Về Sóc Trăng khám phá Cù Lao Dung
Huyện Cù Lao Dung có vị trí địa lý thuận lợi, là dãy đất nằm giữa dòng sông Hậu, cuối nguồn Cửu Long đổ ra biển Đông, nằm trong vùng kinh tế biển của tỉnh Sóc Trăng. Từ Cù Lao Dung, có thể giao thương thuận tiện với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long qua hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ.
Sở hữu vẻ đẹp nên thơ, sông nước hữu tình với những nét đặc trưng riêng, Cù Lao Dung có điều kiện để phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Nơi đây có nhiều địa điểm gắn với truyền thuyết về những dấu tích trên đường bôn tẩu của vua Gia Long (Triều Nguyễn) như rạch Long Ẩn, rạch Trường Tiền; hay vùng đất linh thiêng có tên gọi Sân Tiên nằm ở cuối Cù Lao, hội tụ đầy đủ những điều kiện để đầu tư xây dựng khu văn hóa tín ngưỡng, phát triển du lịch tâm linh.
Những chuyến phà chạy từ Trà Vinh sang Sóc Trăng qua Cù lao Dung
Du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn tại Cù Lao Dung cũng rất hấp dẫn với nhiều hoạt động phong phú như: tham quan nhà vườn, hái trái cây; nghe hát đờn ca tài tử; khám phá rừng phòng hộ nguyên sinh hơn 1.400 ha; trải nghiệm ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp khi thủy triều rút tại bãi nghêu rộng hơn 800 ha; tìm hiểu vẻ đẹp hoang sơ của Đảo khỉ; đi thuyền trên sông, tham gia hành trình tìm lại 1 trong 9 cửa sông Cửu Long…
Những cây cầu bắc qua kinh rạch
Đứng trên phà nhìn trên sông Cù Lao Dung như một tấm thảm xanh um trải dài đến tận cửa biển xa khơi. Bước lên bờ là xã An Thạnh Nhất của huyện Cù Lao Dung, đi quá lên một chút là thị trấn Cù Lao Dung.
Dừa và mía là những cây trồng chủ yếu ở Cù lao Dung
Hiện nay Cù Lao Dung đã là huyện lỵ với 7 xã và một thị trấn. Mỗi xã, thị trấn mang một nét đăc trưng riêng để du khách tha hồ khám phá: nếu đến An Thạnh I, khách sẽ “lạc” vào những vườn cây trái xanh tươi, từng chùm nhãn, sapô, cam mật, xoài như mời gọi. An Thạnh II bạt ngàn đồng mía, An Thạnh Đông có nhiều khoai mì, khoai lang, củ sắn còn An Thạnh Nam nổi bật với vuông tôm, cá kèo…
Video đang HOT
Đất Cù lao Dung màu mỡ nên trồng cây gì cũng ra trái sai trĩu cành
Những khách mới đến Cù lao Dung lần đầu nếu không có người hướng dẫn, sẽ rất dễ bị đi lạc bởi những bờ bao-cũng chính là đường đi nối liền nhau giữa các khu vườn, mảnh rẫy như những bờ tường thành băng ngang, xẻ dọc như mê cung.
Những con đường ở Trung tâm huyện Cù lao Dung đã được đổ bê tông
Chỉ tính riêng phần đê bao vòng ngoài của Cù lao Dung đã lên đến trên 300km. Bờ bao cũng chính là sự bảo đảm sống còn đối với mỗi gia đình giữa một vùng sông nước mênh mông, thủy triều lên xuống, thiên tai đe dọa. Khi nước lớn, đi dạo trên những con rạch ngoằn ngoèo bằng vỏ lãi hay bằng xuồng thì bạn mới cảm nhận được hết cái thi vị của miệt Cù Lao với những mái nhà, những tán cây, rẫy mía ngút tầm mắt.
Những quả xoài to đại tướng ở Cù lao Dung
Cù Lao Dung tự hào là nơi có rừng bần lớn nhất vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. Ở đâu có sông rạch trên vùng đất Cù Lao Dung đều có màu xanh của những cây bần. Đó là nét đặc trưng của nơi đây, vì thế từ lâu có nhiều du khách cho rằng, Cù Lao Dung là quê hương của những cây bần. Mùa hoa bần, người Cù Lao Dung thường làm gỏi với thịt heo, gà, cua, mực, tôm khô…
Cù lao Dung là quê hương của những cây bần
Món đặc sản xứ Cù lao mà bây giờ có thể nói rằng rất hiếm, đó là cá Bống Sao kho chồn, một món ăn dân dã nhưng chỉ nếm qua một lần thì khó có thể quên. Cá bống sao chỉ lớn độ hơn ngón chân cái, nhưng gan cá thì lại to gần bằng cái bụng của chính nó. Cá bống sao kho chồn ngon nhờ lá gan của nó lớn gần bằng bụng. Vị nhân nhẩn đắng, bùi bùi của gan cá, cộng với mùi nồng hăng thơm ngát của rau cải vườn tạo nên dư vị khó quên.
