Vệ sinh môi trường, cơ sở hạ tầng tiếp tục được quan tâm
Chuẩn bị cho kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2016-2021, ngày 11/11, các tổ đại biểu HĐND tỉnh tiêp tuc tiếp xúc cử tri (TXCT) tại cac phường: 2, 3, 12, Thắng Nhì (TP. Vũng Tàu); phường Phước Nguyên, Phước Hưng và xã Tân Hưng (TP. Bà Rịa); xã Phước Tỉnh (huyên Long Điên); xã Phước Hội, Long Mỹ, Lộc An, thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ); xã Tân Hải, Tân Hòa, (TX. Phú Mỹ); xã Bình Ba, Suối Nghệ, Láng Lớn, Sơn Bình, Suối Rao, Xuân Sơn, Bình Trung, thị trấn Ngãi Giao (huyện Châu Đức); xã Xuyên Mộc, thị trấn Phước Bửu (huyện Xuyên Mộc).
Tại các điểm TXCT, cử tri đã phản ánh, kiến nghị nhiều nội dung liên quan đên vấn đề bao đam an toan giao thông, ô nhiêm môi trường, kêt câu hạ tầng, trât tư đô thị…
Cư tri Lê Văn Thế (tổ 3, KP. Hải Sơn, thị trấn Phước Hải, huyên Đât Đo) phát biểu tại buổi tiêp xuc cư tri. Ảnh: VÂN ANH
NHIỀU KIẾN NGHỊ VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
Tình trạng mât trât tư an toàn giao thông khu vực cổng trường được nhiều cử tri đê câp. Cử tri Lê Thị Huệ (ấp Bình Đức, xã Bình Ba, huyện Châu Đức) kiến nghị địa phương cần khảo sát, lắp đặt đèn báo hiệu giao thông trên trục QL56 đoạn qua Trường TH Bình Ba và Trường THCS Trần Hưng Đạo đê điều tiết giao thông, hạn chế tai nạn. Hiện nay, đây là khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ, vào giờ HS tới trường, tan học, ngươi tham gia giao thông rất đông va lộn xộn. Cử tri Nguyễn Thị Ngân (phường 12, TP. Vũng Tàu) cũng phán anh giờ cao điểm, khu vưc nút giao dẫn vào Trường THPT Nguyễn Khuyến co lương xe lưu thông đông, hay xay ra ùn tắc, nhiều ngươi điêu khiên xe đi ngược chiều, gây mất an toàn giao thông. Cử tri đề nghị ngành chức năng, địa phương và nhà trường có giải pháp giải quyết tình trạng này.
Cùng mối quan tâm về vấn đề giao thông, cử tri Huỳnh Văn Nghĩa (ấp Mỹ Hòa, xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ) phan anh, tuyên đường Hải Lâm – Bàu Trứ, đoạn qua xã Long Mỹ thường xảy ra tai nạn giao thông. Cử tri Nghĩa đề nghị Sở GT-VT xem xét lắp đặt biển báo giao thông hoặc gờ giảm tốc để han chê tinh trang trên.
Bên cạnh đó, nhiều cử tri cung kiến nghị về vấn đề đâu tư nâng câp, sưa chưa cơ sơ hạ tầng. Cử tri Phạm Quốc Đạt (KP. 6, phường 2, TP. Vũng Tàu) phản ánh, đường Văn Cao khá thấp, mặt đường đã hư hỏng nặng nên thường bi ngập úng kéo dài khi có mưa lớn. Điều này đã ảnh hưởng đến việc đi lại cũng như sinh hoạt của người dân. Cử tri Phạm Quốc Đạt kiến nghị, UBND TP. Vung Tau sơm sửa chữa, nâng cấp tuyến đường này.
Cử tri Nguyễn Quang Sung (ấp Kim Giao, TT.Ngãi Giao) cho hay, nhiều năm qua, một số trụ điện ở tổ 2, tổ 3 ấp Kim Giao xuống cấp, dây điện sà xuống mặt đường, ban đêm không có điện đường chiếu sáng khiến ngươi lưu thông qua khu vực gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Một số cử tri thị trấn Phước Hải và Lộc An (huyện Đất Đỏ) còn phản ánh tình trạng sụt lún trên Tỉnh lộ 52 (cầu Bà Hằng) và sạt lở bờ kè từ đê hữu đến hướng cảng Lộc An va đề nghị địa phương sơm khăc phuc.
