Vệ sinh vùng kín theo từng điều kiện
Mỗi loại hoạt động trong đời sống, mỗi độ tuổi và trạng thái sinh lý đều có những yêu cầu riêng, nhất là vệ sinh khu vực cơ quan sinh dục ở phụ nữ.
Phụ nữ có công việc lao động bình thường
Chỉ cần làm vệ sinh 1-2 lần mỗi ngày là đủ.
Nên dùng các sản phẩm vệ sinh thích hợp cho khu vực cơ quan sinh dục để không làm mất cân bằng hệ vi sinh ở âm đạo. Cơ thể có cách tự bảo vệ riêng, tự nhiên cho nên những sản phẩm có tính chất kích thích có thể làm cho hệ vi sinh âm đạo bị rối loạn, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn khác sinh sôi. Vì thế không nên rửa quá sâu vào âm đạo.
Không nên dùng nước hoa hay các chất khử mùi ở khu vực cơ quan sinh dục.
Thay đồ lót hàng ngày, nhất là tối trước khi đi ngủ.
Rửa sau mỗi lần đi tiểu, đi đại tiện.
Trong những ngày hành kinh, thay băng vệ sinh ít nhất 3 lần mỗi ngày.
Đồ lót nên chọn sử dụng trong ngày là loại làm bằng sợi bông, thoáng và hạn chế ra mồ hôi. Chất liệu làm bằng sợi tổng hợp dễ gây phát triển nấm và các nhiễm khuẩn khác, hơn nữa còn tạo ra sự ẩm ướt và xây xát da. Đồ lót được thiết kế đẹp, gợi cảm chỉ nên dùng trong cuộc sống riêng tư của vợ chồng.
Các em gái tuổi vị thành niên
Do ảnh hưởng của hormone của tuổi dậy thì, các em gái đã trở thành phụ nữ, có khả năng sinh sản với những biểu hiện như: vú nở nang, mọc lông ở nách, mô vệ nữ và hành kinh; ngoài ra còn có thể có xuất tiết ở khu vực cơ quan sinh dục. Những kỳ hành kinh đầu thường không đều và có khi rất đau khiến các em phải nghỉ học. Thầy thuốc có thể giúp các em vượt qua khó khăn này, mặc dù đau không phải là vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe và luôn có giải pháp. Băng vệ sinh khi hành kinh cho vị thành niên cũng có nhiều loại để lựa chọn, tất cả đều nhỏ gọn, thoải mái và thấm hút tốt.
Video đang HOT
Vệ sinh khu vực kín nên như thế nào? Cũng không có gì đặc biệt với vị thành niên. Các em gái nên biết rằng hành kinh không phải là “bẩn thỉu”, dù có cảm thấy khó chịu cũng không nên rửa quá nhiều lần, chỉ 1-2 lần như thường ngày. Có một số sản phẩm để vệ sinh vùng kín dưới dạng gel hay dịch có độ toan (pH quanh 4) để không ảnh hưởng đến hệ vi sinh âm đạo. Mỗi khó chịu đều có cách vượt qua: hành kinh đau, viêm hay có dịch âm đạo (khí hư) khác thường thì nên gặp thầy thuốc. Lần đầu đi gặp thầy thuốc vì những vấn đề tế nhị có thể là một khó khăn với nhiều em gái, cho nên người mẹ cần biết làm cho con gái bớt lo lắng, đồng thời cũng là cơ hội để giúp con gái nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản, một phần quan trọng của giáo dục giới tính.
Phụ nữ vận động nhiều
Ai cũng có lúc vận động nhiều hay tham gia môn thể thao nào đó, với tất cả sự say mê nhưng lại cảm thấy khó chịu trong lúc vận động hay sau đó. Đó là vì quần áo thể thao bó sát người dễ gây ẩm ướt và xây xát, vì thế cần dùng loại làm bằng vải bông và thấm hút mồ hôi. Khi tắm nên dùng loại dung dịch hay gel vệ sinh dành cho vùng sinh dục không gây tổn hại đến hệ vi sinh âm đạo. Cũng không rửa sâu vào âm đạo, một động tác dễ gây mất cân bằng hệ vi sinh. Sau mỗi buổi vận động, nhất là sau khi tắm cần lau khô để tránh ẩm ướt và thay đồ lót mới, khô.
Nếu đi bơi ngoài bãi biển hay bể bơi, không nên mặc đồ ướt quá lâu. Bể bơi hay phòng tắm chung là những nơi dễ bị nhiễm khuẩn; để phòng ngừa nhiễm khuẩn âm đạo hay các loại bệnh khác nên mang dép nhựa và không bao giờ mang đồ còn ẩm vì dễ gây bệnh nấm.
Phụ nữ có thai
Nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm khuẩn tiết niệu dễ xảy ra khi có thai và có thể ảnh hưởng xấu đến thai nghén. Những sự cố này cần được theo dõi và điều trị để hạn chế nguy cơ đến thai. Sau sinh, nếu bị cắt tầng sinh môn, cũng cần có những chăm sóc đặc biệt.
Phụ nữ có thai cần biết giữ vệ sinh tốt vùng cơ quan sinh dục nhưng cũng vẫn là những nguyên tắc thông thường: hàng ngày 1-2 lần, không rửa sâu vào âm đạo, đồ lót khô và bằng vải bông để thoáng và thấm hút.
Khi có nhiều dịch âm đạo: một phần vì trạng thái thai nghén làm tăng sự xuất tiết, khi đó dịch xuất tiết có màu trắng đục và không có cảm giác đau. Nếu kèm ngứa hay có cảm giác bỏng rát thì có thể đã bị nhiễm khuẩn và cần gặp thầy thuốc. Nhiễm khuẩn có thể ở cổ tử cung hay ở âm đạo. Phòng ngừa nguy cơ gây vỡ ối non hay nhiễm khuẩn đi lên ảnh hưởng đến thai thì vệ sinh vùng sinh dục có ý nghĩa quan trọng.
