Về thăm ngôi làng ở Hà Nội ăn cả tấn thịt chó vào mùng 4 Tết hàng năm: Không ép bất cứ ai nếu họ không muốn ăn
Sáng mùng 4 Tết hàng năm, các thương lái buôn thịt chó tấp nập giao thịt tới Yên Trường từ sớm. Cả làng hơn 1.200 hộ dân, nếu tính sơ sơ tiêu thụ gần 3,5 – 4 tấn thịt chó. Có năm thịt chó bị “cháy hàng” không đủ cung cấp, nhiều nhà phải đi các xã lân cận để mua.
Mỗi dịp Tết tiêu thụ gần 3,5 – 4 tấn thịt chó
Làng Yên Trường, xã Yên Trường, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội nổi tiếng với tục ăn thịt chó vào ngày mùng 4 Tết hàng năm. Đây là tục lệ lâu đời, đã duy trì qua nhiều thế hệ người dân trong thôn.
Gặp bất cứ người dân nào trong làng, nhất là các cụ ông cụ bà 80-90 tuổi, họ đều kể từ khi sinh ra làng đã có tục lệ ăn thịt chó và duy trì đến ngày nay.
Năm nào cũng vậy, sáng mùng 4 Tết Nguyên đán, dân làng Yên Trường cùng nhau đi “thăm đồng”, hay còn gọi là tảo mộ, rồi sẵn tiện mua thịt chó về làm cỗ. Theo lời cụ Thu (82 tuổi), mùng 4 ai đi qua Yên Trường đều nghe mùi rựa mận, riềng sả bay khắp xóm.
Yên Trường – làng quê có tục lệ ăn thịt chó đầu năm mới.
Làng quê thanh bình, êm ả những ngày cận Tết Nguyên đán.
“Nhà nào đông thì mua nhiều, nhà ít cũng 5 con. Cả gia đình cùng ăn, từ người lớn tuổi nhất tới trẻ con. Các cụ ngày xưa đi thăm đồng chăn được nhiều chó, nên có phong tục từ đó tới bây giờ, hàng trăm năm rồi” - cụ Thu nói.
Dù người Việt Nam kiêng kị ăn thịt chó đầu năm vì sợ đen đủi, nhưng ở Yên Trường, người dân không quan niệm như thế. Ngược lại, họ thấy đó là điềm vui, sự may mắn cho cả năm. Nhà nào cũng phải có thịt chó, ít thì vài chục cân, nhiều có khi lên đến vài tạ.
“Không chỉ ăn mỗi thịt chó, bữa ăn còn có cả thịt lợn, thịt gà. Chúng tôi quan niệm thịt chó đơn thuần là món ăn ngon, nhiều đạm và lạ miệng ngày đầu năm. Quan trọng hơn, nó là lệ làng, là truyền thống từ xưa đến nay vẫn được duy trì” – cụ Thu tiếp lời.
Cụ Thu điềm tĩnh kể về thói quen ăn thịt chó đầu năm của dân làng.
Video đang HOT
Từ người già, đến thanh niên, cả trẻ nhỏ trong làng đều ăn thịt chó đầu năm.
Cô Hoa (35 tuổi), là dâu làng Yên Trường hơn chục năm nay. Từ ngày về làm dâu, cô đã được chỉ dạy về lệ làng ăn thịt chó mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Vào đúng ngày, đàn ông ra đồng, thắp hương người đã khuất, phụ nữ ở nhà lo bếp núc, chế biến các món từ thịt chó.
“Sáng mùng 4, các thương lái buôn thịt chó tấp nập giao thịt từ sớm. Cả làng hơn 1.200 hộ dân, nếu tính sơ sơ mỗi dịp Tết tiêu thụ gần 3,5 – 4 tấn thịt chó. C ó năm thịt chó bị “cháy hàng” không đủ cung cấp, nhiều nhà phải đi các xã lân cận để mua” - cô Hoa nói.
Dân làng không ép ai ăn thịt chó
Tuy là phận làm dâu, buộc phải tuân theo lệ làng, theo nhà chồng nhưng cô Hoa giữ quan điểm yêu chó và không ăn thịt chó bao giờ.
Dân làng cũng không ép bất cứ ai, nếu họ không muốn ăn. Cô từng nuôi một chú chó, trước khi nó bị bắt cách đây mấy năm không rõ lý do. Chú cún hiện tại, cô chăm sóc và bảo vệ hết sức cẩn thận.
“Cô rất quý chó mèo. Lâu lắm rồi cô mới lại nuôi chó, dù thế nào đi chăng nữa không bán cho ai thịt”.
Chú chó cô Hoa hiện tại đang chăm sóc.
Cô rất quý chó mèo. Dù thế nào cô cũng không bán chó cho ai thịt.
Nếu như ngày xưa chó tại Yên Trường còn đủ để làm thịt, thì thời nay, hầu hết bà con đều nhập ở ngoài. Thậm chí, để tránh tình trạng “khan hiếm”, nhiều gia đình phải đặt hàng từ tận trong năm.