Video đang HOT
“NÓNG” CHUYÊN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, TRÂT TƯ ĐÔ THỊ
Cử tri Hoàng Minh Giáp (phường 2, TP.Vũng Tàu) cho biết, trên địa bàn phường có nhiều hộ gia đình kinh doanh homestay. Người đến thuê ở trong các homestay chủ yếu là khách đoàn. Buổi tối, khách tổ chức ăn nhậu, hát hò đên khuya, gây ồn ào, ảnh hưởng đến cuộc sống nhưng hô xung quanh. Ngoai ra, cac nhom khach nay con đê rác bừa bãi trên vỉa hè, gây ô nhiễm môi trường và mất my quan đô thị. Cử tri Hoàng Minh Giáp kiến nghị UBND tinh va nganh du lich cần sơm ban hành quy định vê quản lý kinh doanh loại hình homestay.
Cử tri Lã Phúc Lộc (phường 12, TP.Vũng Tàu) phán ảnh trên địa bàn phường, tình trạng xe vận chuyển cá xả nước thải xuống đường, gây ô nhiêm môi trương đã tồn tại nhiêu năm qua. Cùng với đó, nhiêu chợ hop tự phát gây ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Cử tri Lộc kiến nghị UBND TP. Vung Tau sớm có phương án xử lý dứt điểm tình trạng trên.
Cử tri Nguyễn Diệu (thôn Đức Mỹ, xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức) cho rằng, bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức giữ gin vệ sinh môi trường, đê rác đúng nơi quy định, chính quyền cần xử lý quyêt liêt để tăng tính răn đe.
Ngoài ra, cử tri còn kiến nghị một số vấn đề như tình trạng xây dựng trái phép trên địa bàn phường 12 (TP. Vũng Tàu); chế độ chính sách cho người hoạt động không chuyên trách ơ cơ sơ; tuyến đường qua các tổ 10, 11, ấp Kim Giao (TT. Ngãi Giao, huyện Châu Đức) xuống cấp; việc thi công hệ thống thoát nước trên tuyến đường Nguyễn Tất Thành (TP. Bà Rịa) chậm, ảnh hưởng viêc đi lai cua ngươi dân; tình hình mất an ninh trật tự tại môt sô đia phương…
Các ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được đại diện các sở, ban, ngành, lãnh đạo địa phương tham dự buổi tiếp xúc trao đổi và giải đáp, làm rõ. Đồng thời, các tổ đại biểu HĐND tỉnh đã ghi nhận và cho biết sẽ chuyển những ý kiến, kiến nghị này đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời gian tới.
Gần 400 nghìn tỷ có giúp TP.HCM hết kẹt xe?
Dư luận quan tâm là số tiền gần 400 nghìn tỷ đồng được lấy từ đâu và liệu nó có giúp TP. Hồ Chí Minh chấm dứt nạn kẹt xe?
Kẹt xe trầm trọng trên nhiều tuyến đường luôn là nỗi ám ảnh của người tham gia giao thông tại TP HCM
TP.HCM cần đến hơn 391.000 tỷ đồng để thực hiện đề án "Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân" trong giai đoạn 2021 - 2030. Điều dư luận quan tâm là số tiền khổng lồ này sẽ được lấy từ đâu và liệu nó có giúp thành phố chấm dứt nạn kẹt xe?
Thu phí ô tô vào trung tâm
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan vừa ký quyết định phê duyệt đề án "Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn TP".
Mục tiêu của đề án là phát triển bền vững vận tải hành khách công cộng nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, từng bước góp phần giảm ùn tắc, TNGT, ô nhiễm môi trường.
Đáng chú ý, để thực hiện đề án này, giai đoạn 2021 - 2030, thành phố cần tới hơn 391.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước hơn 57.000 tỷ đồng, các nguồn lực khác từ xã hội hóa đầu tư hoặc vốn ODA (đầu tư xe buýt, hệ thống vé thông minh, xe đạp điện công cộng, vận tải hành khách đường thủy...) dự kiến khoảng hơn 330.000 tỷ đồng.
