Vệ sinh răng miệng kém có thể gây ra 5 hệ lụy nghiêm trọng đe dọa cơ thể
Chuyên gia cảnh báo, không chỉ miệng mà tình trạng sức khỏe cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt.
Tiến sĩ Azad Eyrumlu, nha sĩ tại Phòng khám Nha khoa Banning Dental Group ( Vương Quốc Anh) cho biết việc không giữ răng miệng sạch sẽ dẫn đến các vấn đề như bệnh nướu và sâu răng.
Tuy nhiên, không chỉ sức khỏe răng miệng yếu, Tiến sĩ Eyrumlu cho biết thêm, các căn bệnh nghiêm trọng đều có thể xuất phát từ việc thiếu thói quen vệ sinh, chăm sóc răng miệng.
Vệ sinh răng miệng kém có thể dẫn đến những hệ lụy trầm trọng.
“Cơ thể người rất phức tạp và tất cả các cơ quan, bộ phận luôn hoạt động chặt chẽ với nhau, ngay cả khi chúng ta không nhận ra điều đó. Chẳng hạn, một vết nở loét ở miệng hoặc răng bị va đập mạnh có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn thâm nhập vào máu, từ đó gây ra nhiều vấn đề hơn.
Điều quan trọng là chúng ta nên quan tâm và theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng thường xuyên, đặc biệt cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn.
Nếu có điều gì khiến bạn lo lắng, tốt nhất bạn nên đi khám càng sớm càng tốt”, Tiến sĩ Eyrumlu giải thích.
Nha sĩ Eyrumlu nêu rõ 5 tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng kém, bao gồm:
1. Các vấn đề về tim
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sức khỏe răng miệng kém có tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch cao hơn, chẳng hạn như đau tim hoặc đột quỵ.
Tiến sĩ Eyrumlu cho biết, có 2 tình trạng phổ biến về bệnh tim liên quan đến sức khỏe răng miệng là xơ vữa động mạch và cục máu đông.
“Xơ vữa động mạch, nơi tích tụ mảng bám chất béo làm dày thành động mạch và giảm lưu lượng máu, và viêm màng tim trong, khi nhiễm trùng ở nướu răng có thể đi vào máu, có khả năng lây nhiễm sang màng tim.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, một số vi khuẩn mang protein – loại vi khuẩn thúc đẩy cục máu đông có thể làm tắc nghẽn động mạch, khiến tim có nguy cơ bị tấn công. Điều này cũng có thể làm tắc nghẽn động mạch cảnh lưu thông máu lên não, khiến chúng ta dễ bị đột quỵ”, ông Eyrumlu giải thích.
Vệ sinh răng miệng kém tạo cơ hội cho vi khuẩn thâm nhập vào hệ hô hấp, có thể ảnh hưởng đến khả năng thở.
Mặc dù hầu hết chúng ta đều biết cần thay bàn chải đánh răng thường xuyên (khuyến cáo 3 tháng một lần), nhưng việc làm này có thể rất dễ quên.
Vì vi khuẩn có thể tích tụ trên đầu bàn chải và di chuyển theo đường máu đến phổi, gây hại cho hệ thống hô hấp và ảnh hưởng đến khả năng thở.
“Một số nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra mối liên hệ giữa nướu răng với bệnh viêm phổi và viêm phế quản”, Tiến sĩ Eyrumlu nói, “Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp kiểm soát vi khuẩn và mảng bám để chúng không thể lây lan hay thâm nhập vào hệ hô hấp”.
3. Nhiễm trùng máu
Nhiều người coi nhiễm trùng nướu là một bệnh nhẹ, nhưng Tiến sĩ Eyrumlu cho biết nó thực sự có thể gây nhiễm trùng máu ( nhiễm trùng huyết).
Tình trạng này xảy ra khi cơ thể phản ứng mạnh với nhiễm trùng và làm tổn thương mô.
“Nhiễm trùng máu có thể phát sinh do nhiễm trùng không được điều trị trong nướu và có thể dẫn đến suy nội tạng, nhiễm độc máu, “ăn mòn” chi và thậm chí gây tử vong.
Nếu tình trạng nhiễm trùng đến mức sưng tấy lên, bạn cần được trợ giúp y tế ngay lập tức để tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra”, ông giải thích.
4. Sa sút trí tuệ
Các vấn đề răng miệng được chứng minh là có liên quan đến suy giảm trí nhớ.