Thông thường, thịt chó ngày đầu năm được rao bán với giá cao gấp đôi, gấp ba giá thịt lợn, khoảng 170.000 – 180.000 đồng/kg, nhưng không vì thế mà người trong làng không ăn thịt chó. Thậm chí, với người dân ở đây thì đầu năm, giá thịt chó đắt đến mấy cũng ăn.
“Nếu đã là tục lệ thì chúng tôi không thể bỏ. Một số người khi tới thăm làng và được nghe kể về thói quen ăn thịt chó, có nói đấy là hành động dã m.an với thú cưng. Tuy nhiên, từ đời cha ông để lại, các hộ dân trong làng đều phải có trách nhiệm gìn giữ” – bác Đạt (50 tuổi) nêu quan điểm.
Theo helino
Dân mạng kêu trời vì Hà Nội mùa xuân nóng như mùa hè: mua áo len, áo nỉ đã đời thì cất trong tủ
Trời se lạnh và lất phất mưa xuân đó có lẽ chỉ là thời tiết Tết của rất nhiều năm về trước. Tết năm nay dân tình thi nhau kêu ca sao mà nóng bức và nắng to quá, bao nhiêu áo len, áo nỉ đều chẳng thể mặc.
Khó hiểu nhất không phải tính khí con gái nữa mà chắc chắn là thời tiết dịp Tết nguyên đán năm nay. Mới đâu đây vài tuần trời còn mưa lạnh, người dân miền Bắc náo nức rủ nhau đi tìm mua áo len, áo nỉ cùng trăm ngàn kiểu áo váy, giày dép ấm áp du xuân, ấy vậy mà 3 ngày Tết vừa qua trời cứ nắng như đổ lửa.
Trên mạng xã hội, không ít người than thở với nhau rằng phải chăng mùa hè đã đến sớm? Tiết trời se lạnh, lất phất mưa xuân ngày Tết có lẽ chỉ là trong trí nhớ của nhiều người về nhiều năm trước đây bởi năm nay, chị em miền Bắc ra đường du xuân còn phải mặc áo dây cơ đấy.Nhiều bạn trẻ than thở có lẽ năm nay mùa hè đến sớm bởi mới mùng 3 Tết mà trời nắng to như giữa trưa hè.
Nhiều bạn trẻ than thở có lẽ năm nay mùa hè đến sớm bởi mới mùng 3 Tết mà trời nắng to như giữa trưa hè.
Đi du xuân mà váy áo dày là "hạ sách" nhé, trời nắng khoác áo len chỉ có ướt đẫm mồ hôi.
Cô nàng này khóc ròng khi bao áo len, áo khoác dạ phải bỏ xó, áo trễ vai mùa hè lại được lôi ra tận dụng.
Thời tiết thế này cứ váy ngắn, áo thun mà mặc!
Nhìn hình ảnh này ai nghĩ đây là Hà Nội ngày mùng 3 tết?
Không chỉ các chị em, cánh mày râu cũng than trời vì trời "bỗng dưng lại nóng".
Nếu chị em có áo dây mát mẻ, các anh cũng mặc áo phông ngắn tay xuống đường cho hợp thời tiết.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, khu vực Bắc Bộ sáng sớm và đêm trời lạnh, tuy nhiên trưa lại có nắng to.
Từ ngày 8 đến ngày 11/2 (tức từ mùng 4 đến mùng 7 âm lịch), Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng; riêng phía Đông Bắc Bộ ngày 11/02 có mưa, mưa nhỏ rải rác. Đêm và sáng trời lạnh.
Tại Hà Nội: Nhiệt độ thấp nhất từ: 20 - 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 25 - 27 độ C.
Tại Hà Nội, ra đường vào thời điểm này trời nắng nóng, ngột ngạt như mùa hè - Ảnh: Phương Thảo
Thời tiết bức bối khiến người dân không khỏi khó chịu - Ảnh: Phương Thảo
Du khách nước ngoài và trang phục mát mẻ đối phó với thời tiết nắng nóng tại Hà Nội dịp Tết năm nay - Ảnh: Phương Thảo
Những bạn nhỏ đến xin chữ tại Văn Miếu cũng phải chờ đợi khá lâu dưới cái nắng gắt - Ảnh: Phương Thảo
Theo Helino
Nhà nhà dựng cây nêu khi giáp Tết xuân về, đằng sau phong tục cũ ấy hóa ra là ý nghĩa tốt đẹp này Không chỉ người Kinh, các dân tộc như Mường, Hơ Mông, Gia Rai.. cũng có tục treo cây nêu tuy nhiên có sự khác biệt trong cách trang trí và thời gian dựng trong năm. Những năm gần đây, dù vẫn là một dịp lễ quan trọng nhất trong năm, nhưng người ra dường như có xu hướng tối giản đi những tập...