Về Sakae Corporate Advisory – nhà tư vấn chiến lược phát triển kinh tế cho Đà Nẵng
Tập đoàn mẹ của Sakae Corporate Advisory là một công ty có thế mạnh trong lĩnh vực dịch vụ nhà hàng ăn uống (F&B) có trụ sở chính tại Singapore.
Trụ sở chính của tập đoàn Sakae Holdings – công ty mẹ của hãng tư vấn Sakae Corporate Advisory (Nguồn: Internet)
Tại sự kiện “Tọa đàm mùa Xuân 2019″ diễn ra ngày 1/3/2019, TP. Đà Nẵng đã thể hiện rõ quyết tâm trong việc thúc đẩy thu hút đầu tư, thực hiện các dự án trong điểm tại địa phương.
Bên cạnh việc trao thông báo nghiên cứu đầu tư cho nhiều dự án với tổng mức đầu tư lên tới gần 4 tỷ USD, Đà Nẵng cũng đã tổ chức thành công buổi lễ ký kết hợp đồng tư vấn lập Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 và thiết kế chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2030.
Hoạt động này là bước đi quan trọng tạo tiền đề thúc đẩy thu hút nguồn vốn đầu tư, tháo gỡ các vướng mắc và định hướng phát triển trong tương lai của TP. Đà Nẵng.
Đối tác tư vấn quy hoạch cho Đà Nẵng là liên danh Công ty Sakae Corporate Advisory (Sakae Corporate Advisory) và Công ty tư vấn Surbana Jurong (Surbana Jurong) của Singapore.
Trong đó, Sakae Corporate Advisory sẽ phụ trách tư vấn hợp phần thiết kế chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2030, còn Surbana Jurong sẽ phụ trách hạng mục tư vấn hợp phần quy hoạch chung của TP. Đà Nẵng.
Được biết, chi phí thực hiện hợp đồng có giá trị khoảng 90,1 tỷ đồng (Ngân sách thành phố chi trả 36,1 tỷ đồng và 54 tỷ đồng còn lại được huy động từ nguồn lực xã hội hóa).
Từ biên bản ghi nhớ đến những đối tác cụ thể
Buổi lễ công bố chính thức việc ký kết hợp đồng tư vấn cũng kết quả của quá trình tìm kiếm đối tác, cụ thể hóa những nội dung trong biên bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND TP. Đà Nẵng và Liên đoàn sản xuất Singapore ( Singapore Manufacturing Federation – viết tắt: SMF) được ký kết từ tháng 11/2017.
Tháng 4/2018, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ và Chủ tịch SMF Douglas Foo cùng trao Bản Ghi nhớ đồng ý về mặt nguyên tắc cho nhóm các nhà đầu tư của Singapore hỗ trợ thành phố nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch khu vực Vịnh Đà Nẵng, nghiên cứu triển khai một số dự án đầu tư trong ngắn hạn và trung hạn tại Đà Nẵng.
Tháng 12/2018, UBND TP. Đà Nẵng đã ký kết hợp đồng nguyên tắc với các đối tác Sakae Corporate Advisory, Surbana Jurong của Singapore và thực hiện công bố chính thức tại buổi lễ diễn ra vào ngày 1/3/2019 như đã nêu.
Theo tìm hiểu của VietTimes, công ty Surbana Jurong tiền thân là một công ty phát triển nhà của Singapore với hơn 50 năm kinh nghiệm về quy hoạch đô thị, công nghiệp, hạ tầng. Bên cạnh đó, Surbana Jurong cũng là một công ty tư vấn độc lập, có uy tín quốc tế và được xếp hạng 25/225 công ty thiết kế lớn của thế giới với tập khách hàng đông đảo.
Sakae Corporate Advisory là một trong những công ty thành viên của tập đoàn Sakae Holdings (Nguồn: sakaeholdings.com)
Trong khi đó, công ty Sakae Corporate Advisory (thành lập vào năm 2014) lại là một tên tuổi khá mới mẻ, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ tư vấn.