Một số vấn đề sức khỏe trước đây có liên quan đến chứng sa sút trí tuệ như viêm lợi, rụng răng và sâu răng.
Nhiễm trùng nướu có thể giải phóng các chất gây viêm, ảnh hưởng trầm trọng đến não và dẫn tới hao hụt tế bào thần kinh não, Tiến sĩ Eyrumlu nói.
5. Vấn đề tiêu hóa
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các vấn đề về tiêu hóa có thể xảy ra do vệ sinh răng miệng kém bởi thức ăn đi qua miệng trước khi đến đường tiêu hóa.
Cả răng và nước bọt đều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa bằng cách nghiền nát thức ăn.
Tiến sĩ Eyrumlu cho biết: “Nếu có bất kỳ lý do nào khiến răng không thể phân giải thức ăn thành các mảnh nhỏ thì dạ dày và ruột sẽ phải chịu áp lực lớn hơn để tiêu hóa và xử lý các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể”.
Hơn hết, chúng ta nên đi khám răng 6 tháng một lần để đảm bảo theo dõi và vệ sinh răng miệng tốt, có thể kịp thời chăm sóc và điều trị các vấn đề sức khỏe đang tiềm ẩn.
4 bệnh có thể xuất hiện dấu hiệu ở răng
Răng là nơi cư trú của khoảng 700 loài vi khuẩn và nấm. Hầu hết chúng là vô hại. Sức khỏe răng miệng xấu có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh.
Răng có thể tiết lộ rất nhiều thông tin về một người, từ chế độ ăn uống đến những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Những căn bệnh sau có thể xuất hiện những triệu chứng trên răng.
Bệnh nướu răng có thể là dấu hiệu của tiểu đường loại 2. ẢNH SHUTTERSTOCK
Tiểu đường loại 2
Khi nha sĩ kiểm tra răng một người, họ có thể phát hiện dấu hiệu của tiểu đường. Nước bọt người bị tiểu đường loại 2 sẽ có nồng độ đường glucose cao. Tình trạng này giúp vi khuẩn trong miệng phát triển mạnh hơn. Qua thời gian, vi khuẩn sẽ gây sâu răng và hôi miệng, theo Healthline.
Bệnh nướu răng cũng là dấu hiệu của tiểu đường loại 2. Đường huyết cao sẽ làm tổn thương các mạch máu, khiến máu lưu thông đến nướu răng kém hơn. Hệ quả là làm nướu bị suy yếu.
Tiểu đường loại 2 cũng sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến miệng dễ mắc các loại nhiễm trùng như nha chu, theo Viện Hàn lâm nha chu Mỹ.
Loãng xương
Nhai nhiều hoặc nghiến răng sẽ gây đau nhức hàm. Ngoài ra, loãng xương cũng có thể gây đau nhức hàm. Loãng xương là bệnh mà mật độ xương thấp khiến xương yếu, dẫn đến dễ nứt gãy, theo Viện Quốc gia về Bệnh viêm khớp, Cơ xương và Da của Mỹ (NIAMS).
Khi hàm giảm mật độ xương do loãng xương, răng sẽ không còn nền vững chắc. Hệ quả có thể khiến răng bị lung lay và rụng.
Ung thư
Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy bệnh nha chu có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư miệng. Ngoài ra, một nghiên cứu đăng trên chuyên san Journal of Periodontology phát hiện những người có bệnh nha chu sẽ có nguy cơ ung thư phổi cao hơn bình thường.
Bệnh tim
Những người bị bệnh nướu răng hoặc thường xuyên mắc nha chu, khiến răng bỗng dưng bị lung lay rồi rụng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn người bình thường, theo Harvard Health.
Các nhà khoa học tin rằng thường xuyên bị viêm nhiễm trong miệng sẽ kích hoạt hễ miễn dịch, khiến tế bào B và tế bào T hoạt động nhiều hơn. Tình trạng này diễn ra đến một mức nào đó có thể gây viêm động mạch và các vấn đề về tim mạch.
4 cách hiệu quả giúp răng trắng khỏe mùa dịch Covid-19 Có hàm răng trắng khỏe là mong muốn của nhiều người. Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng tại nhà vào lúc này rất cần được chú trọng, nhất là khi Covid-19 đang lây lan và không phải lúc nào cũng có thể đến nha sĩ. Đánh răng là hoạt động không thể thiếu khi chăm sóc răng miệng. Ảnh SHUTTERSTOCK Nhiều bằng...