Vé tàu điện tử: Đến ga nhận vé trước 4 tiếng là sự đánh đố!
Việc đặt chỗ trực tuyến và thanh toán vé tàu Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 quy định hành khách đến ga trước 4 tiếng để nhận vé. Việc này tưởng đơn giản nhưng suy cho cùng lại “đánh đố” hành khách bởi chính sự bất cập trong cách vận hành, quản lý của ĐSVN.
Sáng nay (17/11), Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) đã họp báo công bố việc triển khai hệ thống bán vé điện tử và kế hoạch vận tải Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Theo đó, hệ thống bán vé tàu điện tử của ĐSVN sẽ chính thức được vận hành từ ngày 21/11 tới đây và từ 8h sáng ngày 1/12 chính thức bán vé điện tử tàu Thống Nhất, song song với kênh bán truyền thống tại ga và điện thoại.
Hệ thống bán vé tàu điện tử sẽ chính thức được vận hành từ ngày 21/11 tới đây
Ông Đoàn Duy Khánh – Phó Tổng Giám đốc ĐSVN – cho biết, với hệ thống này, hành khách có thể mua vé tàu tại bất cứ đâu và vào bất cứ thời gian nào trong ngày thông qua kết nối internet, tra cứu thông tin dễ dàng và tùy chọn hành trình, toa tàu cho đến chỗ ngồi phù hợp theo yêu cầu và được hỗ trợ giải đáp 24/24 giờ. Có nhiều hình thức thanh toán vé tàu điện tử, như: trực tuyến, tại ga, ATM, ngân hàng hay tại các điểm bưu cục.
Đại diện đơn vị cung cấp dịch vụ, ông Phạm Huy Tuấn – Tổng Giám đốc Công ty Hệ thống thông tin FPT khẳng định, việc mua vé điện tử đảm bảo cho 2 triệu người truy cập cùng lúc mà không bị tắc nghẽn mạng. Công tác đảm bảo an ninh mạng cũng đã được chuẩn bị và có dự phòng để có thể ứng phó trong trường hợp bị tấn công.
Quản lý kém, đổ khó cho dân?
Một điều đặc biệt đáng chú ý trong quy trình bán vé điện tử của ĐSVN là sau khi đặt vé thành công trên hệ thống, hành khách thực hiện thanh toán thông qua nhiều hình thức (trực tuyến, tiền mặt), hành khách phải đến ga nhận vé chậm nhất là 4 tiếng trước khi tàu chạy. Trên thực tế, việc mua vé tại ga hiện tại đang quy định hành khách có mặt tại ga trước 30 phút trước giờ tàu chạy. Nhưng với vé điện tử, khi hành khách đã trả tiền vé mà vẫn phải đến ga trước 4 tiếng để xuất vé rồi chờ đến giờ tàu chạy thì rõ ràng là sự bất tiện rất lớn đối với hành khách.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hữu Tuyên – Trưởng ban Kinh doanh vận tải của ĐSVN – lý giải: “Đặt vé trực tuyến nhưng trong giai đoạn này chỉ ĐSVN có quyền in vé và xuất vé cho hành khách nên sau khi mua qua mạng thành công thì hành khách phải đến ga để nhận vé. Trong dịp Tết, việc mua vé tàu rất khó khăn đối với nhiều hành khách, trường hợp hành khách đặt vé rồi mà không đi thì sẽ gây lãng phí, vì thế ĐSVN khuyến cáo với hành khách như vậy để nếu hành khách không đi thì vé đó sẽ bị hủy để bán cho hành khách khác. Khuyến cáo xuất vé trước 4 giờ tàu chạy cũng để đảm bảo không bị tắc nghẽn tại ga khi hạ tầng còn nhiều hạn chế”.
Về phía đơn vị cung cấp dịch vụ là FPT, ông Phạm Huy Tuấn – phân bua, đây mới là giai đoạn 1 nên chưa thể hoàn thiện hệ thống bán vé điện tử, do một số vấn đề về quản lý nên trong giai đoạn này hành khách mua vé điện tử nhưng vẫn phải ra ga lấy vé, từ năm 2016 vé tàu điện tử sẽ áp dụng giống như vé máy bay hiện nay, có để đặt chỗ và tự in vé rồi đến giờ thì cầm vé lên tàu.
Quy định bán vé điện tử khuyến cáo hành khách phải đến ga lấy vé chậm nhất là 4 tiếng trước khi tàu chạy
Trước những lý giải trên, rất nhiều ý kiến của các phóng viên đã chất vấn về sự bất cập này, bởi rõ ràng khi vé đã được thanh toán là chiếc vé đã thuộc sở hữu của hành khách, là tài sản của hành khách và đi hay không đi là quyền của họ, trường hợp hành khách không thì thì phải chấp nhận mất số tiền vé đã bỏ ra và hành khách không có trách nhiệm phải “tạo điều kiện” để ĐSVN bán vé cho hành khách khác.