Nguồn lực từ ngân sách Nhà nước sẽ dành ưu tiên cho phát triển vận tải hành khách công cộng như: Trợ giá xe buýt và hỗ trợ lãi vay cho doanh nghiệp vận tải đầu tư phương tiện (24.898 tỷ đồng); cung ứng dịch vụ vận tải hành khách trên đường sắt đô thị (21.223 tỷ đồng); đầu tư cơ sở hạ tầng, xe buýt nhanh và dự án giao thông thông minh (10.849,3 tỷ đồng); tư vấn và tuyên truyền (166,4 tỷ đồng).
TP đặt chỉ tiêu cụ thể vào năm 2025 vận tải công cộng sẽ đáp ứng được 15% nhu cầu giao thông đô thị, đến năm 2030, con số này là 25%.
Để đạt được mục tiêu trên, TP HCM đưa ra 27 giải pháp với 3 nhóm chính gồm: Phát triển vận tải hành khách công cộng, phân vùng kiểm soát khí thải kết hợp với thu phí ô nhiễm môi trường và kiểm soát hoạt động của xe mô tô và xe gắn máy 2-3 bánh.
Đáng chú ý, trong nhóm kiểm soát phương tiện cá nhân, hạn chế ùn tắc giao thông, TP HCM dự kiến sẽ áp dụng biện pháp thu phí xe ô tô lưu thông vào khu vực trung tâm thành phố giai đoạn 2021 - 2025.
Tiền lấy từ đâu?
Theo một cán bộ của Sở GTVT TP HCM, nếu thành phố thực hiện triệt để các nhóm giải pháp trên thì chắc chắn giao thông công cộng sẽ phát triển, tình trạng ùn tắc giao thông sẽ không còn.
Về nguồn vốn để thực hiện đề án trên, thành phố xác định vốn vay ODA chiếm khoảng 70% sẽ là nguồn vốn chủ lực để triển khai đề án, vốn ngân sách chiếm khoảng trên 20%, còn lại là vốn huy động xã hội hóa.
Tuy nhiên, theo PGS. TS. Phạm Xuân Mai, nguyên Trưởng khoa Kỹ thuật giao thông, Trường Đại học Bách khoa TP HCM, đề án có giải quyết triệt để nạn ùn tắc giao thông của thành phố hay không thì chưa thể trả lời ngay được mà còn phụ thuộc vào cách thức triển khai, thực hiện.
Riêng về vốn đầu tư, ông Mai cho rằng, đây là đề án lớn, cần vốn ngân sách Nhà nước nhiều hơn. Tuy nhiên, vấn đề này phải có cơ chế. Về nguồn vốn vay ODA, đây sẽ là bài toán khó, rủi ro...
Do đó, phương án huy động nguồn vốn từ xã hội hóa khả thi hơn cả, bởi hiện có nhiều doanh nghiệp đủ tài chính, nguồn lực. Vấn đề là TP cần phải có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn thì các doanh nghiệp mới dám làm.
Cùng quan điểm, TS. Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức cho rằng, việc vay vốn ODA sẽ rất khó mà rủi ro.
"Thành phố chỉ nên xác định vốn vay ODA khoảng 20-30% chứ không phải tới 70%. Không thiếu nhà đầu tư sẵn sàng tham gia, vấn đề còn lại là phải có chính sách phù hợp", ông Tuấn nói và nhận định, kể cả khi đề án này triển khai, tình trạng kẹt xe chắc chắn vẫn còn.
Đừng hy vọng sẽ giải quyết triệt để kẹt xe, bởi ngay cả các siêu đô thị trên thế giới đầu tư rất lớn cho hệ thống giao thông công cộng cũng không thể giải quyết triệt để.
Khắc phục ô nhiễm tại Khu công nghiệp An Nghiệp (Sóc Trăng) Thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh Sóc Trăng đã vào cuộc quyết liệt, giúp hạn chế ô nhiễm tại Khu công nghiệp (KCN) An Nghiệp. Tuy nhiên, đây mới là giải pháp tạm thời, về lâu dài, cần nâng cấp công suất xử lý nước thải và xử lý dứt điểm bùn thải ở KCN này. Nhà máy xử...