Video đang HOT
Khách hàng đầu tiên của Sakae Corporate Advisory là một công ty tư nhân có tên gọi Q&M Dental Group chuyên hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nha khoa ở châu Á với mạng lưới chi nhánh tại Singapore, Trung Quốc và Malaysia. Hợp đồng này được ký kết vào năm 2015 và dự kiến sẽ kéo dài trong vòng 2 năm.
Theo giới thiệu trên trang chủ, Sakae Corporate Advisory do tập đoàn Sakae Holdings Ltd (viết tắt: Sakae Holdings; là một công ty đại chúng được niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore) sở hữu 100% vốn.
Tuy vậy, các thông tin về hoạt động, tình hình tài chính của Sakae Corporate Advisory chỉ được Sakae Holdings công bố một cách khá hạn chế.
Chỉ biết rằng, ông Douglas Foo – Chủ tịch SMF, cũng đóng vai trò là Chủ tịch Sakae Corporate Advisory và Chủ tịch điều hành của Sakae Holdings.
Về Sakae Holdings
Theo tìm hiểu của VietTimes, Sakae Holdings được sáng lập bởi ông Douglas Foo từ năm 1997, để lại nhiều dấu ấn trong việc mở các cửa hàng phục vụ món ăn truyền thống của Nhật Bản là sushi và sashimi tại Singapore.
Trong quá trình phát triển, Sakae Holdings đã mở rộng mạng lưới với hơn 100 chi nhánh tại nhiều nước và sở hữu 23 công ty con, công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: nhà hàng, tư vấn đầu tư, tư vấn công nghệ, tổ chức sự kiện, giao nhận, sản xuất rượu.
Cho đến nay, lĩnh vực dịch vụ nhà hàng ăn uống (F&B) vẫn là thế mạnh của tập đoàn này với những định hướng được lên kế hoạch khá chi tiết.
Báo cáo thường niên năm 2018 cho thấy, tập đoàn này đang theo đuổi mục tiêu chiến lược xây dựng “Sakae” trở thành một thương hiệu toàn cầu trong lĩnh vực F&B với khẩu hiệu “Think Sushi, Think Sakae”. Để thực hiện mục tiêu này, Sakae Holdings cho biết sẽ tiến hành cải thiện hiệu quả hoạt động và tiêu chuẩn dịch vụ để gia tăng thị phần.
Cũng cần lưu ý rằng, doanh thu của Sakae Holdings trong giai đoạn từ năm 2015 – 2018 đang có xu hướng sụt giảm. Thậm chí, trong năm 2015 và 2016, tập đoàn này còn ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ đến hàng triệu Singapore Dollar (SGD).
Tính tới ngày 30/9/2018, tổng tài sản của tập đoàn này đạt 96,86 triệu SGD. Về cơ cấu nguồn vốn, Sakae Holdings đang có tỷ lệ sử dụng đòn bẩy khá cao khi tổng các khoản nợ phải trả lên tới 69,345 triệu SGD (chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn) gấp 2,5 lần quy mô vốn chủ sở hữu.
Không tự bó hẹp trong lĩnh vực F&B, tập đoàn này mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ và an ninh mạng. Tuy nhiên, các khoản đầu tư này vẫn chưa đem lại hiệu quả rõ rệt và có thể thay thế được mảng kinh doanh chính là F&B của Sakae Holdings.
Khoản đầu tư của Sakae Holdings vào công ty Sakae Corporate Advisory không được tập đoàn này đề cập chi tiết trong Báo cáo thường niên năm 2018.
Riêng tại Việt Nam, Sakae Holdings cũng có một số hoạt động đáng chú ý khác. Trong đó, có thể kể tới việc Sakae Holdings thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh (Tập đoàn Thiên Thanh) vào tháng 12/2017.