Trong khi đó, với hành khách đi tàu không phải thực hiện các thủ tục check-in, cân hành lý, kiểm tra an ninh, vào khu cách ly trước giờ khởi hành như khi đi máy bay (các hãng hàng không thường khuyến cáo hành khách có mặt ở sân bay để làm thủ tục trước giờ máy bay cất cánh 2 tiếng, cao điểm Tết là 3 tiếng – PV). Vì thế, với quy định xuất vé tại ga trước 4 giờ tàu chạy thì hành khách sẽ phải mất ít nhất 2 lần chi phí để đến ga, điều này càng bất tiện hơn với những hành khách ở xa, hành khách sẽ phải vật vờ ở ga hoặc lang thang đâu đó để “giết” thời gian và chờ đến giờ tàu chạy?!
Nhiều ý kiến cho rằng, quy định xuất vé có thể điều chỉnh giảm xuống 1 tiếng hoặc hơn 1 tiếng để đảm bảo khách kịp tới ga nhận vé đã mua và lên tàu đi luôn, bởi về nguyên tắc chuyến tàu sắp khởi hành sẽ là chuyến tàu được ưu tiên. Mặt khác, để đảm bảo thuận tiện cho hành khách, ĐSVN có thể phát triển dịch vụ giao vé tận nhà, khách được miễn phí trong cự ly 7km và tính thêm khi khi cự ly này xa hơn, điều này giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn, giúp ngành đường sắt đổi mới hơn…
Chốt lại vấn đề này, Phó Tổng Giám đốc ĐSVN Đoàn Duy Khánh thừa nhận về bất cập và cho biết sẽ có sự tính toán, điều chỉnh lại cho phù hợp hơn. “Khi hành khách đã thanh toán tiền thì vé đó là của hành khách, vé sẽ không bị hủy kể cả khi hành khách không đi tàu. Chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm về vấn đề này để có cách giải quyết tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách đi tàu” – ông Khánh cho hay.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Mô hình chính quyền điện tử Đà Nẵng nhận giải thưởng WeGO 2014
Tại kỳ họp Đại hội đồng của WeGO, TP Đà Nẵng vinh dự nhận giải thưởng xuất sắc cho lĩnh vực thu hẹp khoảng cách số bởi đã triển khai thành công dự án "Phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam, tiểu dự án TP Đà Nẵng".
Ông Phùng Tấn Viết - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng (đứng giữa) nhận giải thưởng tại buổi lễ.
Kỳ họp Đại hội đồng của WeGO diễn ra từ ngày 3-6/11/2014, tại TP Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) với sự tham gia của 69 thành phố thành viên từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Ban tổ chức giải thưởng đã xem xét danh sách 68 dự án chính quyền địa tử khác nhau ở cấp địa phương và lựa chọn trao giải thưởng cho các dự án điển hình thành công.
TP Đà Nẵng vinh dự nhận giải thưởng xuất sắc cho lĩnh vực thu hẹp khoảng cách số bởi đã triển khai thành công dự án "Phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam, tiểu dự án TP Đà Nẵng". Đà Nẵng cũng là địa phương đầu tiên của Việt Nam được trao tặng giải thưởng này.
Dự án "Phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam, tiểu dự án TP Đà Nẵng" do Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ, được Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng trực tiếp triển khai từ năm 2007 đến 2014 dưới sự chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng.
Đây là dự án hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực ứng dụng chính quyền điện tử tại các cơ quan nhà nước củaTP Đà Nẵng. Dự án bao gồm các nội dung đào tạo kỹ năng, xây dựng chính sách, trang bị trang thiết bị tin học tại các cơ quan nhà nước, xây dựng mạng đô thị diện rộng (mạng MAN), xây dựng Trung tâm dữ liệu, xây dựng mạng Wifi công cộng, phát triển các phần mềm ứng dụng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến...
Giải thưởng xuất sắc trong lĩnh vực Thu hẹp khoảng cách số lần này đã kéo dài thêm sự ghi nhận có tính xuyên suốt, liên tục, sâu sát của quốc gia và quốc tế đối với những thành tựu ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông vào cải cách hành chính, quản trị xã hội. Trong đó điểm sáng vẫn là mô hình chính quyền điện tử cấp thành phố.
Giải thưởng do Tổ chức WeGO trao tặng chính là sự ghi nhận quốc tế mới nhất dành cho những nỗ lực liên tục của TP Đà Nẵng trong việc xây dựng và đẩy mạnh các ứng dụng chính quyền điện tử trong nhiều năm qua.
Trước đó, TP Đà Nẵng đã lần lượt được Văn phòng Ủy ban quốc gia về ứng dụng Công nghệ thông tin và Hội Tin học Việt Nam xếp hạng là địa phương dẫn đầu cả nước về Chỉ số sẵn sàng ứng dụng Công nghệ thông tin trong 6 năm liền (2009-2014). Năm 2013, Đà Nẵng đón nhận giải thưởng eAsia. Năm 2012: giải thưởng Smarter Cities và năm 2011, lần đầu tiên TP Đà Nẵng đón nhận một giải thưởng quốc tế danh giá: giải thưởng FutureGov.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Rút ngắn 4 tiếng, tiết kiệm nhiều chi phí 96% doanh nghiệp vận tải đã đánh giá cao sự hiệu quả khi lưu thông trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tiết kiệm đươc từ 3-4 tiếng đồng hồ so với tuyến đường cũ và tiết kiệm được 20-30% nhiên liệu... Kết quả này được khảo sát sau 1 tháng thông xe. Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai có...