Về Tây Bắc thưởng thức đặc sản măng Vầu
Măng là phần cây non được mọc lên của những loại cây thuộc họ tre nứa. Măng Vầu chính là cây non được mọc từ cây Vầu, loại cây này thường xuất hiện tại rừng núi các các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.
Mùa măng Vầu thường bắt đầu từ khoảng đầu tháng Chạp cho đến tháng Ba hoặc tháng Tư âm lịch hàng năm.
Không giống với các loại măng khác, măng Vầu đặc biệt ở chỗ nó chỉ ngọt khi cây măng vẫn còn được bao bọc tại trong lòng đất. Một khi cây măng nhú ra khỏi mặt đất thì vị măng sẽ trở nên the đắng. Độ đắng của cây măng tùy thuộc vào độ cao mà nó đã vươn ra khỏi mặt đất. Cũng chính bởi đặc điểm này mà nó thường được gọi với hai cái tên khác nữa là “măng ngọt” và “măng đắng”.
Các bà, các mẹ ở quê tôi thường đùa rằng: “Vị của măng Vầu thay đổi giống như sự thay đổi của đời người vậy. Khi cây măng còn trong lòng đất, cũng giống con người khi còn được bao bọc dưới mái ấm của cha mẹ, chưa hiểu sự đời nên dễ “ăn” hơn. Nhưng khi vươn ra khỏi mặt đất, vươn ra khỏi vòng tay của cha mẹ, nếm trải sự đời rồi nên nó đắng hơn, vì vậy nó “khó ăn” hơn.”
Mùa măng Vầu bắt đầu từ tháng Chạp cho đến tháng Ba hoặc tháng Tư âm lịch hàng năm.
Video đang HOT
Măng Vầu vào đầu mùa có vị ngọt ngọt giòn giòn nên rất được ưa thích. Tuy nhiên, bởi vì thời điểm này măng vẫn chưa nhú khỏi mặt đất nên việc tìm và lấy măng không hề dễ dàng. Đầu tiên, người ta phải tìm kiếm các vệt nứt trên mặt đất quanh khu vực cây Vầu phát triển, sau đó đào sâu vào lòng đất mới có thể lấy măng ra.
Theo những người có kinh nghiệm thì không phải bên dưới vệt nứt nào cũng có măng. Phải tìm những chỗ đất vừa nứt lại vừa bị đùn lên một chút, khả năng tìm được măng sẽ cao hơn. Nếu không có kinh nghiệm, rất dễ bị mất công đào đất lại không lấy được măng. Đến khi măng đã vào mùa rộ và mọc khỏi mặt đất rồi thì việc tìm kiếm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Các món ăn được chế biến từ măng Vầu khá đa dạng và phong phú. Chỉ riêng món xào thôi cũng có thể liệt kê ra hơn chục cách làm. Từ măng xào thịt lợn, thịt gà, thịt bò, tôm… Hoặc đơn giản chỉ cần vài nhánh mùi tàu cũng có thể có món măng xào thơm nức. Ngoài món xào, măng Vầu cũng có thể luộc, nướng. Măng khi đầu mùa còn ngọt được đem luộc cả vỏ. Với cách làm này thì thời gian luộc sẽ lâu hơn, tuy nhiên đổi lại măng sẽ giữ được độ ngọt và giòn, khi ăn chỉ cần bóc vỏ rồi chấm với muối chanh ớt.
Măng Vầu có thể chế biến theo nhiều cách.
Còn đối với măng đã lên cao có vị đắng, chúng thường được bóc vỏ đi trước khi luộc. Để giảm bớt vị đắng có thể luộc lại thêm một nước nữa. Măng đắng luộc thường được chấm cùng mẻ chưng, vị chua của mẻ sẽ chung hòa vị đắng của măng. Đây được coi là món quà vô cùng mỹ vị dành riêng cho những người có thể ăn được đồ đắng.
Hơn thế nữa, những tín đồ của các món ăn đắng sẽ không thể bỏ qua món măng nem được quấn từ lá măng. Cảm nhận vị the the đắng lưu trên đầu lưỡi, hòa quyện với vị ngọt của thịt cùng gia vị, đã thưởng thức một lần thì sẽ khó mà quên được mùi vị của món măng nem.
Nếu bạn đến với Tây Bắc đúng dịp mùa măng Vầu, đừng bỏ lỡ cơ hội một lần nếm thử món ăn độc đáo này nhé!
Ruốc tôm
Mỗi vùng quê lại có một đặc sản riêng để lại những dư vị đậm đà cho những người đã từng được thưởng thức. Ruốc tôm là món ăn cũng khá phổ biến tại nhiều vùng miền với những cách chế biến mỗi vùng mỗi khác.
Thế nhưng món ruốc tôm của đồng bào Tây Bắc thì lại mang một vị đậm đà, thơm ngon rất riêng.
Ruốc tôm (ảnh minh họa)
Món ăn này tưởng chừng rất đơn giản và dễ làm nhưng không phải ai làm theo công thức đó cũng ngon, phải có bí quyết riêng. Nguyên liệu để chế biến gồm có tôm nõm, thịt lợn thăn, dầu thực vật và các loại gia vị của vùng Mường Lò cùng với kinh nghiệm của các bà, các chị tạo nên hương vị đặc trưng của sản phẩm ruốc Tôm.
Đầu tiên là khâu chọn nguyên liệu, tôm phải chọn to đều, sau đó đem rửa sạch bóc vỏ, chỉ lấy phần thịt tôm, sau đó cho vào cối giã nhỏ. Thịt lợn nạc băm nhỏ, đổ vào chảo rang chín kỹ rồi cho tôm giã nhỏ vào đảo đều cùng với một chút nước mắm cho ruốc tôm đậm đà. Khi rang để lửa thật nhỏ, liu riu để tôm và thịt chín đều đến khi vừa khô là được.
Người ta thường ăn món này ăn kèm với xôi ngũ sắc hay cơm lam. Miếng cơm dẻo thơm quện với vị ngọt đậm đà của ruốc tôm thật khó có thể chê vào đâu được. Chả thế mà mỗi khi lên vùng cao, bạn tôi mua vài lọ ruốc tôm về làm quà để mọi người cùng thưởng thức. Dẫu không ăn cùng món cơm lam hay xôi ngũ sắc, nhưng món ruốc tôm này ăn với cơm nóng cũng rất thơm ngon và thật khó quên.
Thưởng thức đặc sản miền núi tại Sài Gòn Nguyên liệu độc đáo, gia vị lạ kèm theo công thức bí truyền làm nên danh tiếng cho các món ăn đặc sản vùng núi Tây bắc, Tây nguyên... Không cần đi đâu xa, chỉ cần vòng vòng Sài Gòn, bạn có thể tìm được những món ăn đặc sản đúng vị, đúng mùi như đang thưởng thức tại miền sơn cước. Món...