Trong một hoạt động thúc đẩy và tăng cường hợp tác với hai bên, ngày 11/3/2018, Sakae Corporate Advisory (công ty con của Sakae Holdings) và Tập đoàn Thiên Thanh đã thực hiện ký kết hợp đồng tái cấu trúc.
Theo đó, Sakae Corporate Advisory sẽ tham gia tái cấu trúc Tập đoàn Thiên Thanh, đồng thời thúc đẩy và hỗ trợ Tập đoàn Thiên Thanh tiếp cận các cơ hội thu hút đầu tư.
Nên biết, Tập đoàn Thiên Thanh là một doanh nghiệp có hoạt động đầu tư khá tích cực tại thị trường Đà Nẵng, nhất là khi chưa xảy ra biến cố với ông Phạm Công Danh.
Trong khi Sakae Corporate Advisory chính thức ký hợp đồng để trở thành nhà tư vấn phụ trách hợp phần thiết kế chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2030 cho Đà Nẵng, thì cùng tại Tọa đàm mùa Xuân vừa diễn ra, công ty mẹ của nó – là Sakae Holdings Ltd – cũng hứa hẹn những khoản đầu tư lớn vào thành phố lớn nhất miền Trung.
Cụ thể, cùng với Fission Holdings Pte. Ltd và Công ty CP XNK Newtechco, liên danh của Sakae Holdings đã được Đà Nẵng trao thông báo nghiên cứu đầu tư tại dự án DANANG GATEWAY, với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD; trên vị trí 4 lô đất A12, A13, A14, A15 đường Võ Văn Kiệt và lô 2,7 ha phía Tây Bắc nút giao thông Võ Văn Kiệt – Võ Nguyên Giáp.
Đây là dự án “khủng” nhất trong tổng số 12 dự án, với với tổng quy mô đầu tư hơn 3,6 tỷ USD vừa UBND TP Đà Nẵng trao thông báo nghiên cứu đầu tư tại sự kiện./.
Theo viettimes
Đà Nẵng: Cận cảnh khu "đất vàng" sân vận động Chi Lăng đang gây xôn xao dư luận
Chính quyền thành phố sẽ thương thảo, tìm giải pháp khả thi để lấy lại SVĐ Chi Lăng nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng.
Tại đây, qua quan sát thấy nhiều kim tiêm ma túy sử dụng xong vứt vương vãi ở góc cầu thang tầng 2; trong phòng bỏ hoang tầng 3 của khán đài A, nhiều kim tiêm còn vấy máu khô. Một số khu vực khán đài đổ nát, nhiều cụm cây bụi, cây đa trùm kín cả một góc.
Được biết, sự hoang tàn của SVĐ Chi Lăng bắt đầu từ ngày 3/8/2014 khi nơi đây diễn ra trận thi đấu cuối cùng của Đội bóng đá CLB SHB Đà Nẵng. SVĐ Chi Lăng được Ban quản lý dự án Khu phức hợp đô thị thuộc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh (Tập đoàn Thiên Thanh) quản lý.
Tình trạng cơ sở vật chất ở SVĐ Chi Lăng không có chủ sở hữu suốt nhiều năm qua rõ ràng như hiện nay dẫn đến kho bãi, kho chứa hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, mất an ninh trật tự, hình thành tụ điểm về tệ nạn xã hội giữa lòng thành phố.
Được biết, với 4 mặt tiền Hùng Vương - Ngô Gia Tự - Lê Duẩn - Chi Lăng giữa trung tâm TP Đà Nẵng, khu đất sân vận động Chi Lăng có tổng diện tích 55.061m2.
Ngoài SVĐ, toàn bộ cơ sở vật chất phía nam SVĐ vốn là địa điểm của Sở Thể dục - Thể thao trước đây, được bàn giao về Tập đoàn Thiên Thanh.