Phụ nữ bị cắt tầng sinh môn cần được chăm sóc đặc biệt. Khi sinh, một số phụ nữ gặp khó khăn trong giai đoạn xổ thai và phải cắt nới tầng sinh môn để đầu thai nhi ra thuận lợi. Có đến 70% phụ nữ sinh con lần đầu phải trải qua can thiệp này. Để giảm đau ở nơi cắt và để nhanh lành sẹo: vết thương cần luôn sạch và khô, rửa hàng ngày và sau mỗi lần đi vệ sinh. Bôi thuốc khử trùng, có thể dùng cả máy sấy tóc để làm khô vết thương. Nếu đau có thể bôi kem giảm đau.
Phụ nữ mãn kinh
Mãn kinh là giai đoạn cơ thể phụ nữ không còn bài tiết hormone nữa và có những triệu chứng đặc trưng như cơn bốc nóng, mất kinh và xương yếu. Một số khác bị khô âm đạo hay són tiểu. Tuổi mãn kinh thường ở tuổi từ 47-52.
Nhiều năm trước mãn kinh gọi là giai đoạn tiền mãn kinh; ở giai đoạn này bắt đầu có rối loạn kinh nguyệt, các chu kỳ kinh trở nên ngắn hơn và ra kinh nhiều hơn. Để không bất ngờ, phụ nữ nên có hiểu biết về 2 thay đổi ở cơ thể:
- Âm đạo ít tiết dịch nhờn (khô âm đạo) gặp ở quá nửa phụ nữ mãn kinh, trước đây là điều phụ nữ ít dám bộc lộ nhưng nay cần được điều trị, vì có thể ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục của vợ chồng. Đường sinh dục có những thay đổi do thiếu hormone, niêm mạc âm đạo mỏng hơn, dễ tổn thương nên có thể chảy máu khi quan hệ tình dục.
- Âm đạo dễ bị nhiễm khuẩn vì độ toan âm đạo có chức năng bảo vệ cũng giảm.
- Âm đạo mất tính đàn hồi và khô hơn nên gây đau khi quan hệ tình dục. Có thể phòng ngừa khô âm đạo bằng liệu pháp hormone hay dùng thuốc bôi trơn.
Theo BS. ĐÀO XUÂN DŨNG
SK&DS
Vệ sinh vùng kín viêm nhiễm
Vệ sinh vùng kín rất quan trọng đối với phụ nữ nhằm ngăn vừa viêm nhiễm phần phụ - nguyên nhân gây không ít rắc rối cho chị em, nguy hiểm nhất có thể dẫn tới vô sinh.
Khi phụ nữ đã bị viêm nhiễm, bên cạnh việc đặt thuốc theo sự chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, vệ sinh vùng kín hàng ngày vốn rất quan trọng lại càng cần được chú trọng hơn nữa. Việc vệ sinh vùng kín hàng ngày là cách tốt nhất để phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa.
Vệ sinh hàng ngày
Vệ sinh hàng ngày sao cho vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo. Cần vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài âm đạo. Không nên xối nước mạnh vào sâu vùng kín dễ khiến cho vi khuẩn có điều kiện ngược lên trên tử cung gây tái viêm loét, khó khăn trong việc điều trị viêm nhiễm.
Không làm dụng rửa bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ vì có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo, làm cho vi khuẩn dễ sinh sôi phát triển.
Nên vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần/ngày, hoặc sau mỗi lần đi vệ sinh, lau khô bằng khăn sạch thậm chí có thể sấy khô vùng kín để tránh ẩm ướt.
Có thể vệ sinh vùng kín bằng nước muối loãng, nước chè xanh, nước lá trầu không tuy nhiên chỉ rửa bên ngoài chứ không ngâm lâu trong chậu.
Thay quần lót mỗi khi thấy ẩm ướt. Tuyệt đối không mặc quần chật, mặc quần lót lọt khe, dạng dây. Quần lót sau khi thay nên giặt ngay và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Vệ sinh trong những ngày "đèn đỏ"
Với băng vệ sinh thông thường, nên chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên từ 4 giờ/lần. Với tam-pon, loại băng vệ sinh đặt trong âm đạo nên thay sau 2 giờ/lần. Tam-pon chỉ nên sử dụng trong những ngày hành kinh đầu tiên.
Không được để lâu hơn thời gian qui định của mỗi loại vì băng vệ sinh khi đã quá ẩm ướt sẽ là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, khả năng gây viêm nhiễm rất cao.
Mỗi lần thay rửa cần lau khô vùng kín.
Một số lưu ý khi bị viêm nhiễm:
- Khi đã bị viêm nhiễm nhất thiết phải thăm khám và điều trị viêm nhiễm bằng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sỹ.
- Tái thăm khám vùng kín sau đợt điều trị ngay sau 1,2 ngày sạch kinh.
- Tránh thụt rửa vùng kín bằng các dung dịch có mùi thơm hoặc xà phòng.
- Nên tránh quan hệ vợ chồng trong thời gian điều trị viêm nhiễm.
L.A
Tổng hợp
Lỗi thường gặp khi vệ sinh vùng kín Rất nhiều chị em "mắc lỗi" khi vệ sinh vùng kín. Các bác sĩ khuyến cáo, chị em nên kiểm tra phụ khoa định kỳ đồng thời phải hiểu đúng kiến thức trong việc vệ sinh vùng nhạy cảm này. Dưới đây là những lỗi thường gặp. Thường xuyên dùng băng vệ sinh hàng ngày Đây là một thói quen "giữ vệ sinh"...