Vệ sinh đồ chơi cho trẻ thế nào cho đúng?
Các chuyên gia cho biết, chỉ lau đồ chơi thôi thì chưa đủ, thậm chí là rửa bằng nước sạch cũng không thể diệt trừ được “ổ vi khuẩn” bám trên đồ chơi.
Lau chùi chỉ làm sạch bụi bám
Chị Nguyễn Lan Anh (số 6 Đội Nhân, Hà Nội) luôn lo lắng đồ chơi của con bị bám bẩn thì khi con chơi sẽ dễ có nguy cơ vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập cơ thể do tay trẻ tiếp xúc đồ chơi, hoặc thậm chí còn cho cả đồ chơi lên miệng ngậm, mút. Đối với đồ chơi nhựa, gỗ, chị đều dùng khăn giặt sạch, vắt ẩm để lau sạch cho con chơi hằng ngày. Còn các loại đồ chơi mềm như thú bông, quần áo vải của búp bê… chị đều bỏ ra giặt sạch và phơi khô hằng tuần.
Theo một khảo sát nhỏ của phóng viên với 20 hộ dân có trẻ nhỏ tại khu vực Dịch Vọng, Cầu Diễn (Hà Nội) thì những gia đình chăm vệ sinh đồ chơi cho con như nhà chị Lan Anh chỉ có 30%. Còn lại, hầu hết các gia đình chỉ lau, giặt đồ chơi cho con khi nhìn thấy có vết bẩn, bám dính đất cát, hoặc khi bé ăn bị nôn trớ, làm bẩn đồ chơi.
Theo BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Y tế, thực tế rất ít cha mẹ nhận thức được rằng đồ chơi chính là một ổ vi khuẩn vô hình mà bằng mắt thường không thể nhìn thấy được. Thông thường trẻ chơi đồ chơi hay được vứt lăn lóc dưới sàn nhà, nơi có nhiều bụi bẩn và các vi khuẩn vi trùng dễ bám vào. Mồ hôi ở tay chân trẻ cũng mang theo vi trùng, vi khuẩn bám đầy vào đồ chơi khiến cho đồ chơi trở thành “ổ vi khuẩn”. Rồi những vi trùng, vi khuẩn, bụi bẩn ấy lại theo tay trẻ quệt lên mắt mũi, mồm miệng. Thậm chí có trẻ còn đưa cả đồ chơi vào mồm ngậm, mút, “dẫn đường” cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể.
Tuy nhiên, theo BS Hoàng Xuân Đại, việc lau chùi đồ chơi chỉ với khăn sạch, dù khô hay ẩm, dù được thực hiện thường xuyên hằng ngày, cũng chỉ có tác dụng làm sạch bụi bám trên đồ chơi chứ không thể diệt được ổ vi khuẩn. Ngay cả việc rửa bằng nước sạch cũng không thể loại trừ được vi khuẩn. Muốn đồ chơi sạch sẽ thì phải thực hiện tẩy rửa bằng các loại nước tẩy rửa thông thường như xà phòng, nước rửa bát, hoặc các loại dung dịch chuyên dùng cho việc tẩy rửa đồ chơi trẻ em.
Rửa sạch hóa chất
Đồng quan điểm, ThS Nguyễn Hùng Mạnh, Công ty Cổ phần Đồ chơi và Thiết bị giáo dục Tiến Đức cho rằng, đồ chơi nên ngâm trong nước có pha dung dịch tẩy rửa khoảng 5 phút, sau đó rửa lại thật sạch với nước, nhất là ở các khe kẽ, tránh việc xà phòng, chất tẩy rửa còn đọng lại ở các khe nhỏ, sau đó mang đồ chơi đã được rửa sạch phơi hoặc sấy cho thật khô mới cho trẻ sử dụng.
Đối với các đồ chơi có chất liệu bằng vải hay bông mềm, là những chất liệu dễ bắt bụi, thậm chí chỉ cần một vài giọt nước, sữa, hay mồ hôi ở tay trẻ bám vào là có thể sinh nấm mốc, thì cần vệ sinh cẩn thận hơn. Cha mẹ nên đem các món đồ chơi này giặt sạch với xà phòng và phơi khô hằng tuần, dù có nhìn thấy vết bẩn hay không. Bởi ngay cả khi không có các vết bẩn rõ ràng cũng không thể chắc là thú bông của trẻ không chứa đầy vi khuẩn.
Video đang HOT
Cẩn thận hơn thì lâu lâu có thể ngâm giặt với thuốc tẩy sẽ giúp tiệt trùng tốt hơn. Điều quan trọng là dù đồ chơi nhựa, gỗ, hay bông vải thì bất kể khi nào vệ sinh bằng xà phòng, hóa chất, hay dung dịch tẩy rửa… cha mẹ cần hết sức chú ý việc giặt, rửa lại thật sạch bằng nước, tránh để tồn dư hóa chất còn bám lại trên đồ chơi, sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho trẻ, thậm chí là nguy cơ ngộ độc vì hóa chất tẩy rửa.