Tại kỳ họp HĐND thành phố ngày 12/7/2018, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ cho biết, chính quyền thành phố sẽ thương thảo, tìm giải pháp khả thi để lấy lại SVĐ Chi Lăng nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng.
Theo tìm hiểu, Dự án Khu đô thị phức hợp thương mại-dịch vụ Thiên Thanh - Đà Nẵng (gọi tắt là dự án SVĐ Chi Lăng) do Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh (Tập đoàn Thiên Thanh) làm chủ đầu tư. Sau nhiều năm, tập đoàn này không triển khai dự án mà đem nhiều bất động sản (BĐS) tại dự án đi thế chấp và đến nay các cá nhân, tập thể liên quan vi phạm pháp luật đang bị xử lý.
Theo đó, con số thi hành án trên 3.646 tỷ đồng từ Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh ở Đà Nẵng không chỉ dựa trên kết quả thi hành án từ các BĐS thuộc dự án SVĐ Chi Lăng, mà còn có các BĐS khác như khu đất dự án số 209 đường Trường Chinh...
Kết quả thực hiện thi hành án đối với dự án SVĐ Chi Lăng của Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh có tính quyết định về phương án thương thảo "thu hồi" lại SVĐ Chi Lăng.
Trong khi đó, mặt sân ngoài sân bãi làm nơi tập kết, đậu, đỗ các phương tiện ô-tô khách, ô-tô tải. Các phòng chuyên môn phục vụ cho các hoạt động thể dục - thể thao, gầm khán đài... được cho thuê làm kho bãi chứa đủ loại các hàng hóa.
Trải dài mặt tiền SVĐ người dân vẫn chưng dụng để kinh doanh các mặt hàng ăn uống vỉa hè.
Lên tầng 2 khu khán đài A, nhiều phòng chức năng được làm kho chứa nệm mút. Hệ thống điện câu, móc tạm bợ rất dễ gây cháy nổ.
Nhiều ngôi nhà đã và đang "mọc" lên trong khuôn viên sân vận động Chi Lăng.
Hiện trạng dự án đang xuống cấp nghiêm trọng theo thời gian.
Bãi giữ xe lộ thiên bên trong SVĐ, nằm ngay cạnh lối r vào trụ sợ tập đoàn Thiên Thanh.
Hiện dự án SVĐ Chi Lăng phân ra 14 lô đất, nhưng chỉ có 11 lô đất là tài sản thi hành án do Cục Thi hành án dân sự TP.HCM ủy thác và có nhiều ngân hàng thụ hưởng kết quả thi hành án. Mặt khác, khu vực dự án cũng có nhiều BĐS chưa được đền bù giải tỏa hoặc đã giải tỏa, đền bù và bố trí tái định cư, nhưng chưa bàn giao mặt bằng.
Hiện nay, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng cùng các sở, ngành liên quan thực hiện rà soát toàn diện dự án SVĐ Chi Lăng, trọng tâm là xác định các chủ thể có quyền sử dụng đất, đền bù giải tỏa, bố trí tái định cư, tình hình sử dụng đất hiện trạng.
Đây là bước đi đầu tiên trong việc xây dựng các giải pháp thương thảo thu hồi dự án SVĐ Chi Lăng. Theo Cục Thi hành án dân sự thành phố, các sở, ngành liên quan của thành phố đang có sự phối hợp tốt để sớm có cơ sở pháp lý thực hiện thi hành án.
Gia Khang
Theo Nhịp sống kinh tế
Bên trong dự án 'đắp chiếu' bất ngờ được tăng vốn 'khủng' Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị du lịch Thủy Tú (dự án Thủy Tú) được cấp phép tháng 11/2007 với tổng số vốn đầu tư hơn 458 tỷ đồng. Sau 12 năm "đắp chiếu" dự án này bất ngờ được phê duyệt tổng mức đầu tư lên hơn 1.800 tỷ đồng. Một góc dự án Thủy Tú sau...