Món cá bống sao đặc sản của Cù lao Dung
Ngoài cá bống sao, người Cù lao Dung còn có món cá thòi lòi nướng trui. Cùng họ với cá bống sao, thòi lòi nướng trui được thực hiện bằng cách cho cá vào đống rơm, đốt lửa. Món này ăn kèm với bún, rau sống, chuối chát, chấm nước mắm chua giằm bần dĩa chín cây.
Phát triển du lịch gắn với giá trị nguyên bản
Nằm giữa sông Hậu, cù lao Tân Lộc vẫn giữ được nét đẹp yên bình, mộc mạc, nguyên sơ của một làng quê sông nước Nam bộ.
Nơi đây còn lưu giữ những nhà cổ khá lâu đời, nét sinh hoạt văn hóa của cư dân sông nước miền Tây với tiếng đờn ca tài tử. Tài nguyên thiên nhiên này cho phép cù lao Tân Lộc phát triển du lịch, nhất là khi Đề án Phát triển du lịch phường Tân Lộc từng bước đưa ra những hoạch định phù hợp để địa phương phát huy tiềm năng, thế mạnh.
Thực trạng du lịch Tân Lộc
Cách trung tâm thành phố Cần Thơ hơn 40km, cù lao Tân Lộc vẫn giữ nét nguyên sơ và màu xanh của những vườn cây trĩu quả. Nhiều người gọi cù lao Tân Lộc là "Viên ngọc xanh giữa dòng sông Hậu", điểm đến được yêu thích bởi không gian sông nước, nét văn minh miệt vườn và du khách đến Tân Lộc cũng ngày một tăng.
Trong giai đoạn 2013-2018, lượng du khách đến Tân Lộc có mức tăng trưởng khá, đạt 15,59% mỗi năm. Năm 2013 có khoảng 14.000 lượt khách (trong đó, khách quốc tế đạt trên 1.000 lượt khách), chiếm 39,3% khách du lịch đến quận Thốt Nốt. Năm 2018, có 55.000 lượt khách (khách quốc tế đạt 4.400 lượt khách), chiếm 57,74% khách đến quận Thốt Nốt.
Lượng khách năm 2018 cao gần gấp đôi so với năm 2017, với 29.000 lượt khách. Sự tăng trưởng này một phần do việc tổ chức Ngày hội Du lịch Vườn trái cây Tân Lộc ngày càng được mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động; song song với việc ký kết hợp tác với các đơn vị lữ hành từ TP Hồ Chí Minh để đưa khách đến Tân Lộc.
Nhà cổ Trần Bá Thế.
Mặc dù vậy, các hoạt động du lịch ở Tân Lộc còn tự phát và đơn lẻ. Sản phẩm du lịch còn ít, đơn điệu, chủ yếu du lịch miệt vườn sinh thái và du lịch văn hóa, lễ hội, cùng với một số điểm tham quan như: vườn dừa Tân Lộc, vườn ổi cô Điệp, vườn chôm chôm Út Trác, vườn mận Sáu Tia, vườn du lịch sinh thái Tân Lộc, nhà cổ Trần Bá Thế... Ở các điểm tham quan này vẫn thiếu sự đầu tư về hạ tầng, quy mô còn nhỏ, lẻ, thiếu các dịch vụ bổ trợ đi kèm. Các dịch vụ chỉ dừng lại ở câu cá, chèo thuyền hay hát karaoke, đờn ca tài tử.
Hiện Tân Lộc có 7 ngôi nhà cổ có giá trị tiêu biểu cho sự phát triển của địa phương, đang được nhiều thế hệ chủ nhà gìn giữ. Các ngôi nhà cổ hiện chưa được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, đang trong tình trạng xuống cấp. Trong số này chỉ có nhà cổ Trần Bá Thế còn giữ nguyên giá trị về kiến trúc, đồ cổ, phủ thờ, thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu. Mặc khác, Tân Lộc cũng chưa có cơ sở lưu trú kinh doanh du lịch. Hiện nay, chỉ có 5 nhà nghỉ, quy mô 45 phòng.
Các cơ sở này cũng chưa đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, bởi quy mô nhỏ, chủ yếu hoạt động dưới hình thức nhà trọ. Đây cũng là một trong những nguyên do, khách đến cù lao chỉ tham quan trong ngày rồi về, không nghỉ lại qua đêm. Dù được xác định là vùng đất tiềm năng về du lịch, nhưng Tân Lộc chưa thu hút được các nhà đầu tư lĩnh vực này.
