút ngày càng nhiều khách đến tham quan. Từ trung tâm thành phố, chúng tôi chạy xe máy dọc theo đường lộ khoảng 7 km về hướng biển Thuận An là đã đến được làng. Lối vào làng cổ ngày đầu tháng năm sao bình yên quá. Những con đường xanh, cổ kính uốn mình theo hàng cau mát rượi. Nhà cách nhà bởi những rặng chè tàu xanh mơn mởn. Có lẽ hơi nước mát lành từ dòng sông Phổ Lợi đã làm những cây cổ thụ, vườn cây ăn quả thêm xanh muớt. Dạo quanh làng dưới ánh nắng chói chang, không mũ, không ô vậy mà cũng không một cảm giác nóng bức. Thỉnh thoảng lại gặp vài em bé chơi đùa dưới gốc đa, các o, các mệ đang giặt đồ bên bến nước sông quê. Một cảm giác thật ngây ngất khi được tận hưởng không khí trong lành, mùi cỏ cây, mùi đất ẩm hơi sương và hương thơm nồng nàn của hoa cau, hoa sứ quyến luyến từng bước chân.
Đặc biệt, điều mà bất kỳ một du khách nào đều không thể bỏ qua đó chính là khu di tích Lịch sử Văn hóa Nhà lưu niệm Dương Nỗ. Ngược dòng lịch sử, Nhà lưu niệm Dương Nỗ chính là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sinh sống trong khoảng thời gian năm 1898- 1900. Vào năm 1898, cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Bác Hồ) được cụ Nguyễn Sĩ Độ mời về nhà dạy học tại làng Dương Nỗ. Cụ Sắc đem theo hai người con là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung để có điều kiện dạy học cho hai con.
Cách bài trí trong nhà tiện lợi và đẹp mắt mang dáng dấp ngôi nhà của ông đồ nho xứ Nghệ. Có bức phản ngựa gỗ kê ở hai gian bên để học trò ngồi học, gian giữa có kê bức phản lớn. Trước án thờ là nơi ngồi giảng bài của cụ Nguyễn Sinh Sắc. Ở góc trong hai gian kế gian giữa có kê chiếc chõng tre, bên trái kê chiếc sập đựng đồ đạc cho ba cha con. Hai chái hai đầu nhà là buồng cất áo quần và một buồng là để cất cơm gạo. Hai bên lối vào nhà có hai hàng dâm bụt được cắt xén cẩn thận, trước mặt là dòng sông Phổ Lợi, xung quanh nhà hoa thơm ngát bốn mùa, chiều hè gió từ biển Thuận An thổi lên vừa mát vừa nồng nàn hương biển. Giữa khung cảnh làng quê với bến nước, cây đa, đình làng, ngôi nhà như gợi cho ta nhớ về làng Kim Liên, xứ Nghệ.
Nhà Bác đơn sơ một góc vườn.
Chỉ vài tiếng đồng hồ quanh làng Dương Nổ, du khách còn thu về vô vàn tấm hình ấn tượng bên đình làng, bến nước, miếu Am Bà… những nơi ngày xưa Người thường lui tới, vui chơi, học tập với bạn bè.
Trong hành trình về với làng cổ Dương Nỗ, thời gian lưu lại tuy không nhiều, chỉ cần với một ngày thôi đã đủ để du khách hiểu hơn về một làng quê đã từng in dấu chân Bác- nơi đã nuôi dưỡng nên một tâm hồn lớn, một nhân cách vĩ đại của dân tộc ta.
Vietravel đưa đoàn khách du lịch MICE hơn 1.100 người đến Huế
Hơn 1.100 khách du lịch MICE được Vietravel đưa đến Huế tham quan kết hợp hội nghị. Đây là đoàn khách MICE đến Huế lớn nhất trong nhiều năm qua.
Ngày 18-4, Công ty CP Du lịch và tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) đã đưa đoàn khách du lịch MICE với số lượng hơn 1.100 người đến tham quan cố đô Huế. Đây là đoàn khách du lịch kết hợp hội nghị lớn nhất đến Huế trong những năm gần đây.
Đón đoàn khách tại Ngọ Môn - Đại nội Huế
Sở Du lịch phối hợp với Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bố trí lực lượng hỗ trợ đối với các nhóm xe vận chuyển có số lượng khách lớn từ sân bay về các điểm tham quan cũng như nơi lưu trú đồng thời cùng Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế bố trí chương trình nghệ thuật đón tiếp đoàn khách, tặng hoa và chụp hình lưu niệm tại sân trước Ngọ Môn - Đại nội Huế.
Di tích Huế có ứng dụng 'bản đồ số' thông minh Ngày 2/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế (HUECIT) cho biết, hai đơn vị đã hợp xây dựng App có tên Di tích Huế để phục vụ du khách tham quan. Ứng dụng trên điện thoại "Di tích Huế". Thông qua ứng dụng trực tuyến, du khách tham quan...