Ngoài việc thường xuyên vệ sinh đồ chơi sạch sẽ, cha mẹ cũng cần chú ý thường xuyên rửa tay cho trẻ với xà phòng hoặc nước rửa tay diệt khuẩn, rồi rửa lại thật sạch bằng nước, nhất là trước và sau khi cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi.
BS Hoàng Xuân Đại
Đức Anh
Theo Kiến thức
Vệ sinh tai cho bé đúng cách để phòng viêm tai giữa
Ráy tai có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào bên trong. Tuy nhiên, ráy tai tích tụ nhiều, có thể gây bít, tắt ống tai. Do đó, việc làm sạch ráy tai, ngăn ngừa sự tích tụ của chất bẩn, các tế bào da chết trong ống tai của trẻ là điều cần thiết.
Vệ sinh tai cho bé là việc làm rất cần thiết. Ảnh Boldsky.com
Để đảm bảo an toàn khi làm sạch tai của trẻ, phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm, thậm chí có nguy cơ thủng màn nhĩ, ảnh hưởng đến thính giác trong quá trình vệ sinh tai, cần chú ý đến một số nguyên tắc sau.
1. Vệ sinh trong quá trình tắm
Nên kết hợp việc vệ sinh tai trong quá trình tắm cho bé. Lúc này, tai đã ướt, da và ráy tai đều mềm nên rất dễ lau chùi. Dùng khăn mềm nhúng nước cho ẩm rồi lau nhẹ nhàng ở vành tai, tập trung vào những nếp gấp - nơi thường tích tụ nhiều mồ hôi và bụi bẩn. Sau đó, tiếp tục lau vào phần bên ngoài của ống tai. Bạn có thể dùng khăn bọc lấy ngón tay và xoay nhẹ trong ống tai.
2. Bọc khăn ấm
Hãy sử dụng khăn ấm để bọc tai cho bé trong quá trình tắm nhằm ngăn nước, tế bào da chết hay bụi bẩn rơi vào bên trong. Đây là cách giữ cho đôi tai của bé luôn sạch và an toàn.
3. Không dùng tăm bông
Dùng tăm bông để vệ sinh tai là một trong những thói quen của nhiều phụ huynh. Tuy nhiên, hành động này có thể gây nguy hiểm cho tai của bé. Cũng giống như các khu vực khác trên cơ thể, vùng da bên trong tai rất mỏng nên nếu lau chùi mạnh tay, bạn có thể làm con mình bị đau rát, thậm chí có thể gây thủng màng nhỉ trong trường hợp tăm bông bị đưa vào quá sâu.
4. Nhỏ nước vệ sinh tai
Nếu việc lau chùi bằng khăn không có hiệu quả vì ráy tai của bé quá nhiều, bạn có thể dùng nước nhỏ tai để làm mềm ráy tai trước khi lau bằng khăn. Hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia y tế để được tư vấn về loại dung dịch vệ sinh tai phù hợp với lứa tuổi của con bạn.
5. Không tự ý dùng thuốc
Đây cũng là thói quen thường gặp ở nhiều ông bố, bà mẹ. Việc tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ tai mà không có sự hỗ trợ, tư vấn từ bác sĩ chuyên ngành sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của bé. Nguy cơ viêm nhiễm rất dễ xảy ra nếu dùng không đúng thuốc.
6. Không lau chùi khi tai đang khô
Đừng cố làm sạch tai của bé khi chúng đang khô ráo vì bạn sẽ làm da trẻ bị kích ứng và trầy xước. Hãy dùng khăn ẩm để lau chùi tai. Thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện "nhiệm vụ" này là lúc tắm cho bé.
7. Hành động cẩn thận
Rất hiếm trẻ chịu nằm hay ngồi yên khi bạn "đụng chạm" vào tai của chúng. Do đó, phải hết sức cẩn thận để không làm tổn thương cho trẻ trong quá trình vệ sinh tai. Bạn chỉ cần khoảng vài giây cho mỗi bên tai. Do đó, hãy hành động thật nhanh và chuẩn xác.
Theo Boldsky.com/Phunuonline
Vướng bệnh vì lười vệ sinh cá nhân Không vệ sinh cá nhân có thể nhiễm bệnh khiến đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy... nhưng do thói quen lười nhác nhiều người đã "phó mặc" lao vào những cuộc vui mà quên đi chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của chính mình. Có nguy cơ bị giun, sán, viêm loét tay chân do vệ sinh không sạch Thói quen "xấu" Việc...