Hiện nay, cù lao Tân Lộc là một trong những điểm đến quan trọng của quận Thốt Nốt, với tỷ lệ khách du lịch đến Tân Lộc chiếm 57,74% trong tổng khách đến quận. Theo Quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội quận Thốt Nốt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, phê duyệt tại Quyết định số 279/QĐ-UBND ngày 3-2-2016 (quyết định 279), đã xác định Tân Lộc là khu vực cần được ưu tiên đầu tư, là hạt nhân du lịch của quận với định hướng phát triển du lịch cộng đồng theo hướng cảnh quan vườn và nông trại, hướng đến đô thị sinh thái.
Định hướng phát triển
Trong Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Tân Lộc được xác định là điểm du lịch sinh thái cộng đồng sông nước trong không gian du lịch phía Tây của thành phố. Đồng thời dựa trên cơ sở Quyết định 279 của UBND quận Thốt Nốt, Đề án Phát triển du lịch phường Tân Lộc đã được hình thành, từng bước giúp địa phương khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, thu hút các nhà đầu tư.
Theo đó, xác định phát triển du lịch Tân Lộc trên cơ sở khai thác lợi thế về cảnh quan sinh thái nông nghiệp và văn hóa đời sống sông nước của người dân địa phương để hình thành sản phẩm du lịch. Cù lao Tân lộc sẽ trở thành điểm đến trải nghiệm nguyên bản đời sống sông nước ở Cần Thơ, gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng về văn hóa, tập quán sinh hoạt sông nước cộng đồng dân cư.
Các sản phẩm du lịch được xác định là kết hợp giữa dân dã thôn quê và hiện đại cao cấp. Không gian phát triển du lịch của Tân Lộc, bao gồm: khu trung tâm dịch vụ du lịch phục vụ đón tiếp, cung cấp thông tin; các điểm trải nghiệm homestay trên các lồng bè cá, các điểm trải nghiệm homestay tại nhà cổ và các hộ dân làm vườn; các khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và cao cấp tại đầu phía Bắc và đầu phía Nam cù lao. Trong đó, tại khu vực đầu phía Bắc phát triển theo mô hình sinh thái, dân dã của làng quê sông nước, còn khu vực phía Nam phát triển theo mô hình cao cấp, hiện đại và sang trọng phục vụ khách có mức chi tiêu cao.
Trên cơ sở này, sản phẩm du lịch chính là du lịch đời sống văn hóa sông nước cộng đồng dân cư Tân Lộc, trong đó bao gồm: trải nghiệm lối sống của cộng đồng dân cư, văn hóa dân gian và du lịch văn hóa tín ngưỡng, được hình thành dựa vào phong tục, tập quán và nếp sinh hoạt từ xưa đến nay của người dân cù lao.
Các sản phẩm phụ được xác định là: du lịch nông nghiệp, du lịch gắn với trải nghiệm homestay trên cù lao, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Với du lịch nông nghiệp, du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động: tham quan vườn và sản phẩm rượu mận, thưởng thức các sản phẩm sạch, một ngày làm nông dân...
Với homestay, du khách có thể nghỉ ngơi ở nhà các hộ dân làm vườn hay trên các bè cá. Riêng với loại hình nghỉ dưỡng cao cấp cần thiết đầu tư hai dự án: Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Khai Long (từ 1-3 sao) và Khu du lịch sinh thái Cù lao Tân Lộc (Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Cồn Tiên, từ 4-5 sao).
Thị trường khách cũng được xác định, tập trung vào khách đến từ trung tâm TP Cần Thơ và các tỉnh lân cận. Với thị trường nghỉ dưỡng cao cấp là khách ở TP Hồ Chí Minh, Hàn Quốc, Đài Loan.
Ngoài ra, Tân Lộc nằm trên tuyến du lịch sông Mekong (theo tuyến đường thủy sông Hậu), do đó cù lao này hoàn toàn có khả năng thu hút các thị trường khách từ Campuchia, Châu Đốc (An Giang) và Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Với các định hướng này, du lịch Tân Lộc sẽ phát triển đột phá, dự kiến đến năm 2025, có thể đón 165.000 lượt khách, trong đó, 14.000 lượt khách quốc tế; tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021-2025 đạt 17,19%/năm.
Đề án Phát triển du lịch phường Tân Lộc đã được phê duyệt và đang được triển khai, kỳ vọng sẽ mang đến diện mạo mới cho du lịch Thốt Nốt, góp phần làm đa dạng hóa thêm sản phẩm cho du lịch Cần Thơ.
Bài, ảnh: Ái Lam
Đã mắt với sông nước Cần Thơ qua ảnh của khách quốc tế Nằm ở đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ từng được bình chọn là một trong 9 thành phố sông nước đẹp nhất thế giới. Cùng xem loạt ảnh đẹp long lanh về thành phố này do các phó nháy nước ngoài thực hiện. Vẻ đẹp thơ mộng của thành phố Cần Thơ buổi hoàng hôn. Ảnh: Will Faulkner / 500px.com. Phố phường...